Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
CHÂN DUNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC.VÀ ...: Về Giai Cấp Công Nhân Việt Nam
Tính đến nay, bà Lê Thị Kim Loan (ảnh) – PGĐ, Chủ tịch CĐ Sở Nội vụ Quảng Ninh - đã có 31 năm tham gia công tác CĐ.
Từ một giáo viên dạy toán, cán bộ CĐ kiêm nhiệm, đến nay bà Loan là PGĐ Sở Nội vụ, Phó Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch CĐ Sở Nội vụ, Uỷ viên Ban Thường vụ CĐ Viên chức tỉnh Quảng Ninh.
Bà Loan tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học như đề tài khoa học cấp tỉnh của Sở Nội vụ “Điều tra, đánh giá trình độ nguồn nhân lực KHCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất giải pháp sử dụng, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2005-2010, định hướng đến năm 2020”. Bà còn là thành viên Ban Biên soạn tài liệu dạy tiếng dân tộc Dao cho CB, CC công tác tại vùng đồng bào dân tộc. Năm 2012, bà Loan tiếp tục tham gia chỉ đạo xây dựng đề án “Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đương chức và dự nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến 2020” và quy định về chính sách khuyến khích trong đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC và thu hút nhân tài của tỉnh...
31 năm tham gia công tác CĐ, bà Loan có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp với các thành viên BCH tổ chức triển khai các chương trình hoạt động theo tháng, quý, năm, đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt trong các ngày lễ lớn, đặc biệt chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCCVC; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên CĐ. Là Chủ tịch CĐ Sở Nội vụ, bà Loan dành nhiều sự quan tâm đến quyền lợi đoàn viên nữ. Gần đây, bà Loan cùng BCH CĐ động viên 100% số cán bộ, đoàn viên CĐ tích cực tham gia bầu chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; giúp đỡ dân nghèo và đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá “tấm lưới nghĩa tình” qua hệ thống tin nhắn điện thoại di động.
Với sự đóng góp của mình về chuyên môn và hoạt động CĐ, năm 2010, bà Loan vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba; nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 5 năm 2001-2005 cấp Tổng LĐLĐVN...
Thành Đô- Lịch sử hình thành của giai cấp Công Nhân Việt Nam bắt nguồn từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp (1897 – 1914), và bắt đầu phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1918 – 1930). Từ đây đã bắt đầu hình thành các khu đô thị và trung tâm công nghiệp, là nơi tập trung đông đảo những người công nhân lao động. Có những khu công nghiệp số công nhân đông tới hàng vạn người, số lượng công nhân lúc bấy giờ đã lên đến trên 20 vạn người. Để đấu tranh và bảo vệ cho quyền lợi của mình, nhiều tổ chức của người Công nhân được thành lập như: Hội Ái hữu, Tương tế, Phường hội, Nghiệp đoàn, Công hội...; đó là những tổ chức nghiệp đoàn sơ khai và có mặt ở khắp nơi.
Lúc này thấy được sức mạnh đông đảo của lực lượng Công Nhân, nhằm lợi dụng họ để trở thành công cụ đấu tranh giành chính quyền cho mình, Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929 (Tại số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội).
Từ đó, giai cấp công nhân Việt Nam đã bị lợi dụng lòng yêu nước của mình cho một mục tiêu dấu mặt là chủ nghĩa Cộng sản, nhưng được núp dưới danh nghĩa đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh một nước thuộc địa, người công nhân bị bóc lột nặng nề để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa một cách triệt để. Đó là hoàn cảnh lý tưởng để họ nung nấu lòng yêu nước, ý thức được tình cảnh bóc lột mà sớm giác ngộ để đấu tranh giành quyền lợi cho mình. Thân phận của một người dân mất nước đã thúc đẩy người công nhân đấu tranh, vì họ hiểu rằng chỉ có giành được độc lập thì mới thoát được ách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp công nhân và giành độc lập dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau như một điều kiện tự nhiên tất yếu.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mục tiêu và tôn chỉ đúng đắn của giai cấp Công Nhân Việt Nam đã bị bóp méo và sai lệch. Thay vì đấu tranh cho quyền lợi người lao động thì giai cấp Công nhân lúc này được nhồi nhét tư tưởng Cộng sản đã trở thành một công cụ mù quáng. Người Công nhân được trang bị lòng hận thù, là đặc trưng thường thấy của người Cộng sản, nhằm chuẩn bị cho bạo lực cách mạng.
Trong quá trình đấu tranh để giành chính quyền cho đảng Cộng sản, giai cấp Công Nhân Việt Nam đã có sự đóng góp không nhỏ công sức của mình. Kết quả là sự kiện cướp chính quyền vào ngày 19/8/1945. Đảng Cộng sản đã chớp được cơ hội “ngàn năm có một” này đã chỉ huy một đám người với gậy gộc trong tay để giành chính quyền từ những chiếc xe tăng hay khẩu pháo nằm im lìm.
Những vũ khí này của người Nhật đã từng giành chiến thắng khắp mọi chiến trường trong đệ nhị thế chiến, nay vì bại trận mà họ phải rút chạy, bỏ lại sau lưng những thứ vũ khí nằm chỏng chơ do không có người điều khiển. Người Cộng sản đã cướp được chính quyền từ những vật vô tri vô giác này, và họ hô hoán khắp năm châu bốn biển đó là một chiến thắng vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử vạch thời đại. Theo tôi, người Cộng sản dùng từ “Cướp chính quyền” là vô cùng chính xác, vì đó là hành động của kẻ cướp cơ hội. Còn nếu chính quyền đó là của nhân dân thì phải gọi là “giành chính quyền” mới đúng, đây là hành động chính đáng, là sự trả lại những gì lẽ ra phải có của người dân. Vậy là Chính quyền đã không được giành về tay nhân dân mà là về tay đảng Cộng sản.Và mọi chuyện đau lòng đối với dân tộc Việt nam, cũng như giai cấp Công Nhân bắt đầu từ đây.
Đảng Cộng sản đã ép Vua Bảo Đại thoái vị, giải tán Chính Phủ đa thành phần do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng để độc quyền nắm vận mệnh đất nước. Mở màn cho một hành trình đau đớn cho dân tộc Việt Nam, đó là ép buộc người dân xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản hoang tưởng và phi nhân. Cú lừa lịch sử đã thực hiện thành công, nạn nhân là mọi thành phần dân tộc, trong đó có giai cấp Công nhân của chúng ta.
Từ đó đến nay thì giai cấp Công Nhân đã hiểu rõ bản chất lừa đảo của đảng Cộng sản, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo đất nước như đảng đã hứa mà ngược lại còn bị bóc lột thậm tệ hơn dưới thời thực dân. Chẳng những vậy, đảng Cộng sản còn tước đi thứ vũ khí đấu tranh đòi quyền lợi hữu hiệu của người Công nhân là Nghiệp Đoàn độc lập. Họ cấm người Công nhân thành lập Nghiệp Đoàn, giám sát và giam lỏng họ bằng hệ thống Công Đoàn nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo. Người Công nhân Việt Nam lúc này bị Đảng trói chân trói tay và cho hưởng những đồng lương chết đói.
Không có gì khó hiểu khi thời gian gần đây số lượng những vụ đình công của người Công nhân lại nhiều đến như vậy. Trung bình mỗi năm có mấy trăm vụ đình công, trong đó có những vụ có số lượng công nhân tham gia lên đến hàng vạn người. Điều đó cho thấy người Công nhân Việt Nam đã ý thức được quyền lợi của mình đã bị một chế độ độc tài bưng bít và hạn chế lâu nay. Họ đã vượt được qua nỗi sợ hãi mà chính quyền gieo rắc để mà đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, đồng hành cùng với dân tộc
Vậy giai cấp Công Nhân Việt Nam bây giờ đang ở đâu? Họ phải làm gì để viết nên trang sử đúng đắn và đáng tự hào của mình?
Về vị trí thì giai cấp Công Nhân Việt Nam đang ở trong một giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, đó là chế độ độc tài Cộng sản. Ở đó mọi quyền lợi của con người bị che đậy và giảm thiểu tới mức tối đa, người Công Nhân cũng không là ngoại lệ. Mọi quyền lợi căn bản của người Công nhân đã bị nhà nước Cộng sản cướp mất thông qua hệ thống Công Đoàn nhà nước tay sai. Vì vậy nhiệm vụ của giai cấp Công Nhân Việt Nam hiện nay là đấu tranh với nhà nước Độc tài, đòi quyền được thành lập tổ chức Công Đoàn Độc lập. Đó là một tổ chức thực sự đại diện cho người Công Nhân, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Từ đó mà người Công Nhân sẽ được độc lập - tự chủ mà không bị nhà nước kịp kẹp cũng như giới chủ bóc lột thậm tệ nữa.
Đó là sứ mệnh vinh quang và tất yếu của giai cấp Công Nhân Việt Nam chúng ta!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét