https://www.youtube.com/watch?v=-8TYH7rfPm8
Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi người dân làm sao có thể chịu đựng nổi, trong khi đó thì những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, làm gì có ai có thể chờ đợi Đảng Cộng sản xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng Sản? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Cộng sản. Tốt nhất là đảng Cộng sản hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài Cộng sản sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam."
TP - Mỗi ngày, để kiếm được thu nhập khoảng trăm nghìn đồng, những người phụ nữ này phải gồng mình lên đội hàng trăm thúng đá, cát...
Chị Phạm Thị Ngân .
Đội đá…
Giữa tháng 10, Hà Nội bỗng có gió mùa. Sáng sớm, trời mưa nhỏ, gió lạnh. Hơn 5h sáng, ăn vài miếng cơm nguội, chị Phạm Thị Ngân (45 tuổi) dắt xe ra khỏi phòng trọ ở thôn Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) đi làm. Như đã liên lạc với cai thầu từ tối hôm trước, sáng nay, chị cùng một vài chị em đi làm bê tông ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
Đến nơi làm việc lúc hơn 6h, ngoài chị Ngân, còn có thêm vài phụ nữ khác, hầu hết trạc 45 - 50 và 5 người đàn ông. Hôm nay, các chị vẫn làm công việc quen thuộc đội cát, đá, xi măng, đổ vào máy trộn bê tông.
Một người đàn ông đứng máy điều khiển, bốn người còn lại làm nhiệm vụ khênh bê tông tươi vào vị trí đổ móng. Phân công xong, ai nấy chuẩn bị vào việc.
Quấn vài vòng khăn, chụp chiếc mũ vải lên đầu, lót qua hai chiếc túi nilon, chị Ngân bắt đầu làm việc. Chị bảo, ai làm nghề này cũng phải làm như thế, vừa tránh bẩn đầu, lại không bị đau vì cọ xát với đáy thúng.
Buổi sáng, đội của chị phải làm 10 khối bê tông đổ móng. Nói là đội, nhưng chị chẳng quen biết ai. Các chị em ở đây mỗi người trọ một chỗ. Nghe ông cai gọi điện là đi. Mỗi hôm đi theo một máy, làm ở một chỗ, nên không có dịp làm quen. Vả lại, cũng không có thời gian để mà chuyện trò.
Trời vẫn mưa. Máy bắt đầu nổ. Không khí làm việc khẩn trương. Chị Ngân cùng ba chị em khác gò người xúc đá, cát vào thúng. Mỗi thúng như thế, chị Ngân bảo, nặng từ 25 – 30kg. Xúc xong, lần lượt các chị nâng lên đầu cho nhau, đi khoảng gần chục mét, đổ vào thùng trộn của máy bê tông.
Sau đó, cứ lần lượt người xúc, người đội, rồi lại xúc, lại đội, không ngừng nghỉ. Thỉnh thoảng, ba chị lại tiến đến đống xi măng cạnh đó, hai chị nâng lên, một chị ghé đầu vào, đội thẳng đến máy, nghiêng đầu, mắt nhăn lại, đặt lên thành.
Không có tiếng nói chuyện, chỉ có tiếng loẹt xoẹt của xẻng va vào đá, tiếng ầm ầm của chiếc máy trộn bê tông. Lau giọt mồ hôi trên trán, tranh thủ đợt chuyển sang làm khối bê tông mới, chị Ngân chạy vào góc tường, uống ngụm nước đá, mặt tái đi vì mệt.
Khoảng 10h, công việc kết thúc. Sau buổi sáng đội cả trăm thúng bê tông, cát, đá, xi măng, chị Ngân lại đạp xe về phòng trọ.
Cuốn sổ nhỏ nhàu nát lại thêm một dòng ghi chép. “Ngày 14-10. 10 khối. 7 người làm. 70 nghìn tiền công. Bồi dưỡng 30 nghìn. Trừ 2.000 tiền điện thoại”. Số tiền này, cuối tháng chị mới được lĩnh. Mỗi ngày, chị phải bớt lại 2.000 đồng trả cho ông cai làm chi phí điện thoại gọi đi làm.
Nấu và ăn cơm trưa xong, nghỉ đến 13h, chị lại đi làm. Lần này, chị làm ở đường Kim Giang (quận Hoàng Mai), tính công theo ngày với bốn khối bê tông, chị kiếm được thêm vài chục nghìn. Tính ra, cả ngày, vắt kiệt sức lao động, chị kiếm được hơn trăm nghìn.
…vá đời
Đến nay, hơn bốn năm chị Ngân đội bê tông ở Hà Nội. Ngày mùa, chị ở quê làm ruộng, xong xuôi, chị lại từ biệt chồng con, lên Hà Nội thuê nhà đi làm.
Trung bình mỗi tháng, nếu có việc thường xuyên, chị cũng kiếm được vài triệu đồng tích góp gửi về cho gia đình.
“Nhiều hôm có việc ban đêm cũng phải đi làm. Nhiều nhất, mỗi ngày cũng kiếm được 200 - 300 nghìn. Ở quê biết kiếm đâu ra số tiền đấy”, chị Ngân nói.
Đội bao xi măng. Ảnh: Trường Phong.
Ngày mới đi làm, chị Ngân bảo chỉ muốn bắt xe về quê ngay. Do chưa quen, đầu bị đau nhức, chân tay rã rời, phải nằm mất vài ngày. “Nghĩ đến chồng, con ở nhà cũng vất vả nên phải cố thôi”, chị nói.
Thế rồi, mọi thứ quen dần, chị đi làm thường xuyên hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều lần chị ngất lên ngất xuống vì kiệt sức. “Gặp hôm trời nắng, đội được vài thúng là người cứ lả đi vì mệt, chân tay bủn rủn”.
Làm nghề này, vất vả là thế nhưng cũng nhiều nỗi ấm ức. Chị Ngân kể, mới hôm trước, gặp phải chủ nhà xấu tính. “Bọn chị cứ rơi vãi vài hạt cát, viên đá ra đường là họ lại chửi, vuốt mặt không kịp. Nước thì không có, nói mãi chủ nhà mới mua cho bình nước lọc để uống”. Bị đối xử như vậy, nhưng chị Ngân bảo, đã trót nhận lời làm cho cai thầu rồi, không bỏ được.
Buổi tối, ở nhà gọi điện ra, bảo con trai chị bị ốm. Không gặp được cai thầu để ứng tiền, trong túi chỉ còn vài chục nghìn, chị tính sáng hôm sau, vẫn về quê sớm để chăm sóc con.
Cùng làm nghề đội bê tông như chị Ngân, chị Phạm Thị Chăm (49 tuổi, quê Xuân Hòa, Xuân Trường, Nam Định) còn nặng gánh hơn nhiều.
Gần chục năm trước, khi con cái đến tuổi ăn, học tốn kém, chị và chồng dắt díu nhau ra Hà Nội làm thuê. Chị theo làm bê tông, dù bản thân bị bệnh ứ nước thận cấp độ 2. Vừa đi làm, chị vừa tìm lá thuốc, tự uống chữa bệnh. Chồng bị đau cột sống, bệnh dạ dày, làm nghề tự do, ai thuê gì làm nấy.
Ở khu vực chị ở trọ (phường Định Công, quận Hoàng Mai) hỏi mấy người lao động tự do, ai cũng biết tiếng chị Chăm. Họ thán phục người mẹ tảo tần, không ngại vất vả bao năm nuôi ba đứa con học đại học.
Những người này kể, hầu như ngày nào chị Chăm cũng đi làm, ngày hết làm bê tông, chiều tối về lại tranh thủ đi nhặt đồng nát, có đêm còn tiếp tục đi đội bê tông.
Đến nay, con gái lớn mới học xong Đại học Hải Phòng, chị Chăm lại tiếp tục bán sức kiếm tiền để nuôi hai cô con gái đang học đại học (một con học năm cuối Học viện Giáo dục, một con học năm 2 Đại học Công đoàn).
Ngoài ra, còn một cậu con trai đang học cấp 3 ở quê, mà theo lời nhận xét là “còn tốn tiền hơn cả các chị đang học Đại học ngoài này”.
Tìm đến nhà chị Chăm, hai cô con gái cho biết, mẹ vừa về quê gặt lúa được mấy hôm. Bản thân là con dâu trưởng, lại vẫn cấy ruộng ở quê, nên chị Chăm vẫn phải quán xuyến công việc ở cả Hà Nội và Nam Định, cứ nhà có việc lại về.
Hiện nay, cả nhà tá túc trong một phòng trọ nhỏ nằm sâu trong ngõ. Mỗi tháng, số tiền kiếm được của hai vợ chồng lại trang trải hầu hết vào tiền nhà, tiền ăn, tiền học cho các con.
Bệnh tật ngày một nặng thêm, nhưng vì tương lai của các con… “Vài hôm nữa gặt xong tôi lại ra. Có lẽ, sẽ còn làm nghề này đến khi không làm được mới thôi”, chị Chăm nói qua điện thoại.
Cùng ở Xuân Trường, Nam Định và cùng trọ ở khu vực Định Công, chị Trần Thị Bưởi, một lao động tự do, luôn lấy tấm gương của chị Chăm để phấn đấu.
Vợ chồng chị Bưởi cũng làm thuê ở Hà Nội ngót chục năm nay để nuôi con ăn học. Đứa con lớn, giờ đã tốt nghiệp trường trung cấp, đi làm bảo vệ, đứa thứ hai đang học cao đẳng, còn đứa bé nhất đang học cấp ba ở quê. “Chỉ thương đứa bé thôi, ở nhà một mình, phải chăm lo hết mọi thứ”, chị Bưởi nói.
Chị Bưởi bị thoái hóa xương, trong nhà luôn tích trữ mấy loại dầu để xoa bóp. Dù vậy, để có tiền, việc gì chị cũng làm, từ kéo xe bò, đội bê tông, đào móng…“Chúng tôi cố gắng đi làm để các cháu có học, có nghề, dù sau này có đi làm công nhân thì cũng đỡ khổ hơn bố mẹ nó”, chị Bưởi nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét