Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

TỪ CÁNH ĐỒNG "CHẦU" HAI BÀ TRƯNG VĂN GIANG



Hà Nhân Văn

TRỜI KHÔNG DUNG, ĐẤT KHÔNG THA!

Đó là một lời thề nặng nhất, căm hận nhất, đau đớn nhất của người Việt Nam! Theo RFA, hơn 120 nhân sĩ trí thức trong nước qua diễn đàn bô xít đã ký vào kháng thư, nghiêm trọng lên án vụ bạo quyền Hưng Yên đã giải tỏa, đúng ra là cướp đất xã Phụng Công và 2 xã huyện Văn Giang, nơi có đền thờ Hai Bà Trưng, và lễ hội nhằm vào đúng thời gian dân 3 xã vừa bị "giặc trong nhà" cướp đất. Lễ hội Phụng Công hàng năm cử hành long trọng, mở hội vào ngày 9 tháng 4 âm lịch. Năm nay lại trùng vào ngày 29 và 30-4. Bạo quyền đã đụng đến ngàn năm đất thiêng. Giọng Gs. Nguyễn Huệ Chi sang sảng mà xót xa qua đài RFA ngày 5-5 vừa qua, ông đọc lời nguyền thù nhà: "Trời không dung đất không tha". Xã Phụng Công có 6 thôn là thôn Đầu, Ngò, Khúc, Tháp và Đại Bến trong đó thôn Đầu lập đền thờ Hai Bà Trưng, có tuổi ngàn năm (có thời h. Văn Giang còn gọi là Châu Giang - 1998). Phụng Công là một trong 4 làng kết chạ (kết nghĩa làm anh chị em) cùng chung thờ Hai Bà Trưng. Các triều đại đều có sắc phong, hiện nay còn giữ được 16 đạo sắc phong, một di sản vô giá: vua Lê Cảnh Hưng 4 đạo sắc phong, vua Quang Trung 2 đạo, vua Cảnh Thịnh 2 đạo. Các vua nhà Nguyễn, từ Gia Long đến Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân và Khải Định, đều có sắc phong. Ngày 14-9-1989, bộ VHTT, Hà Nội, công nhận Phụng Công là di tích lịch sử. Cánh đồng Chần, Phụng Công, đã bị giải tỏa gọi là "giải phóng mặt bằng: Đây là di sản thiêng liêng, "nơi nhân dân ra đón Hai Bà, còn giếng Giạ nơi lấy nước nuôi quân, còn dốc Yến (nền) là nơi Hai Bà khao quân. Sau Hai Bà khi ăn uống nghỉ ngơi, ông Trần Công (người làng) và một số dân làng đã theo Hai Bà, tiến đánh thành Luy Lâu (Long Biên tức Hà Nội bây giờ). Theo thần phả, năm 1160 (có tài liệu ghi là 1142), không rõ lý do, tượng Hai Bà theo dòng nước xuôi về bến Đồng Nhân. Dân làng Phụng Công giúp làng Đồng Nhân rước tượng Hai Bà vào bờ (vì tượng Hai Bà đến bến Bạch Đằng thì trì xuống, tượng không xê dịch được nữa). Từ đấy trở đi hai làng kết nghĩa anh emÈ (xem: Phan Lan Oanh, Làng Phụng Công trong dòng chảy tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng, tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số 9 (183) - 1999, tr. 72-75).


Phụng Công - Văn Giang, miền đất thiêng lịch sử, dân làng tin rằng đây nơi tụ linh tụ khí. Làng Phụng Công và cánh đồng làng (nay bị cướp đoạt) đã có lịch sử gần 2000 năm (năm 40-2012). Hai làng kế bên không chịu đón Hai Bà và quân lính, gọi là "giặc đàn bà" nên chuốc lấy tiếng xấu muôn đời gọi là làng Bạc và làng Nại Ác. Riêng trại Ngò mở cửa làng đón Hai Bà và quân lính vào làng để nuôi dưỡng rồi theo Hai Bà nên được Trưng Vương cho đổi tên là làng Phụng Công, tồn tại cho đến nay. Phụng Công tức là có công phụng sự đại nghĩa giành độc lập cho dân tộc. Hàng năm mở hội tế Hai Bà, vang vọng lời viên tôn Hai Bà: "Lập kỷ cương tiếng thơm lừng lẫy một nhà tiết liệt dậy trời Nam! Sắc tặng vinh phong muôn thuở anh hùng vang đất Bắc (Tàu)! Khí thiêng núi sông tiêu biểu đất nước mùa Hạ tháng Tư!"

Ôi! Mùa Hạ tháng Tư 2012, tức gần 2000 năm sau, hương linh Hai Bà còn phảng phất trên cánh đồng Chầu (dân chầu Hai Bà), hẳn Hai Bà đã chứng kiến cánh đồng Chầu xã Phụng Công, Văn Giang, khói đạn pháo, hơi cay mịt mù vang tiếng khóc than. Bọn nội xâm đàn áp con cháu Hai Bà cực kỳ dã man như thế! Gần 2000 năm, hai làng Bạc và Ác vẫn còn giữ 2 tên Bạc và Ác để răn dạy đời sau! Đất thiêng Phụng Công với cánh đồng Chầu, nơi dân kéo ra đón Hai Bà! Hai ngàn năm sau dân lại đổ ra cánh đồng Chầu giữ đất thiêng, bảo vệ giếng Giạ - nơi Hai Bà cử binh uống nước giếng Giạ. Từ bấy về sau, giếng Giạ trong veo, ngọt ngào không bao giờ cạn nước. Bây giờ là như thế, bọn nội xâm cũng là con cháu Hai Bà, vô cảm tàn phá cánh đồng Chầu lịch sử và giếng Giạ thiêng liêng. Xin vững tin rằng, Văn Giang là khởi điểm, tiếng sấm mùa Xuân báo trước có một ngày "lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt"! (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu!) Tập đoàn nội xâm Đỏ sẽ chứng kiến quả báo nhãn tiền, khởi điểm từ Phụng Công - Văn Giang "trời sẽ không dung, đất sẽ không tha"! Không thoát nổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét