Tố cáo vi phạm trong các trung tâm phục hồi nhân phẩm
WASHINGTON (NV) - Cùng nhiều dân biểu thâm niên khác trong cả hai đảng, hai dân biểu Ed Royce và Loretta Sanchez đồng gởi một bức thư đến Ngoại Trưởng Hillary Clinton, yêu cầu Bộ Ngoại Giao quân tâm hơn đến những trường hợp cụ thể mà Việt Nam vi phạm nhân quyền của người dân.
Hai dân biểu Ed Royce (giữa) và Loretta Sanchez (thứ 3 bên trái) trong một cuộc họp báo năm 2008. Cùng nhiều dân biểu thâm niên khác trong cả hai đảng, hai dân biểu này đồng gởi một bức thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao quân tâm hơn đến những trường hợp cụ thể mà Việt Nam vi phạm nhân quyền của người dân. (Hình: wordpress.com) |
Không chỉ liệt kê những trường hợp các cá nhân bị tù, bị bắt cóc và các tôn giáo bị đàn áp, bức thư còn nêu lên vấn đề vi phạm nhân quyền tràn lan trong việc bắt và giam người trong các trung tâm phục hồi nhân phẩm.
Bức thư đề ngày 12 tháng 1, 2012, được 6 dân biểu liên bang ký tên, gởi trước khi Bộ Ngoại Giao công bố bản báo cáo nhân quyền hàng năm.
Tuy ca ngợi bản báo cáo nhân quyền của những năm trước là “xuất sắc trong việc cung cấp tin tức chính xác về một số vụ vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam, nhất là ở Hà Nội, Sài Gòn và những nơi đông dân,” nhưng các dân biểu này lên tiếng yêu cầu Bộ Ngoại Giao chú ý hơn tới những vụ khác chưa được nói tới.
Tuy ca ngợi bản báo cáo nhân quyền của những năm trước là “xuất sắc trong việc cung cấp tin tức chính xác về một số vụ vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam, nhất là ở Hà Nội, Sài Gòn và những nơi đông dân,” nhưng các dân biểu này lên tiếng yêu cầu Bộ Ngoại Giao chú ý hơn tới những vụ khác chưa được nói tới.
Bức thư dài 4 trang liệt kê nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền mà những dân biểu này muốn Bộ Ngoại Giao quan tâm và ghi vào trong báo cáo nhân quyền. Sáu dân biểu này ký tên trong bức thư này nằm trong số những dân biểu thâm niên nhất tại Hạ Viện.
Ngoài hai dân biểu Royce và Sanchez ra, còn có Chủ Tịch Ủy Ban Ðối Ngoại Hạ Viện Ileana Ros-Lehtinen, đảng Cộng Hòa; trưởng khối thiểu số trong Ủy Ban Ðối Ngoại Hạ Viện Howard Berman, đảng Dân Chủ; Dân biểu Christopher Smith (Cộng Hòa, New Jersey), và Zoe Lofgren (Dân Chủ, California).
Trong một thông cáo báo chí, Dân biểu Royce nói thêm, “Ðúng, tôi muốn một báo cáo chính xác hơn, nhưng quan trọng hơn, tôi muốn thấy Việt Nam được đưa vào danh sách CPC - quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo”.
Dân biểu Ros-Lehtinen cũng lên tiếng tương tự: “Tôi thúc giục chính phủ Obama đặt Việt Nam vào danh sách CPC trong năm tới.”
Bức thư nêu cụ thể trường hợp blogger Ðiếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, tuy mãn hạn tù 30 tháng vào ngày 20 tháng 10, 2010, nhưng tới nay hơn một năm sau vẫn còn bị giam.
“Chính quyền vẫn tiếp tục giam giữ ông mà không nêu tội danh, và gia đình và bạn bè lo âu rất nhiều về tình trạng sức khỏe của ông,” bức thư viết.
Bức thư cũng nhắc tới trường hợp ông Lê Trí Tuệ bị “mất tích,” và viết “Lê Trí Tuệ, một trong những người sáng lập Công Ðoàn Ðộc Lập Việt Nam, từ tháng 5 năm 2007 tới nay không ai biết ở đâu.”
Tôn giáo cũng bị đàn áp tại Việt Nam. Bức thư liệt kê những nhánh không được nhà nước công nhận của giáo hội Cao Ðài, Hòa Hảo, Tin Lành, nhiều cơ sở và giáo xứ Công Giáo, chùa Phật Giáo Khmer Krom, và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Sáu dân biểu liên bang này cũng nêu lên sự vi phạm nhân quyền trong các trung tâm phục hồi nhân phẩm. “Việc giam người tại đây không có một thủ tục pháp lý hay sự giám sát của tòa án nào.” Nơi đây, bức thư cho biết, kỷ luật bị áp đặt bằng “đánh đập bằng dùi cui, giựt điện bằng roi điện, và nhốt trong phòng kỷ luật không ăn không uống”.
Bức thư này cũng cảnh báo là có thể sản phẩm từ các trung tâm này có thể đi vào luồng sản phẩm xuất qua Hoa Kỳ hoặc Liên Âu.
Sự đàn áp người Thượng cũng được lưu ý. Hai trường hợp cụ thể là vụ 8 người Thượng đạo Tin Lành ở Gia Lai bị án tù 8 tới 12 năm với tội danh vi phạm Ðiều 87 Luật Hình Sự, vi phạm “chính sách đoàn kết,” nhưng “các tổ chức nhân quyền giả sử rằng những vụ bắt bớ này liên quan tới hoạt động chính trị”.
Vụ bắt 3 người Công Giáo Hà Mòn cũng được 6 dân biểu này nêu ra và yêu cầu Bộ Ngoại Giao liệt kê vào báo cáo nhân quyền.
Bức thư viết thêm, “Chúng tôi thôi thúc quý vị báo cáo thêm về những vi phạm đối với người Hmong ở vùng Tây Bắc, kể cả những áp lực ép họ bỏ đạo Ki tô Giáo, và đối với người Khmer Krom ở miền Nam Việt Nam, như đã nhắc tới, bị giới hạn nặng nề trong tín ngưỡng Phật Giáo tiểu thừa của họ.”
Nguồn: www.nguoi-viet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét