Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Luật sư thua luật rừng


N K Q

                                         
                   

Nền giáo dục của miền Nam Việt Nam thực sự là nền giáo dục khai phóng và tự chủ. Vậy mà nó phải tức tưởi chết oan, nhường lại vai chính cho nền giáo dục xã nghĩa diễn tuồng, với những ông bà tiến sĩ xã nghĩa điển hình như Mai Hồng Qùy ( có thể sau này là thạc sĩ luật học Hoàng Hữu Phước, cử nhân luật học CA Trần Đăng Quang…)


Đó cũng là lý do mà sau năm 1975, hàng ngàn trí thức Sài gòn được đào tạo từ các lò Âu Mỹ, phải vượt biên bỏ xứ ra đi. Vì không thể sống chung, suy nghĩ chung, tồn tại chung với những trí thức từ miền Bắc vào, dưới áo khoác là bên thắng cuộc.

Tôi còn nhớ mãi câu chuyện vào cuối năm 1976 tại Hội trường Thống nhất ( là dinh Độc lập xưa kia), hàng trăm trí thức khoa bảng Sài gòn tập trung để nghe một cán bộ tuyên huấn từ miền Bắc xã nghĩa, đến giảng cho họ nghe về suy thoái của chủ nghĩa tư bản. Ông thao thao bất tuyệt, văng cả nước bọt ra, dẫn chứng cụ thể bằng việc ông đã qua Pháp được 25 ngày. Ông nói – ông hét- ông suy diễn đủ thứ. Mà ông quên rằng ngồi dưới kia, là những tinh hoa của trí thức đất Sài Gòn. Có người đã viết sách bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Có người đã sống nhiều năm ở Pháp, lấy đủ thứ bằng ở các trường danh tiếng của Châu Âu như luật sư Phạm Thanh Vân, mà bà con hay gọi là bà Ngô Bá Thành. Hay là tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng – người Việt Nam đầu tiên lấy bằng Tiến sĩ báo chí ở đại học Sorbonne của Pháp. Còn nhiều trí thức khác mà tôi đã quen biết, lúc đó lại đang nằm rãi rác ở các trại tập trung trong cả nước.

Bởi vậy dân gian mới có câu : thằng khôn đi học- thằng ngu dạy đời !

Nhân nói về luật pháp, chắc ai ở miền Nam cũng nhớ đến câu nói : luật sư thua luật rừng. Và một câu khác nổi tiếng của luật sư Phạm Thanh Vân : ở xứ ta có cả một rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng. Tôi biết hoàn cảnh ra đời chính xác câu nói này là tại Tòa án nhân dân ở một tỉnh biên giới, bà vừa nói vừa xá ba xá vì bà bị thua trong một vụ tranh cải với tòa.

Có lập pháp nhưng không bao giờ tôn trọng luật pháp. Có hệ thống tư pháp nhưng không bao giờ tôn trọng công pháp. Đó là bản chất của tất cả các chế độ độc trị, chỉ có độc đảng cầm quyền. Vì vậy, không ai thấy ngạc nhiên khi chế độ này luôn đào tạo có chủ ý một hệ thống cán bộ tư pháp, chỉ biết có luật của đảng cộng sản mà thôi. Đó là bản chất.

Vụ án của hai cháu Phương Uyên và Nguyên Kha đã cho thấy một chuyện. Đó là không bao giờ hệ thống luật pháp của cộng sản có mục tiêu giáo dục công dân, giơ cao đánh khẻ với những người bất đồng chính kiến. Vì luật pháp được sinh ra nhằm để bảo vệ chế độ, che chắn cho tầng lớp cầm quyền, chứ không phải là dành phục vụ nhân dân. Thạc sĩ Luật như CHHV còn không bảo vệ nổi chính mình. Thì dân đen như Uyên- Kha có hy vọng chi?

Chỉ khi nào không còn điều 88 trong bộ luật TTHS, điều 4 của Hiến Pháp thì có khả năng bản chất của chế độ này mới thay đổi, Còn bằng không, thì dù có 10 ông Tư Sang đi nữa, cũng không thể làm gì với cái luật pháp xã nghĩa hiện nay. Ông Tư Sang tự diễn biến trước, thì các đồng chí của ông sẽ “ tự phê” ngay lập tức, với chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, đã từng áp dụng thành công từ mấy chục năm qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét