("Trung Quốc sợ ra Tòa án luật biển quốc tế?" Đầu đề của bài viết nầy được đăng trên báo Tuổi Trẻ. Rất tiếc chỉ vì 16 chử vàng ( khè ) và những cái ghế đang ngồi của bọn thái thú thời @ mà chúng ta phải mất biển đảo cha ông! )
Trung Quốc sợ ra Tòa án luật biển quốc tế? (TT). Quá rõ rồi, làm gì phải đặt dấu hỏi. Với Việt Nam cũng vậy, đám “kiên định lập trường” rất sợ kiện Trung Quốc ra tòa.
Đó là lý do liên quan tới nội bộ. Một khi VN, TQ lôi nhau ra tòa quốc tế, thì không khí xã hội nói chung và những nhân vật được gọi là “thân phương Tây”, muốn cải cách thực sự trong đảng, dân chủ hóa xã hội, sẽ được tăng vị thế lên hẳn, những “4 tốt”, “16 chữ vàng” càng lộ rõ là thứ dối trá nguy hiểm, bớt những lời lẽ ca ngợi “tình nghĩa môi răng”, những chuyến qua lại giao lưu, học hỏi đúng kiểu “tự diễn biến” … Chính vậy nên đám “kiên định lập trường” phải kiếm đủ cớ nhăng nhít, lòe bịp dư luận ít am hiểu, để cản trở việc kiện TQ ra tòa quốc tế.
TT - Trong khi truyền thông Trung Quốc lớn tiếng đòi tấn công quân sự Philippines do xung đột trên biển Đông, chính quyền Bắc Kinh khẳng định điều ngược lại.
Cảnh sát Trung Quốc giải tán một nhóm biểu tình trước cửa Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh - Ảnh: AFP
Sơn Hà
Theo Tân Hoa xã, hôm qua 12-5 Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Thông tin vùng quân sự Quảng Châu, hạm đội Nam Hải và các đơn vị khác đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cho chiến tranh là không đúng sự thật”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc không nói rõ thông tin trên xuất phát từ đâu. Tuy nhiên trong vài ngày qua, trên các blog ở Trung Quốc có tin đồn Bắc Kinh đã yêu cầu một số đơn vị quân sự chuẩn bị cho hoạt động chiến tranh.
Trong khi đó báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục giọng điệu hiếu chiến. Xã luận của Thời báo Hoàn Cầu số ra hôm qua 12-5 chỉ trích Philippines thổi lửa chủ nghĩa dân tộc. Báo này nhấn mạnh: “Vẫn có khả năng xung đột quân sự xảy ra ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Và khi điều đó xảy ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ hành động mạnh tay”. Tân Hoa xã thì kêu gọi Philippines tìm giải pháp ngoại giao, nếu không sẽ đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Phản ứng lại, báo Philippines Star đưa tin chính quyền Manila khẳng định sẽ không gây căng thẳng vì những động thái khiêu khích của Trung Quốc. Người phát ngôn Văn phòng tổng thống Edwin Lacierda nhấn mạnh Manila sẽ tiếp tục tìm giải pháp ngoại giao bất chấp các đòn cấm vận thương mại của Bắc Kinh như hủy tour du lịch hay hạn chế trái cây nhập khẩu từ Philippines.
Hãng tin AFP cho biết hôm qua 12-5, dân Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc biểu tình quy mô nhỏ trước cửa Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh để đáp trả cuộc biểu tình của người dân Philippines ở Manila. Một số người giơ biểu ngữ ghi: “Lũ đầy tớ Philippines, cút khỏi đảo Hoàng Nham (tên Trung Quốc đặt cho bãi cạn Scarborough)”. Cảnh sát Trung Quốc sau đó đã giải tán các nhóm biểu tình này.
Bắc Kinh tiếp tục bác bỏ việc Manila đòi đưa tranh chấp bãi cạn Scarborough ra Tòa án luật biển quốc tế (ITLOS). Trung Quốc Nhật Báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi mô tả yêu cầu này là “quái đản”. Tuy nhiên trong báo cáo mới đây, Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG), một tổ chức nghiên cứu quốc tế trụ sở tại Bỉ, khẳng định chính quyền Bắc Kinh rất sợ đưa tranh chấp trên biển Đông ra các diễn đàn quốc tế như ITLOS hay Tòa án công lý quốc tế (ICJ).
“Bắc Kinh khăng khăng rằng bản đồ đường chín đoạn (đường lưỡi bò) là đòi hỏi chủ quyền chính đáng - ICG cho biết - Nhưng lập luận của Trung Quốc quá yếu ớt, bằng chứng không hề thuyết phục, và bản đồ chín đoạn bao trùm cả biển Đông không hề được luật pháp quốc tế công nhận”. Theo ICG, Bắc Kinh “hiểu rõ rằng cơ chế trọng tài quốc tế sẽ không công nhận yêu sách chủ quyền của họ”.
Đánh bắt vô tội vạ
Hôm qua 12-5, Hãng tin AFP dẫn lời một số ngư dân Philippines thường xuyên đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough chỉ trích các tàu ngư chính Trung Quốc luôn tỏ thái độ hiếu chiến, gây hấn. “Họ thường xuyên sử dụng thuyền cao su để bao vây thuyền của chúng tôi. Đây là hành vi nguy hiểm bởi các thuyền có thể đâm vào nhau” - thợ máy Glenn Valle, ở thị trấn ven biển Masinloc, cho biết. Hiện Trung Quốc đã điều hàng chục tàu ngư chính và hải giám ra hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough.
Thuyền trưởng tàu cá Zaldy Gordones mô tả mỗi thuyền cao su Trung Quốc luôn chở theo tám người. Những người này mặc đồng phục xám, được trang bị súng trường và ống nhòm, máy ảnh ống kính dài. Nhiều lúc các thuyền này gây hấn bằng cách chiếu đèn cao áp vào ngư dân Philippines. Ngoài ra, các ngư dân ở Masinloc cho biết ngư dân Trung Quốc đến bãi cạn Scarborough luôn đánh bắt vô tội vạ các sinh vật biển quý hiếm, bị cấm theo luật Philippines như rùa biển, san hô, sò khổng lồ, cá mập con...
“Họ muốn lấy gì là lấy cái đó” - ông Nestor Daet, chủ tịch Tổ chức bảo vệ môi trường biển Sea Guardians, bức xúc. Báo Daily Inquirer dẫn lời các quan chức Cục Ngư nghiệp Philippines cho biết ngư dân Trung Quốc cũng thường sử dụng tàu lớn để đánh bắt hải sản ồ ạt, khiến nguồn cá và hải sản quý hiếm ở khu vực này bị xâm hại nghiêm trọng.
Ngược lại, ngư dân Philippines mô tả các ngư dân Việt Nam đến bãi cạn Scarborough tránh bão luôn rất vui vẻ, lịch sự và sẵn sàng giúp đỡ họ. “Nhiều lần ngư dân Việt Nam cho chúng tôi gạo, mì hay nước ngọt dù chúng tôi chẳng có gì cho họ” - thợ máy Valle kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét