Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012
Với đồng lương chết đói, công nhân phải làm gái đứng đường
Bài và hình bởi Ngọc, thành viên Lao Động Việt
..họ có cực lực làm nhưng vẫn không đủ ăn! Tại sao vậy? Tại vì công ty trả lương quá thấp, trả lương trễ, hoặc kiếm cớ phạt này phạt nọ để trừ tiền..
Hằng đêm, trên tuyến đường quốc lộ 13, cách ngã tư Hoà Lân khoảng 100 mét đổ dài, thuộc địa phận Bình Dương, từ ấy nối dài, Bình Dương đến Bình Phước, suốt dọc đường ấy ngay ngả tư cứ vào lúc 6 giờ chiều trở đi, càng về khuya thì càng có nhiều những cô gái đi lại trên các tuyến đường ấy, những cô gái ấy họ từ tứ xứ đổ về, làm thêm nghề phụ, đó là nghề bán hoa. . . .
Ban ngày họ đi làm công nhân, họ làm ở các khu công nghiệp Binh Dương, ở đây phần ít là cô gái Miền Trung và Miền Bắc, tập trung nhiều nhất là những cô gái miền Tây, họ chân ướt chân ráo lên Sài Gòn làm công nhân. Nhưng với mức lương hiện nay họ không đủ nuôi sống bản thân mình thì nói chi là nuôi gia đình, bên cạnh đó họ phải tự lập từ tiền ăn đến tiền nhà trọ, đến mọi chi tiêu trong cuộc sống.
Vẫn biết không làm thì không có ăn, nhưng điều đáng nói là họ có cực lực làm nhưng vẫn không đủ ăn! Tại sao vậy? Tại vì công ty trả lương quá thấp, trả lương trễ, hoặc kiếm cớ phạt này phạt nọ để trừ tiền. Nhiều người, công ty lâu lâu lại giảm số lượng hàng, hoặc gia tăng mức hàng tối thiểu phải làm trước khi có tiền thưởng.
Nhiều cơ sở, phân xưởng, công ty ở Bình Dương, tăng ca mà tiền lương không tăng, đôi lúc còn giảm lương công nhân đang làm việc, để họ tuyển dụng người mới với mức lương rẻ hơn người cũ làm lâu năm. Vì thế, muốn có thêm mọi chi phí cho cuộc sống và giúp gia đình họ đành phải đứng đường tiếp khách.
Thật nhục nhã và tủi hổ, cái nghề tủi nhục ê chề nhưng một số nữ công nhân đến đường cùng vẫn làm.
Đôi lúc có những khách sộp thì còn đưa họ vào nhà nghĩ, mua bán xong thì còn có chổ để đặt lưng, thoải mái không sợ nhòm ngó. Còn không thì họ xử ngay tại chổ, ngồi ngay trong đêm dưới ánh đèn đường, mờ mờ không rỏ lắm. Đở đi phần kinh phí thuê nhà nghĩ hay khách sạn gì đó. Một lần đi khách cô gái ấy được khoảng 200 ngàn hay 300 ngàn đồng. Khách sộp hơn thì được 500 ngàn. Như vậy tiếp một người khách không quá lâu hơn 20 phút thì cũng được chừng ấy tiền, hơn là làm quần quật từ sáng đến chiều mà chỉ võn vẹn cao lắm từ 50 ngàn đến 80 ngàn VNĐ là cùng. Nên vì lẽ đó mà họ mới sinh ra nhiều người cùng làm nghề này. Ban đầu họ còn day dưa, buồn buồn, lưỡng lự, sau vì cuộc sống nên đành nhắm mắt sa chân.
Thời kỳ công nghệ thông tin bằng việc công nghệ thông tin đại chúng, nhưng những công nhân, chất phát từ quê lên thành phố lập nghiệp thì việc họ dùng công nghệ truyền miệng thì việc ấy lan đi rất nhanh, nên tệ nạn ngày một tăng nhanh ở tuyến đường quốc lộ 13 này.
Không thấy công an và nhà nước làm gì khác, ngoài việc kêu những người ấy đóng phạt. Điều cần phải làm, là trừng phạt những công ty bóc lột công nhân, thì không làm.
Một cô gái hành nghề bán hoa tại địa điểm nói với tôi: ‘‘Đôi lúc cũng buồn, nhưng sa chân rồi rút lại cũng khó. . . Em chỉ cần tiền để gửi về cho mẹ em đở khổ thôi’‘. Lời nói chân thật xuất phát từ tấm lòng và những giọt nước mắt rưng rưng của Thuý. Một cô bé chỉ mới 20 tuổi, chân ướt chân ráo lên Sài Gòn lập nghiệp, tất cả như còn lạ lẫm với cô gái ấy. Chưa đày một năm thì đã lâm vào cảnh phải bán thân nuôi miệng.
Thuý hành nghề được gần 1 năm, Thuý ngước đôi mắt nhìn xa xăm về phía bóng hoàng hôn đang dần buông xuống, trút bầu tâm sự. Nhìn vẻ ngoài cô gái này có vẻ gì đó rất bất cần, trong cái nhìn vừa như nuối tiếc lại có gì đó tủi nhục..
Thuý kể tiếp, “Bước chân vào nghề này, bản thân mình nuôi miệng chưa được một tháng thì tự nhiên có ma cô đến làm bảo kê, phải nộp tiền của mình từ 30% đến 50% cho mổi lần đi khách. Nếu không thì bị đánh, bị vã vào mặt mà những tên đó là ai Thuý nào có biết đâu, nhưng nếu không nộp tiền cho chúng thì không yên với chúng”.
Vào nghề này thì tự nhiên sẽ gặp mà cô đến thu phí, vì chúng cho là những cô gái đứng đường là đang làm ăn lãnh thổ và địa bàn của chúng. Bắt buộc phải nộp tiền cho chúng. Ngày nào má có khách sộp thì Thuý chỉ tiếp một người khách ấy rồi sau đó nghỉ ngơi. Thuý cũng không muốn đứng ở đường vẫy vẫy để bọn đàn ông coi như một món hàng.
Lâu lâu Thuý cũng có may mắn hơn là được người bao hẳn hằng đêm trong suốt 1 tuần hay 1 tháng. Điều đó được Thuý nói rằng :” Ngưòi khách ấy bảo em sẽ làm con điếm cho riêng anh trong khoảng thời gian từ ngày này đến ngày này. . ” Tất cả được mua vừa bán, thuận giá thì ”ok” và ”ta đi dù ‘‘. Đây là những từ ngữ mà những cô gái bán hoa và những gã đàn ông ham mua vui thì quá thông hiểu những từ ngữ trên. Chưa kể có những cô gái được gọi là ”gà móng đỏ”.
Riêng Hồng, Một cô gái quê miền Tây sông nước, cô Hồng nói: “Ngày nay nhiều cô gái bán hoa, biết vi tính, họ lên mạng tìm bạn, rồi đi khách trao thân, ngả giá trên màn hình vi tính, bán hoa kiểu đó không cần phải nộp thuế cho ma cô, không phải đóng thuế, không bi trấn lột mà cũng không sợ có chiến dịch thì bị công an bắt, Có điều đôi lúc xui thì cũng gặp những người khách là bọn đầu gấu, xong việc không trả tiền mà còn lật lọng. Nhưng dù sao cũng nhẹ nhàng và ít trường mặt ra đường như tụi em ở đây. Tụi em là thân phận công nhân, sáng đi làm, chiều vào nghề này là đi kiếm tiền thêm, vi tính thì không biết nhiều gỏ một câu chữ cũng là rất lâu, mà cũng đâu biết website hay link nào để biết mà lên mạng làm gái gọi và quãng cáo rồi cho số điện thoại theo kiểu này nên đành phải đứng ngoài đường với bao tủi nhục hằng ngày như chúng em, những người làm gái được chia ra làm ba cấp bậc. Bậc gái sang trọng là gái quán bar, gái sàn nhảy, gái karaoke, gái có ngoại hình, gái bao, gái online, và bần cùng lắm, cấp bậc thấp nhất chính là công nhân biến thành gái đứng đường như tụi em đây”.
Nghe những lời nói này không một ai mà không chạnh lòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét