Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

THẾ NÀO LÀ “DUY VẬT BIỆN CHỨNG” VÀ “DUY VẬT LỊCH SỬ” ?

Tiến Sĩ Tâm Lý Huỳnh Văn Sơn


                              
   

Duy vật biện chứng (matérialisme dialectique) và duy vật lịch sử (matérialisme historique) là hai điều cốt lõi trong học thuyết của Marx Engels và sau này vẫn được Lênin dùng lại. 
            
Có thể nói không có hai chân đứng lý luận này cũng không thể có học thuyết Mác và học thuyết Lênin cũng vậy. Nó chính là hai cái bản lề quyết định làm xoay được cánh cửa Mác Lê, bởi nếu không có hai bản lề đó, học thuyết Mác Lê tất yếu là vô phương lý luận cũng như thi th
ố.

Ở đây có hai ý niệm then chốt : duy vật và biện chứng. Từ hai ý niệm then chốt này cũng kéo theo đó ý niệm lịch sử.

Duy vật có nghĩa là quan điểm cho rằng chỉ có vật chất là thực thể duy nhất trong vũ trụ tồn tại, ngoài ra không có gì khác.

Biện chứng có nghĩa là vật chất đó tự phủ định liên tiếp nó tạo nên lịch sử xã hội loài người. Rồi bản thân lịch sử xã hội loài người cũng tự phủ nhận liên tiếp nó để đi từ giai đoạn xã hội cộng sản nguyên thủy sang xã hội tư bản chủ nghĩa rồi cuối cùng là xã hội cộng sản khoa học do Mác tiên đoán tất yếu phải có. Đấu tranh giai cấp được Mác cho là động lực duy nhất của tiến trình diễn tiến trong lịch sử của xã hội để làm cho xã hội phải tất yếu diễn ra như thế.

Trước hết ai cũng biết vật chất thì hoàn toàn không có nội dung nào khác hơn chỉ là “vật chất”. Có nghĩa nó chỉ là trì lực, ù lỳ, không có ý nghĩa hay thuộc tính nào cao hơn vật chất chứa đựng trong đó cả. Thế thì cơ sở nào để nó tự phủ định ? để nó tự tiến hóa mà làm nên lịch sử ? Đây là luận cứ hoàn toàn phi lô-gích, hoàn toàn nghịch lý, hoàn toàn phi lý đầu tiên chinh của Mác. Nói khác đó chỉ là kiểu lý luận áp đặt, đoán mò, cảm tính, không có bất kỳ nền tảng khoa học chứng minh khách quan nghiêm túc nào cả.

Hơn thế, nếu bản thân xã hội chỉ là vật chất, còn làm gì có tinh thần, có trí tuệ của con người nữa. Làm gì lịch sử xã hội có thể phát triển thành ý nghĩa giá trị xã hội cao hơn như Mác mong muốn. Đây cũng là điều ngờ nghệch, ngớ ngẩn, phi lý, mâu thuẫn, thậm chí hoàn toàn dốt nát của Mác.
Thật ra các ý niệm “biện chứng”, “mâu thuẫn” không hề do Mác tạo ra mà chỉ do ông ta sao chép từ Hegel. Nhưng Hegel và hệ thống tư duy của ông này là duy tâm, nên hai khái niệm đó thực chất chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu có của nó cũng trong hệ thống hoàn toàn duy tâm.

Mác đã “chôm” hai ý niệm duy tâm của người khác (ông thầy của Mác) để bịa ra cho quan điểm duy vật của mình. Đó chỉ là điều trái cựa, mâu thuẫn, nghịch lý, vô ý nghĩa, vô giá trị, vì râu ông nọ cằm bà kia, cả vú lấp miệng em, ngụy tạo, dối gạt, phịa đặt một cách khiên cưỡng, phi lô-gích, không bất kỳ người thức giả có đầu óc khoa học khách quan nào có thể chấp nhận được.

Bởi theo học thuyết của mình, Hegel cho rằng khởi thủy của tồn tại vũ trụ là tinh thần tiềm ẩn. Tinh thần này như vậy là tự “mâu thuẫn”, do đó nó phải “tự phủ nhận liên tiếp nó” để trở nên ý nghĩa nhận thức của lịch sử xã hội loài người. Như thế các ý niệm trên nếu có lý cũng chỉ có thể có lý được trong ý nghĩa triết học duy tâm của Hegel không thể nào có lý hay mang ý nghĩa giá trị nào trong hệ thống lý luận hoàn toàn duy vật của Mác. Lý luận của Mác thực chất chỉ là sự phịa đặt phi cơ sở, phi căn cứ, vô nền tảng để phỉnh phờ những đầu óc phi lô-gích mà chỉ có tính cách tin nhảm theo cảm tính.

Ngay cả trong triết học phưong Đông xa xưa thời cổ đại, người ta cũng đã nói : “Vật hữu thái cực, thi sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”, từ đó mới có âm dưong ngũ hành và tạo nên vạn vật. Đó là ý nghĩa trong Kinh Dịch của người Trung Hoa cổ. Hay một nhà triết học danh tiếng khác của họ là Lão tử cũng nói “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”, hay “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu, thử lưỡng giả đồng, xuất chi nhị danh, đồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn” (tức cái huyền vi của vũ trụ là do từ hai thể trái ngược nhau cùng giao hòa và biến hóa cho nhau).

Như vậy từ Đông sang Tây, từ Hegel đến Kinh Dịch hay Đạo đức Kinh, quan điểm duy vật của Các Mác chỉ lòi ra sự nông cạn, phi lý hay thậm chí dốt nát. Ông ta chẳng xứng đáng là nhà tư duy gì hết mà chỉ nói phướng, nói bừa một cách ấu trĩ như trẻ con. Thậm chí Lênin về sau gỡ gạt cho ý niệm “duy vật” của Mác bằng cách nói “vật chất chỉ là ý niệm tồn tại nói chung quanh ta”, nhưng nói như vậy cũng bằng thừa, như không nói gì cả, chẳng khác nào nói con chó là con chó, chẳng mang lai được sự hiểu biết hay nhận thức gì khác.
Từ đó quan điểm của Mác cho rằng tư bản chủ nghĩa là phủ định của cộng sản nguyên thủy, cộng sản khoa học là phủ định của tư bản chủ nghĩa cũng đều là huyễn tưởng, phịa đặt, tự sướng theo cách lý luận một chiều, không có luận cứ khách quan khoa học đích thực nào hết.

Ngay như khái niệm cộng sản nguyên thủy cũng sai bét. Bởi chỉ gọi được là xã hội nguyên thủy của loài người, vì lúc đó hoàn toàn chưa có khái niệm “tài sản” thì làm gì có cái gọi là “CS nguyên thủy” ? Cả cái gọi là “CS khoa học” cũng chỉ là phịa đặt. Bởi do Mác hoàn toàn coi “quy luật biện chứng” của Hegel là thần thánh, là khoa học tuyệt đối nên mới coi dự đoán của mình là “khoa học”. Có nghĩa là Mác hoàn toàn tuyệt đối tin vào công thức “Đề, phản đề, hợp đề” vốn được áp đặt và sơ đồ hóa quan điểm biện chứng của Hegel. Thật ra Hegel hoàn toàn không cho quan điểm của mình là như vậy. Bởi không có cơ sở lô-gích khách quan nào để cho mọi sự luôn chỉ là tiền đề, phản đề, hợp đề một cách máy móc, trừu tượng, mù quáng và đơn giản như vậy cả.

Tóm lại chủ nghĩa Mác chỉ là chủ nghĩa ảo tưởng, phản thực tế, phản khoa học, ngụy tạo, ngụy biện, không có căn cứ hay cơ sở triết học và khoa học khách quan gì, nó chỉ là thứ ma túy đưa người ta vào một thế giới ảo mộng thế thôi. Nhưng biến thế giới thực thành thế giới ảo và cho rằng thế giới ảo là thế giới thực đúng là sự lừa phỉnh và mang lại bao hệ lụy hết sức tai hại phũ phàng cho nhân loại từ non hai thế kỷ nay qua “học thuyết” của Mác. Chỉ tiếc những đầu óc phi lô-gích, kém ý thức khoa học, ý thức xã hội chân chính, kể cả một số học giả khuynh ta phương Tây cũng đã từng mê tơi nó một cách điếu đổ !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét