Hội đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 77 tại Belgrade, nước Serbie, từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 9 năm 2010:
Lo ngại sâu xa vì sự vi phạm quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm tiếp tục xảy ra ở Việt Nam. Các tòa báo in, các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh và truyền hình), mạng lưới điện tử và các cơ sở xuất bản vẫn bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ và phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao. Việc cấm đoán tùy tiện vẫn tồn tại đối với quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ tin tức, đặc biệt các tin tức nhằm xác định trách nhiệm của những hành động vi phạm nhân quyền, tham nhũng và bất công.
Hết sức lo âu về sự bức hại và ngược đãi các nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử có chính kiến khác biệt và những người hoạt động bênh vực Nhân Quyền bằng việc cáo buộc họ vào điều 88 Luật hình sự (Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN) với án phạt từ 3 đến 20 năm tù giam. Đây là sự vi phạm vào Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.
Hết sức lo âu về sự bức hại và ngược đãi các nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử có chính kiến khác biệt và những người hoạt động bênh vực Nhân Quyền bằng việc cáo buộc họ vào điều 88 Luật hình sự (Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN) với án phạt từ 3 đến 20 năm tù giam. Đây là sự vi phạm vào Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.
Lo lắng vì phần lớn những người bị bắt đều bị giam giữ nhiều tháng trời, trước khi được đưa ra xét xử, mà không được quyền áp dụng “nguyên tắc giả định vô tội”, không được tiếp xúc với các luật sư độc lập – những người cũng luôn bị đe dọa và sách nhiễu. Những người bị bắt giữ luôn bị thóa mạ, bôi xấu, phỉ báng bởi truyền thông nhà nước. Các quyền được xét xử công khai và công bằng bởi các thẩm phán độc lập đều không được đảm bảo.
Bất bình và phẫn nộ vì nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà hoạt động bênh vực Nhân Quyền phải chịu những án tù nặng nề trong các trại lao động cưỡng bức, không được bảo vệ trước các tấn công của các tù thường phạm, bị tước quyền được chăm sóc y tế thích hợp và không được gặp gỡ gia đình tới thăm nom. Một số người bị nhốt kín ở một nơi không ai biết hoặc bị biệt giam, bị cấm tiếp xúc với các tù nhân khác. Nhiều nhà văn cựu tù nhân, những nhà cầm bút và tác giả nhựt ký điện tử đã bị đánh đập hoặc bị giam cầm ngắn hạn như: bà Lê Thị Công Nhân, các ông Phạm Hồng Sơn, Lê Quốc Quân, Bùi Chát (người được Giải thưởng IPA, Quyền Tự do Xuất bản, năm 2011) và Bùi Thanh Hiếu (bút ký điện tử Người Buôn Gió), bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút ký điện tử Mẹ Nấm) và bà Tạ Phong Tần (bút ký điện tử Công lý Sự thật).
Phê phán việc buộc nhà văn Trần Khải Thanh Thủy phải lưu vong sau khi được trả tự do trước thời hạn tù vào tháng 6 năm 2011 (sau khi nhà văn đã thụ án 18 tháng trên tổng số 42 tháng án tù giam).
Quan tâm vì được báo động về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của nhiều tù nhân, đặc biệt là : Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (không được công nhận hợp pháp), 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế; ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ và nhà văn, thành viên của Hội Nhà văn Hải Phòng và Khối 8406 (Mạng lưới Bênh vực Nhân quyền), biên tập viên báo Tổ Quốc (không được công nhận hợp pháp), 6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế; ông Trương Minh Đức, nhà báo và nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế.
Đồng thời lo lắng cho trường hợp những tù nhân sau đây: các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy và Phạm Bá Hải, bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Phạm Văn Trội, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Phạm Minh Hoàng, Lư Văn Bảy và Cù Huy Hà Vũ. Tất cả những tù nhân này đang phải chịu các bản án tù bất công. Và các trường hợp khác cũng đáng quan ngại như Hòa thượng Thích Quảng Độ, (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 83 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ, đang bị quản thúc từ năm 2003; nhà báo Nguyễn Văn Hải (bút ký điện tử Điếu Cày), hiện vẫn đang bị giữ trong tù sau khi đã mãn án tù giam (2 năm 6 tháng) vào tháng 10 năm 2010; Phan Thanh Hải (bút ký điện tử AnhBa Saigon), luật sư và nhà báo, bị bắt vào tháng 10 năm 2010; Nguyễn Kim Nhàn, cựu tù nhân, bị bắt trở lại vào tháng 6 năm 2011.
Thúc giục nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam hãy:
- Trả tự do, ngay lập tức và không điều kiện, tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà hoạt động bênh vực Nhân Quyền nêu trên, cùng tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì đã hành sử các quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm;
- Chấm dứt các tấn công, sách nhiễu, đe dọa bắt bớ hoặc giam cầm tùy tiện đối với những người có quan điểm và chính kiến khác biệt hoặc những người cổ xúy cho tự do tư tưởng, tự do về lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng;
- Bãi bỏ mọi hạn chế độc đoán đối với các cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả những người vẫn chưa hết hạn tù quản chế;
Cải thiện điều kiện giam cầm trong- các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức, chận đứng việc để các tù thường phạm gây hấn và tấn công các tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi hình thức tra tấn, làm nhục, và cho phép các tù nhân ngôn luận và lương tâm bị bệnh được chữa trị tại bệnh viện, được chăm sóc y tế thích hợp, cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho gia đình tới thăm nom;
Xóa bỏ mọi hình thức kiểm duyệt và- giải tỏa các cấm đoán về quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, quyền tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Internet, và quyền tự do hội họp, phù hợp với các Điều 19, 21 và 22 của Công ước Quốc tế và các quyền Dân sự và Chính trị (PIDCP/ICCPR).
Phụ bản: Tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của các nhà văn đang bị cầm tù, trong đó có
- Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (không được công nhận hợp pháp). Năm 2007, ông bị kết án 8 năm t giam và 5 năm tù quản chế. Trước đây ông đã từng bị tù giam 15 năm trong khoảng thời gian 1977-2005. Tháng 11 năm 2009, ông đã bị tai biến mạch não gây liệt nửa người phải. Do lo sợ ông sẽ chết nên bộ Công an CS đã chuyển ông về thành phố Huế vào tháng 3 năm 2010 để quản thúc và để ông được điều trị. Ngày 25 tháng 7 năm 2011, ông đã bị công an đưa trở lại trại tù để thi hành tiếp bản án tù giam có thời hạn cuối vào năm 2015. Ông vẫn bị liệt một phần cơ thể và bị chứng u tuyến tiền liệt có thể chuyển thành ung thư.
- Nhà văn và nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, hội viên Hội Nhà văn Hải phòng, thành viên Khối 8406 (Mạng lưới Bênh vực Nhân Quyền), biên tập viên báo Tổ Quốc (không được công nhận hợp pháp), tác giả của nhiều bài thơ, truyện ngắn, bút ký, sổ tay, bài báo. Năm 2009, ông bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Hiện ông đang bị chứng trĩ, loét dạ dày, sỏi thận và viêm khớp.
- Nhà báo Trương Minh Đức, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet. Năm 2008, ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế vì đã viết nhiều bài báo về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông bị gãy tay trái ở trong tù. Bị giam chung với 60 tù hình sự nguy hiểm ở một trại giam trong rừng sâu. Ông còn bị hạn chế gặp gia đình và nhận quà, thuốc (mỗi tháng chỉ được nhận một gói quà nặng 7kg). Ông đang bị bệnh cao huyết áp và bệnh rối loạn tiêu hóa.
- Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (được biết nhiều với bút ký điện tử Điếu Cày), đáng lẽ ông phải được trả lại tự do sau khi đã mãn án tù giam (2 năm 6 tháng) vào tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên ông lại bị chuyển vào trại giam của bộ Công an thành phố dường như với các cáo buộc có thể vào điều 88 Luật hình sự. Các cáo buộc đó được cho là căn cứ vào các bài viết trên Internet của ông trước khi ông bị bắt vào năm 2008 nhằm cổ xúy cho Hệ thống Nhà báo Tự do ở Việt Nam. Ông đang bị biệt giam, không được gặp gia đình, không được nhận thư, thuốc y tế và thực phẩm từ ngày 18 tháng 10 năm 2010. Một tin tức chưa được kiểm chứng gần đây cho biết ông đã bị mất một tay trong nhà tù. Sức khỏe của ông đang trong tình trạng nguy cấp.
Ghi chú: Hà Tản Viên và Lê Hoàng Minh chuyển dịch ra tiếng Việt từ nguyên văn tiếng Pháp và tiếng Anh của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Văn Bút Quốc Tế cung cấp bản tiếng Tây Ban Nha.
Resolution on Viet Nam submitted by Suisse Romand PEN Centre and seconded by Swiss German PEN Centre and Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centre.
The Assembly of Delegates of PEN International, meeting at its 77th World Congress in Belgrade, Serbia, 12 September to 18 September 2011
Deeply disturbed that violations of the right to freedom of expression and opinion continue to occur in Viet Nam. Print and audiovisual media, Internet and publishing houses are under strict State control and subject to severe censorship. There is arbitrary restriction on freedom to seek, receive and impart information, in particular relating to accountability for human rights violations, corruption and social injustice.
Seriously concerned by the persecution of writers, journalists, bloggers dissidents and human rights defenders, who have been sanctioned notably by article 88 of the Penal Code (Propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam) carrying penalties of 3 to 20 years in prison, in violation of Article 19 of the ICCPR.
Troubled by the fact that most detainees spend several months in pre-trial detention during which, they have no right to be presumed innocent and are denied access to their independent lawyers who are subject to threats and harassment. They are defamed by official media. Their right to a fair and public trial by independent judges is not guaranteed.
Shocked and indignant by the fact that many writers, journalists, bloggers and human rights defenders serve heavy prison sentences in forced labour camps, where they are not protected from attacks by common law prisoners and are denied their right to receive adequate medical treatment and family visits. Some are held incommunicado or in solitary confinement. Several former writers in prison, authors and bloggers have been attacked or subjected to brief detention, among others: Lê Thi Công Nhân (f), Pham Hông Son, Lê Quôc Quân, Bui Chat (2011 IPA Freedom to Publish Prize), Bui Thanh Hiêu, blogger Nguoi Buôn Gio, Nguyên Ngoc Nhu Quynh (f) , blogger Me Nâm, Ta Phong Tân (f), blogger Công Ly Su Thât.
Deplores that writer Trân Khai Thanh Thuy’s release in June 2011 was conditional on her forced exile, after serving 18 months of her 42-month prison sentence.
Alarmed by the state of health and the detention conditions of the following prisoners, among others : Nguyen Van Ly, priest and editor of the underground review Tu Do Ngôn Luân (Freedom of Opinion), (8 years in prison and 5 years in probationary detention); Nguyên Xuân Nghia, poet and novelist, member of the Hai Phong Association of writers and the banned human rights defenders network (Bloc 8406), co-editor of the underground journal To Quoc (6 years in prison and 3 years in probationary detention); Truong Minh Duc, journalist and cyberdissident (5 years in prison and 3 years in probationary detention).
Further concerned with the following cases: Nguyên Phong, Nguyên Binh Thanh, Trân Quôc Hiên, Truong Quôc Huy, Pham Ba Hai, Pham Thanh Nghiên, Pham Van Trôi, Nguyên Manh Son, Trân Huynh Duy Thuc (16 years in prison), Lê Thang Long, Lê Công Dinh, Nguyên Tiên Trung, Trân Anh Kim, Vi Duc Hôi, Pham Minh Hoang, Lu Van Bay and Cu Huy Hà Vu currently serving their unjust prison sentence; still yet, Dang Phuc Tuê (Ven. Thich Quang Dô), 83-year-old, Buddhist monk and poet, in house arrest since 2003, Nguyên Van Hai (blogger Diêu Cày), journalist, maintained in prison instead of being released since October 2010 after serving a prison term of 2 and half years, Phan Thanh Hai (blogger AnhBa SaiGon), lawyer and journalist, arrested in October 2010, Nguyên Kim Nhan, former writer in prison, re-arrested in June 2011.
Strongly urges the Socialist Republic of Viet Nam to:
- Release, immediately and unconditionally, the above-mentioned writers, journalists, bloggers and human rights defenders, and all other persons currently in prison or in probationary detention for having exercised their right to freedom of expression and opinion.
- Cease all attacks, harassment, threat of arbitrary arrest or preventive detention against all persons who hold dissenting views or who call for freedom of thought, conscience, religion and belief.
- Lift all arbitrary restrictions imposed on former writers in prison, including those who have not yet served their entire probationary detention terms.
- Improve conditions in prisons and in forced labour camps, stop acts of aggression perpetrated by common law detainees, ban and punish all forms of torture and ill-treatments, allow sick prisoners of opinion to be hospitalized and receive adequate medical care as well as facilitate their family visits.
- Abolish all censorship and lift all restrictions on freedom of expression and opinion, freedom of the press, freedom to create and to publish, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of association, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR).
Annex: State of health and the detention conditions of the writers in prison, among others
- Nguyên Van Ly, priest and editor of the underground review Tu Do Ngôn Luân (Freedom of Opinion). He was sentenced in 2007 to 8 years in prison and 5 years in probationary detention. He previously served 15 years in prison between 1977 and 2005. In November 2009, a stroke paralyzed the right side of his body. Fearing that he would die of other strokes, the Public Security transferred him to Huê city in March 2010. He was placed under police surveillance for 12 months in order to seek medical treatment before his return to the camp. On 25 July 2011, a police ambulance brought him back to the camp to serve the rest of his prison sentence until 2015. He still suffers from partial paralysis and an inflamed prostate that may be cancerous;
- Nguyên Xuân Nghia, poet and novelist, member of the Hai Phong Association of writers and the banned human rights defenders network (Bloc 8406), co-editor of the underground journal Tô Quôc (Fatherland), author of several poems, short stories, notes, memoirs and articles. He was sentenced in 2009 to 6 years in prison and 3 years in probationary detention. He is suffering from haemorrhoids, stomach ulcers, renal calculus and rheumatic inflammations;
- Truong Minh Duc, journalist and cyberdissident. He was sentenced in 2008 to 5 years in prison and 3 years in probationary detention for his numerous articles about corruption and abuse of power. He broke his left arm in prison. He is confined together with 60 high recidivist criminals in a camp deep in the jungle. Already limited, access to his family’s visits and supply of food and medicines (a 7 kg pack per monthly visit) became more difficult and costly. He is suffering from high blood pressure and gastrointestinal diseases;
- Nguyên Van Hai (blogs as Diêu Cày), independent journalist and blogger, who should have been released on 20 October 2010 on completion of a two-and-a-half year sentence. However, on 18 October 2010 he was reportedly transferred to a Public Security detention camp in Ho Chi Minh City, apparently on charges under article 88 of the Penal Code. The charges are said to be based on his online writings for the Free Journalist Network in Viêt Nam, published prior to his arrest in 2008. He has been held incommunicado, without access to family visits, letters or medical and food supplies since 18 October 2010. A recent unconfirmed report claims he lost an arm in prison. Concerns for his welfare are acute.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét