Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Mỹ: Một công nhân da đen thắng kiện 25 triệu USD. Viêt Nam: 2 lần trong 1 tuần :Đốc công nước ngoài đánh công nhân Việt hộc máu mồm

Revolution fist.jpgĐọc lại bản tin nầy để thấy người công nhân ở xứ "tư bản giẫy chết" dù sau họ còn được pháp luật bảo vệ.
Việt Nam, nơi người công nhân sống dưới sự cai trị của nhà nước cộng sản. Họ phải sống trong cảnh "một cổ hai tròng",  một tròng là cộng sản độc tài, một tròng là giới chủ lưu manh.

Thử hỏi, nhà cầm quyền cộng sản nầy họ  đại diện cho ai?


Mỹ: Một công nhân da đen thắng kiện 25 triệu USD

Một bồi thẩm đoàn Liên bang Mỹ đã yêu cầu Tập đoàn thép ArcelorMittal phải bồi thường cho Elijah Turley - một công nhân da đen làm việc tại nhà máy ở Buffalo (New York) - 25 triệu USD vì không làm đủ trách nhiệm để chấm dứt sự kỳ thị chủng tộc và lăng mạ Turley tại nơi làm việc.
        
                Một công nhân da đen thắng kiện 25 triệu USD
                                       Ảnh minh họa.

Theo tờ Tin tức Buffalo ngày 14.6, Turley đã phải chịu đựng sự lăng mạ và kỳ thị kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 2005 - 2008.

Các đồng nghiệp tại nhà máy luôn gọi Turley là “thằng bé” hoặc “đồ khỉ” và thường treo một con khỉ đồ chơi với dây thòng lọng quanh cổ tại gương chiếu hậu ôtô của ông.

Turley còn thường xuyên thấy dòng chữ “KKK” (một hội kín bài da đen tại Mỹ) hoặc “King Kong” được vẽ trên tường nhà máy.

“Thật đáng sợ khi vẫn còn xuất hiện những vụ phân biệt chủng tộc trước tòa vào năm 2012” - luật sư của Turley - ông Ryan J.Mills - phát biểu tại phiên tranh luận. “Nó cần phải được xem như một hành động hung bạo và không thể chấp nhận được trong một xã hội văn minh”.

Luật sư bên bị - đại diện cho ArcelorMittal - lý giải tập đoàn đã đình chỉ một số công nhân và yêu cầu những người khác ngừng hành vi quấy rối Turley. Các quan chức tập đoàn cũng cho rằng, những gì mà Turley đối mặt chẳng qua là những “trò vớ vẩn” thường xảy ra tại các nhà máy.

Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn quyết định rằng ArcelorMittal phải chịu trách nhiệm pháp lý vì để tồn tại “một môi trường làm việc thù địch” và “những phiền toái có chủ đích nhằm gây sức ép tinh thần”.

“Vụ việc nói về một người đàn ông bị suy sụp tinh thần. Ông ấy muốn được đối xử bình đẳng, trong một nền văn hóa đã không hề thay đổi từ những thập niên 1950” - phán quyết của tòa viết.

Trong tuyên bố ngày 14.6, Tập đoàn ArcelorMittal bày tỏ sự “bất ngờ trước phán quyết của tòa và thấy rằng khoản bồi thường thiệt hại là quá lớn”.

Hiện tập đoàn này chưa có bình luận về việc có kháng án hay không.


"Đảng Cộng sản luôn tự xưng là người đại diện cho giai cấp Công nhân nhưng lại thờ ơ, vô trách nhiệm với người lao động. Thậm chí họ còn siết chặt sự kiểm soát đối với người công nhân bằng tổ chức Công Đoàn quốc doanh. Điều đó chứng tỏ rằng, đảng Cộng sản chỉ lo cho lợi ích của bản thân và đồng đảng của họ. Và đó là thực trạng về giới công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay."


Vụ đình công của hơn 3.000 công nhân (CN) Cty TNHH may mặc Makalot (100% vốn đầu tư của Đài Loan (TQ), đóng tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) diễn ra từ ngày 27.7 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Vụ việc còn bị đẩy lên nghiêm trọng hơn khi sáng 30.7, một đốc công người Đài Loan đã có hành vi đánh một nam CN chảy máu mồm.

                              Đốc công nước ngoài đánh công nhân

                     Công nhân đình công tụ tập tại cổng Công ty Makalot sáng 30.7. Ảnh: Việt Lâm

“Chúng tôi kiệt sức vì phải làm việc 12 giờ/ngày”

Sau khi đốc công người Đài Loan có hành vi hành hung công nhân, NLĐ tham gia đình công tại Cty càng trở nên bức xúc. Sáng 30.7, trao đổi với PV, CN Đào Việt C -  làm việc tại tổ may 2, MK2 - cho biết: “Nguyên nhân chính của việc hơn 3.000 CN chúng tôi đình công từ ngày 27.7 là do trong thời gian gần đây, lãnh đạo Cty thúc ép CN phải hoàn thành định mức công việc với khối lượng lớn, CN phải làm tăng giờ làm thêm liên tục trong tuần – bắt đầu từ 7h30 tới 20h30 mà chỉ được nghỉ ăn trưa 1 giờ, nghỉ giải lao 15 phút.

Trong khi phải làm việc căng sức, tập trung vào công việc một ngày hơn 12 tiếng, nhưng chúng tôi chỉ được lãnh đạo Cty “bao” 2 bữa ăn (trưa, tối) mỗi suất có giá 11.000đ. Do làm việc căng thẳng và thiếu chất dinh dưỡng nên nhiều CN đã mệt mỏi, sinh bệnh. Khi CN bị mệt, ốm xuống phòng y tế có ý kiến là được nghỉ ngơi cho lại sức, nhưng cán bộ thuộc phòng y tế của Cty có thái độ hách dịch, không tìm hiểu kỹ tình hình sức khỏe của CN, chỉ cho phép nằm nghỉ 10 phút và sau đó yêu cầu tiếp tục làm việc...

Trong những ngày gần đây khi thời tiết nắng nóng, các khu nhà xưởng rất nóng (nhất là phân xưởng là) nhưng Cty trang bị rất ít quạt. Khi CN mở cửa sổ để hứng gió thì bị bảo vệ bắt đóng cửa lại.
CN Lê Thị Th - tổ may 2, MK3 - cho biết, những ngày gần đây, do Cty có đơn hàng nhiều nên vấn đề tăng ca, làm thêm rất căng thẳng.  Đốc công luôn đòi hỏi CN phải có sản lượng cao,  khi CN đã cố gắng đáp ứng được yêu cầu thì đốc công lại yêu cầu tăng sản lượng cao hơn... NLĐ không thể chịu nổi!

Theo phản ánh của nhiều CN, một trong những nguyên nhân chính tạo tâm lý bức xúc cho CN là do thái độ đối xử của đốc công với NLĐ. Khi CN không đáp ứng được sản lượng, đốc công đã có hành vi đập bàn, quát mắng, cụ thể là trường hợp của đốc công Anni và Cheo Loan... Mặc dù ngày 27.7, CĐ tỉnh Hải Dương đã xuống Cty tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của đại diện CN và trao đổi với lãnh đạo Cty Makalot, nhưng vụ việc không được giải quyết dứt điểm. Khoảng 8h30 sáng 30.7, do không kiềm chế, một đốc công người Đài Loan đã đánh  một nam CN. Quá bức xúc, nhiều CN đã có phản ứng tiếp tục ngừng việc.

Sẽ giải quyết sớm vụ việc

Phó Chủ tịch CĐ ngành công thương Hải Dương Nguyễn Thị Huyền xác nhận: Sáng 30.7, tại Cty Makalot, có sự việc đốc công người Đài Loan đánh chảy máu mồm một nam CN. TGĐ Cty đã yêu cầu đốc công người  Đài Loan trực tiếp thỏa thuận giải quyết vụ việc với CN bị đánh, nếu không Cty sẽ có biện pháp xử lý thích đáng.

Chủ tịch CĐ ngành công thương tỉnh Hải Dương Lương Ngọc Thắng cho biết: “Sau khi xuống hiện trường để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CN, ý kiến của CN tập trung vào các vấn đề: Chấm dứt thái độ quát mắng CN, giảm giờ làm, tăng tiền làm thêm, xem xét lại mức giá của khẩu phần ăn ca, tính lại các khoản phụ cấp...”.

Theo ông Thắng, sau khi lắng nghe ý kiến của CN, TGĐ Cty Makalot Johnson Chiu cho biết, lãnh đạo Cty sẽ yêu cầu các đốc công thay đổi thái độ đối với CN, nếu vi phạm sẽ kỷ luật; việc nâng lương không phải tự động được nâng mà cần phải xem vào kỹ năng tay nghề của chính NLĐ, vấn đề tăng ca, lãnh đạo Cty sẽ họp với các tổ trưởng và nghiên cứu sản lượng cho phù hợp với từng phân xưởng.
Cty sẽ tăng tiền ăn ca cho CN, Cty sẽ tìm nhà cung cấp mới, đại diện CN sẽ giúp lãnh đạo Cty kiểm tra chất lượng bữa ăn. Lãnh đạo Cty đã đồng ý tăng một số khoản phụ cấp như xăng xe (lên 200.000đ/tháng), tiền chuyên cần (lên 150.000đ/tháng) v.v... Tổng mức tăng so với thu nhập tháng trước của CN vào khoảng 90.000đ-100.000đ/người/tháng.

Tuy nhiên, ngày 30.7, các CN cho PV biết mức tăng như vậy là quá thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của NLĐ. Vì vậy, họ tuyên bố sẽ tiếp tục ngừng việc tập thể trong ngày 31.7.


Quang Chính - Việt Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét