Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Báo động tình trạng đánh đập, ngược đãi công nhân

Revolution fist.jpg

Lực lượng an ninh, cảnh sát chỉ biết bảo vệ các công ty (vốn có liên hệ mật thiết với nhà nước) mà quay lại đàn áp những người công nhân thấp cổ bé họng. Trong tình trạng không có ai đứng ra bảo vệ công nhân Việt Nam đang trở nên đơn độc hơn bao giờ hết. Trong khi những khu công nghiệp và nhà máy thì đang mọc lên khắp nơi. Giới sử dụng lao động thì lại đang liên kết với một nhà nước độc tài để mà bóc lột sức lao động của công nhân. Nhà nước thì chỉ quan tâm vơ vét của cải và tài nguyên đất nước, thân phận người lao động Việt Nam trở nên nhỏ bé trước lòng tham vô đáy của những kẻ lãnh đạo độc tài.
 Vậy tại sao chúng ta; Nguời Công Nhân không đoàn kết lại đứng lên đấu tranh giành lấy quyền làm chủ của mình ???



Một thực trạng đáng buồn đang xảy ra ở nhiều KCN, trong các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đó là nhiều CN bị chủ DN ngược đãi, dùng “chiêu trò” để đuổi việc, thậm chí đánh đập không thương tiếc.

                  Báo động tình trạng đánh đập, ngược đãi công nhân

Công nhân bị người quản lý đánh bầm giập, thâm tím người (ảnh do LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cung cấp).

Bắt đứng nắng, ngồi một chỗ là… chuyện thường

Ông Lê Lưu Luyến – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - cho biết: “Chuyện CN bị ngược đãi diễn ra thường xuyên trong nhiều KCN”. Tại nhiều KCN khác, hằng ngày chúng tôi còn nhận được nhiều phản ánh bức xúc khác của CN bị Cty đối xử còn thậm tệ hơn. Nhiều CN bị bắt đứng nắng tập thể, bị bắt ngồi một chỗ, có CN thì bị Cty bắt lấy 1 cái ghế tháo ra rồi lại bắt lắp vào cả trăm lần. Rồi có cả CN bị quản lý đánh tơi tả, nhưng rồi không đủ bằng chứng nên không làm gì được – ông Luyến cho biết thêm.

Gần đây là trường hợp của CN Lê Anh Tuyền (SN 1983, Q.9, TPHCM) đang làm việc tại Cty S.I trong KCN Amata về việc anh bị Cty giam lỏng cả chục ngày mà Báo Lao Động đã có bài phản ánh. Anh Tuyền cho biết, anh bị Cty không bố trí công việc theo HĐLĐ mà bắt phải ngồi trong phòng bảo vệ, dưới sự giám sát của bảo vệ trong suốt thời gian 8 tiếng làm việc.

Tương tự, CN N.Đ.K.Ngân (SN 1983) cho biết, chị làm việc cho Cty M.Đ.T (H.Trảng Bom) theo dạng hợp đồng không thời hạn làm tại kho thành phần. Nhưng sau đó, bị chuyển làm trái nghề từ kho qua tổ may với lương thấp hơn 300.000 đồng, rồi sau đó lại tiếp tục chuyển sang tổ kiểm hóa được chừng 1 tháng thì cho chị ngồi không để người khác làm thay. Tương tự, CN Vũ Văn Miền cho biết, anh làm việc tại Cty H.S trong KCN Hố Nai 3, bị tai nạn lao động gãy tay thì bị Cty điều chuyển sang bộ phận đóng gói, bốc xếp hàng hóa. Nhưng do anh bị gãy tay không đảm nhận được công việc, nên Cty chuyển anh xuống phòng bảo vệ ngồi, sau đó đuổi việc anh.

Theo LĐLĐ tỉnh, đây thực chất là chiêu trò mà nhiều Cty tại Đồng Nai hiện nay đang sử dụng để tìm cách đuổi việc CN mà không phải bồi thường hợp đồng. Việc ngược đãi CN bằng nhiều hình thức như: Bắt ngồi một chỗ, không bố trí công việc... khiến nhiều CN bị ức chế, tự nghỉ việc.

Dùng ghế đập CN đến gãy tay

Nhiều trường hợp, CN bị quản lý đánh đập tới mức tiền mất, tật mang. Bà L.T.B.Sáu (SN 1967) là CN Cty TNHH H.A.T (TP.Biên Hòa). Cuối năm 2011, bà Sáu đến Cty làm việc thì bị người quản lý (SN 1984) dùng ghế gỗ đánh đến khi có người can ngăn mới dừng lại. Hậu quả, bà Sáu phải vào BV Đa khoa Đồng Nai để cấp cứu trong tình trạng gãy nát đầu dưới 2 xương cẳng tay trái, tổn thương thần kinh trụ giữa tại cổ tay, u đa sợi thần kinh, sau đó phải chuyển lên BV Chợ Rẫy TPHCM vì quá nặng.
Kết quả giám định pháp y, bà Sáu bị mất khả năng cử động sấp ngửa cẳng tay trái, các ngón tay bị co rút mất chức năng vận động, tỉ lệ thương tật toàn bộ là 37%. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng giải quyết, nhưng “tai nạn” này khiến bà Sáu mất khả năng lao động. Từ khi bị gãy tay, chi phí chữa bệnh gia đình bà vay mượn bạn bè, người thân đã lên tới hơn 40 triệu đồng. Hiện bà Sáu đã phải ở nhà và chưa thể làm việc, cả gia đình bà Sáu gồm cả chồng và con trai đều là CN, ở trọ trong 1 phòng chưa tới 10m2, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt – GĐ Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ – LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - cho rằng, do nhiều CN thiếu hiểu biết pháp luật nên bị nhiều Cty chèn ép. Nhiều trường hợp CN bị đánh đập bầm giập mặt mày, thâm tím hết người, nhưng không đủ bằng chứng do CN không dám tố cáo hoặc không dám đứng ra làm chứng nên nhiều CN đành chịu thiệt. Có CN đòi kiện thì bị Cty thuê giang hồ đe dọa, dằn mặt khiến nhiều người sợ hãi đành phải im lặng.

Để nâng cao kiến thức pháp luật cho CN, Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ đang triển khai chương trình hỗ trợ CN nhằm đào tạo CN tự nắm vững những kiến thức pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của bản thân và tư vấn cho các CN khác. Những CN này được ví như những “hạt giống” pháp luật CĐ, làm lan tỏa kiến thức pháp luật trong các KCN-KCX. Tuy nhiên, hỗ trợ kiến thức cho CN cũng không nhằm nhò gì nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc để bảo vệ quyền lợi của CNLĐ - bà Nguyệt cho biết thêm.

HÀ ANH CHIẾN

Nguồn: http://laodong.com.vn/Cong-doan/Bao-dong-tinh-trang-danh-dap-nguoc-dai-cong-nhan/73440.bld

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét