Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012
Luật không hỗ trợ lại còn cản trở đình công
Đảng Cộng sản luôn tự xưng là người đại diện cho giai cấp Công nhân nhưng lại thờ ơ, vô trách nhiệm với người lao động. Thậm chí họ còn siết chặt sự kiểm soát đối với người công nhân bằng tổ chức Công Đoàn quốc doanh. Điều đó chứng tỏ rằng, đảng Cộng sản chỉ lo cho lợi ích của bản thân và đồng đảng của họ. Và đó là thực trạng về giới công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
"Đình công là quyền của người lao động được không làm việc mà vẫn được bảo toàn quyền lợi trong thời gian này"
Nhưng Nhà nước đặt ra luật quy định thủ tục đình công rất nhiêu khê và bất khả thi. Còn công đoàn nhà nước thì dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Do vậy, gần như không có cuộc đình công nào là hợp pháp tại Việt Nam:
Bộ luật lao động quy định rằng phải qua 2 bước hoà giải tại Hội đồng hoà giải cơ sở, và sau đó lên Trọng tài lao động cấp tỉnh. Sau đó, mới kiện tiếp ra Toà hoặc đình công (điều 170, 171).
Luật lại quy định trong 17 ngày từ ngày nộp đơn phải đã có chữ ký của hơn 1/2 số lao động (điều 174b). Chủ nhân nào cho phép việc thu thập chữ ký diễn ra trong doanh nghiệp mình?
HÌNH: LS Lê Thị Công Nhân
Nếu doanh nghiệp có hơn 300 nhân công, điều 174b đòi số chữ ký không phải 1/2 mà là 3/4.
Quy định thủ tục khó khăn cho người lao động, nhưng luật lại không chế tài Hội đồng hoà giải và Trọng tài lao động nếu không hoà giải trong thời hạn. Do vậy, họ làm việc chậm chạp, thiếu trách nhiệm.
Nếu 1 công nhân bị xúc phạm danh dự nặng nề, thì giới công nhân lẽ ra phải có quyền đình công, nhưng theo luật thì chỉ tranh chấp lao động tập thể mới được đình công. Điều này trái với quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Khi Toà án phán quyết rằng một cuộc đình công là bất hợp pháp, thì những ai đình công trở thành phạm pháp. Họ bị cắt lương, thậm chí là sa thải. Giới chủ còn có thể quy kết họ “tự ý bỏ việc” để sa thải họ một cách “đúng luật” (điểm c khoản 1 điều 85).
( trích từ bài của LS Lê Thị Công Nhân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét