Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

CSVN thần phục Bắc Kinh

Nguyễn Xuân Khánh, TP Yên bái

                

Ba mươi bốn năm về trước, lúc 5 giờ 25 phút sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo của quân Trung Quốc đồng loạt khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến, mà đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu Bình.

Với quốc tế thì đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.

Dù gọi dưới danh xưng gì đi nữa thì cuộc chiến này vẫn là một trong những trận chiến thảm khốc nhất dưới góc độ hủy diệt và dã man trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Không có bất cứ số liệu nào chính thức và đáng tin cậy về con số thương vong của quân dân hai bên tham chiến, tuy nhiên con số mà người ta ước lượng là trên :100 ngàn người cho cả hai phía sau gần 30 ngày giao tranh đẫm máu. 

Sư đoàn 163 của họ nhận được lệnh từ cấp trên là “sát cách vô luận” tức“ giết người không bi buộc tội” do vậy lính Trung Cộng đã thẳng tay sử dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, mìn và kể cả xăng để tiêu diệt từ làng này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, đến ngàn người khác.

Nếu như, ở Bát Xát, thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.

Tất cả đều bị giết bằng dao. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

Kết quả đó đã được Đặng Tiểu Bình hả hê xác nhận chủ tâm dã man này trong một bài nói chuyện đúng vào ngày rút quân của Trung Quốc, nguyên văn: “Mười một ngày này trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang này hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”

Ba mươi bốn năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam.

Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

Trong hàng loạt những hoạt động tưởng nhớ, đền ơn những người có công với đất nước người ta không hề nghe đến những người đã hy sinh cho Tổ quốc trong trận chiến với “quân Trung Quốc xâm lược” vào tháng 2 năm 1979.

Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị xóa sạch.

Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người đã hy sinh trong trận chiến nhưng lại đìu hiu đến ngậm ngùi.

Nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển hình chua xót. Cũng từ cái chủ nghĩa CS ấy các anh đã cầm súng và hy sinh, và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay đã biến vào hư không, âm thầm như nhũng cái chết vô danh. Những nấm mộ này vẫn đang nằm trong lãng quên của nhiều người, ngoại trừ nỗi buồn đau của người thân các anh.

Đáng ra phải có lễ kỷ niệm, nhưng vì sao vậy?

Đó là do sức ép của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vừa ăn cướp vừa bịt miệng nạn nhân với những mỹ từ nào là “16 chữ vàng” nào là “4 tốt”.

Liệu pháp “16 chữ vàng” và “4 tốt” xuất hiện trong bối cảnh nào mà đã xóa sạch mọi vết tích của trận chiến ngày 17/2/1979? Thậm chí nó còn muốn hủy diệt sức đề kháng trước ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

Vì sao hình ảnh “16 chữ vàng” và “4 tốt” đã thay chỗ cho những khuôn mặt đau thương, những thân hình tàn phế cùng những hy sinh không đếm được của hàng chục vạn chiến sĩ, đồng bào trong cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979?

Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay vì luôn luôn đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của dân tộc nên mới nhận kẻ thù truyền kiếp của dân tộc làm bạn, rồi bây giờ cũng vì quyền lợi riêng, nên cúi đầu cam tâm thần phục Bắc Kinh, và ép buộc nhân dân phải đớn hèn theo họ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét