Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Độc Tài Cộng Sản là đầu mối của thãm trạng nầy: 'Mẹ mi ơi! Thằng Ngọc chết cháy ở Nga rồi'

 Revolution fist.jpg
  "Trong chiến tranh CS luôn tuyên truyền công nhân , nông dân là giai cấp lãnh đạo để kêu gọi hy sinh xương máu nhiều nhất. Còn trong hòa bình thì chúng cướp đất ruộng, đẩy nông dân trôi vạt đến những thành phố lớn bán sức lao động rẻ mạt để kiếm cái ăn.
Ngày nào cộng sản còn cầm quyền, thì ngày đó quyền lợi của người lao động còn bị bốc lột, nông dân còn bị mất đất, và người dân sẽ không có tự do" ( THÀNH ĐÔ)



  
             Có nỗi đau nào hơn thế khi con chết mà không biết rồi đây có mang được xác về không

 Cả vùng quê nghèo xáo trộn, nước mắt tang thương bủa vây khi những đứa con của làng chết cháy trong vụ hỏa hoạn tại xưởng may ở Nga.
Có mặt tại nhà anh Thành, chúng tôi thấy ở một góc nhà, bàn thờ của anh được người thân dựng tạm, khói nhang nghi ngút. Trên chiếc giường, người đàn bà đang gào khóc thảm thiết, mọi người cho biết đó là bà Hoàng Thị Cảnh (SN 1968), mẹ của nạn nhân
.


              

                                              Di ảnh lập vội của Thành

Bà Lý, hàng xóm của gia dình nạn nhân cho biết từ khi nghe tin Thành bị chết cháy, bà Cảnh đã ngất lên ngất xuống nhiều lần. Khi ngất đi thì không sao chứ cứ tỉnh dậy, bà lại gào khóc gọi tên con trong vô vọng.

Nén nước mắt vào trong, ông Đặng Quang Văn (SN 1964) lấy tay gạt vội dòng nước mắt đang chực trào ở khóe mi, ngồi xuống cạnh bên tâm sự với chúng tôi về hoàn cảnh gia đình bi đát của mình. Ông Văn và bà Cảnh yêu nhau rồi tổ chức đám cưới năm 1991, một năm sau hai vợ chồng vui mừng đón đứa con trai đầu lòng, những năm sau đó hai vợ chồng sinh thêm được 3 người con nữa. Từ khi thành vợ, thành chồng, ông bà  cố gắng chăm chỉ làm ăn để nuôi các con. Thế nhưng cái vùng đất Bảo Thành chiêm trũng, quanh năm lũ lụt này khiến cho gia đình nhỏ ấy luôn ở trong diện đói nghèo nhất xóm.

            
Ngôi nhà của gia đình ông Văn luôn có người ra vào đến động viên người thân sớm vượt qua nỗi đau này

“Vợ chồng chúng tôi đã làm trăm thứ nghề để lo cho cuộc sống nhưng vẫn không khá lên được. Cùng cực tôi phải cùng vợ gửi các con lại cho hai bên nội ngoại rồi dắt nhau vào miền Nam kiếm sống. Bươn chải ở đây được ít năm nhưng do sự khắc nghiệt của cuộc sống nên hai vợ chồng lại dắt díu nhau về ở quê”, ông Văn nghẹn ngào nói trong nước mắt.

Khi những đứa con lớn dần bước vào tuổi ăn, tuổi học thì cuộc sống của gia đình lại khó khăn hơn. Rồi ông mở xưởng làm mộc, thu nhập có tăng lên đôi chút, nhưng khi xưởng chưa đi vào ổn định thì ông lại bị bệnh dạ dày, đường ruột cộng với bệnh lãng tai bẩm sinh.

Cực chẳng đã, 2 vợ chồng phải cho đứa đầu là Đặng Quang Trung nghỉ học để ở nhà phụ gia đình. Bà Cảnh cũng vậy, do không có ruộng nên chỉ biết nhà phụ chồng con, khi rảnh lại đi làm thuê, làm mướn kiếm ít đồng về đong gạo.
 
                     

                                      Ông Văn thẫn thờ khi nhận hung tin con mình bị chết cháy


Người con thứ 2 Đặng Quang Thành đang học dở lớp 11 và đứa em thứ 3 Đặng Thị Hiếu (SN 1995) cũng phải bỏ học để ở nhà lo chuyện cơm áo gạo tiền. Mặc dù cật lực làm ăn nhưng cái nghèo vẫn bám riết lấy gia đình. Cả nhà chỉ trông chờ vào xưởng mộc nên không đủ sống.

Cực chẳng đã cách đây hơn nửa tháng, Thành quyết định xa gia đình quê hương để đi sang Nga mong kiếm thêm ít tiền về lo cho bố mẹ và các em. Nào ngờ mới đi đúng 15 ngày thì xưởng may nơi Thành làm xảy ra hỏa hoạn. Thành và đứa em chú ruột bị ngọn lửa thiêu cháy chết tại chỗ.

              
Anh Võ (áo xanh) giàn dụa nước mắt khóc ngóng tin con bên trời Âu, anh chỉ mong sao mang được xác con mình về quê mai táng


“Gia đình nhận được tin cháu nó chết là hôm 11/9. Chiều hôm đó tôi bị đau dạ dày nặng nên đang nằm nghỉ ở nhà thì nghe ông Hữu (có con là Tú cũng làm trong xưởng may nhưng may mắn thoát nạn) điện về báo tin thằng Thành bị chết cháy ở bên đó. Tôi như không tin vào tai mình, còn vợ tôi thì ngất đi ngay khi nhận tin, phải gọi bác sĩ đến nhà cấp cứu. Xót quá trời ạ!”.

Chị Tuyết, hàng xóm gia đình ông Văn cho biết, nhà ông Văn có hoàn cảnh cực khó khăn. "Thương quá! thằng Thành mới chào làng xóm để đi nước ngoài làm ăn thì giờ lại nhận hung tin. Đúng là không có gì xót hơn thế".

Ngoài sân nhà, làng xóm đến chia buồn gia đình rất đông, họ đến để động viên người thân nén nỗi đau vượt qua khó khăn và cũng là thắp nén nhanh cho người xấu số.

Trên chiếc giường ọp ẹp trong nhà, bà Cảnh vẫn gào lên từng hồi, tiếng khóc ai oán như cứa vào da thịt từng người có mặt tại đây.

       
Hai người mẹ của hai nạn nhân Thành và Ngọc khóc ngất lên ngất xuống nhiều lần từ hôm nhận được hung tin con mình chết cháy



Nhà ông Đặng Quang Võ (SN 1966), trú cùng xóm – là cha của nạn nhân Đặng Quang Ngọc (SN 1992) – một trong 14 người bị chết trong vụ cháy tại Nga cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.

Căn nhà của ông Võ nằm sát đường lớn của xóm, người ra vào thường xuyên. Gian chính giữa, bàn thờ của Ngọc cũng đã được dựng lên, bát nhang đựng tạm đang tỏa khói nghi ngút. Bên cạnh bàn thờ là hai đứa em của anh Ngọc đang ngồi thẫn thờ, thỉnh thoảng cố gượng dậy cúi gập người xuống tạ lễ khi có người vào thắp hương.
              
                  
                                        Di ảnh lập vội của nạn nhân Ngọc


Cũng như gia đình ông Văn, khi nhận được tin con mình bị chết cháy, ông Võ đứng đơ người không nói được gì, chiếc điện thoại cầm trên tay anh rơi xuống vỡ nát. “Mẹ mi ơi, thằng Ngọc nó chết rồi, người ta điện về nó bị chết cháy trong xưởng may”, nghe câu nói đó chị Tuyết, vợ anh loạng choạng như không tin vào những gì mình đang nghe. Rồi chị gào thét như một người điên chạy khắp nơi gọi tên con.

Ngọc cũng như Thành, hai anh em đi cùng ngày, cùng chuyến bay. Ông Võ cho biết cả hai đứa mới sang làm được 2 ngày thì xảy ra sự việc đau lòng nói trên. Ông Võ cũng cho hay riêng tiền đi của Ngọc hết 50 triệu đồng đều là vay ngân hàng cả. “Thằng Thành nó cũng thế chú ạ, nhà nghèo, hai anh em tôi đều đi vay ngân hàng để cho con đi kiếm thêm thu nhập, nào ngờ...”, anh bỏ lửng câu nói.

Thấy gần đây người dân trong xã đi sang nước Nga làm ăn có tiền gửi về nên Ngọc bàn với anh Thành nói gia đình vay tiền đi một chuyến mong được đổi đời. Số phận thật nghiệt ngã, khi hai anh đi chưa có chỗ làm ổn định nói chi đến tiền gửi về thì đã bỏ mạng nơi xứ người.

Hiện anh Ngọc còn đứa em út học lớp 12, không biết rồi đây em có đủ sức và nghị lực để bước tiếp trên con đường học tập không hay phải bỏ giữa chừng. Cứ tưởng anh trai đi xuất khẩu lao động sẽ có tiền gửi về để nộp học phí, nào ngờ giờ thì em lại mất đi người anh thân yêu của mình.

Không chỉ có gia đình ông Văn, ông Võ mà ở Nghệ An còn có 3 gia đình khác cũng chịu cảnh nỗi đau mất người thân như thế. Đó là gia đình nạn nhân Vũ Văn Hồng, trú ở xã Quang Thành, Yên Thành; gia đình chị Phan Thị Ngân ở huyện Nghĩa Đàn và gia đình anh Châu ở huyện Nam Đàn.

Giờ đây, mong muốn lớn nhất của gia đình các nạn nhân là mang được xác con của mình về để mai táng.
Phạm Hòa

2 nhận xét:

  1. Thật tội nghiệp cho đồng bào tôi.

    Trả lờiXóa
  2. Mất bao xương máu và nhiều chuc năm xây dựng chủ nghĩa xã hội để rồi đạt đươc những "quyền" này đây. CS quá khốn nạn! Hỡi những người làm công ăn lương. Hãy tự thành lâp công đoàn riêng của mình để bảo vệ QUYỀN LỢI của mình.

    Trả lờiXóa