Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

CỘNG SẢN ĐỘC TÀI " NÓI MỘT ĐƯỜNG, LÀM MỘT NẼO" DÙ ĐÃ ĐƯỢC GHI TRONG HIẾN PHÁP: QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP, LẬP HỘI


Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “công dân có quyền hội họp, lập hội”.


Trước đó, để cụ thể hóa quyền tự hội họp và quyền tự do lập hội được qui định tại điều 10 Hiến pháp năm 1946. Ngày 20 tháng 5 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã ký luật số 101/SL-L-003 qui định về quyền tự do hội họp. Luật về quyền tự do hội họp ngày 20 tháng 5 năm 1957  đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành.Ngày 20 tháng 5 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã ký luật số 102/SL-L-004 qui định về quyền tự do lập hội. Luật qui định về quyền tự do lập hội ngày 20 tháng 5 năm 1957 đến nay vẫn còn hiệu lực. Luật này được cụ thể hóa bằng Nghị định số 45/2010/N Đ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2010 của chính phủ.

Như vậy theo qui định của Hiến pháp và luật số 101/SL-L-003 thì công dân Việt Nam có quyền tư do hội họp. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do hội họp của công dân. Theo qui định của điều 129 bộ luật Hình sự thì: “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp thì có thể bị phạt tù tới 1 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 tới 5 năm”.

Theo qui định tại điều 2 luật số 101/SL-L-003 thì những cuộc hội họp sau không phải xin phép trước:

- “Các cuộc hội họp có tính chất gia đình, giữa thân thuộc, bè bạn;
 
- Các buổi sinh hoạt của các hội hợp pháp, tổ chức trong trụ sở của hội, các cuộc hành lễ thường lệ của các tôn giáo tổ chức trong những nơi thờ cúng;
 
- Các buổi sinh hoạt của các đoàn thể trong Mặt trận dân tộc thống nhất, và các cuộc hội họp công cộng do các đoàn thể này tổ chức.”

Theo qui định của Hiến pháp và luật số 102/SL-L-004 thì công dân Việt Nam có quyền lập hội. Điều 2 luật số 102/SL-L-004 qui định như sau:

“Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật.

Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.

Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác.”

Điều 129 bộ luật Hình sự qui định: “ người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền lập hội thì có thể bị phạt tù tới 1năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 tới 5 năm.”
 Thủ tục chi tiết về việc thành lập hội được qui định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ.

                                   

Theo khoản 1 và 2 điều 2 Nghị định 45 định nghĩa về hội và tên gọi của hội như sau:

“1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).”
Các tên gọi khác ở đây có thể được hiểu là “đảng”.

Thủ tục, trình tự thành lập hội, đảng sẽ được UBNQ trình bày ở trong một mục khác.

DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét