Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Cách Mạng Nhung Đông Âu: Công Đoàn “Solidarnósc” giải phóng Poland

 Revolution fist.jpg
Không thể để đất nước điêu tàn và cuộc sống của anh chị em ta mãi mãi tăm tối. Anh chị em ta hãy đoàn kết một lòng, rầm rộ xuống đường để phản đối chính sách bóc lột thậm tệ của chế độ tư bản đỏ. Kiên quyết đấu tranh đòi cho bằng được quyền lợi chinh đáng như tiền lương đúng với sức lao động và các tiêu chuẩn an sinh khác…Kiên quyết đòi cho được quyền thành lập công đoàn độc lập để đứng ra bảo vệ mọi người khi quyền lợi của anh chị em bị giới chủ xâm phạm.

 Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em.

                   

Hà Bắc

Ngòi nổ của phong trào thành lập công đoàn độc lập đầu tiên trong thế giới Cộng-sản, Công Đoàn “Solidarnósc” (Đoàn Kết) Poland là một phụ nữ mảnh mai tên Anna Walentynowycz mà công nhân trong xưởng đóng tàu “Lenin” ở Gdánsk thường thân mật gọi tắt là “Tiny” Anna. Thuốc súng của phong trào là 44 công nhân của xưởng bị bắn chết ngay bên ngoài xưởng trước lễ Giáng Sinh 1970 để phản đối chế độ cộng sản tăng giá thực phẩm lên 36%. Súng đại bác của phong trào là Lech Walesa, một công nhân can đảm và tín hữu sùng đạo trong xưởng.

 
                
Mồ côi cha mẹ từ thời chiếm đóng của Đức Quốc Xã, bà Anna gia nhập đảng Cộng-sản và trở thành “anh hùng lao động” được huy chương năm 21 tuổi. Không biết thân hình liễu yếu của mình bị đảng Cộng lợi dụng suốt 33 năm tại xưởng, bà đã từ thợ hàn lên điều khiển cần trục, một việc nặng nhọc chỉ dành cho nam giới. Ngay từ thập niên 1950, bà đã vượt năng suất chỉ tiêu lên 270%! Là đảng viên trung kiên, bà đứng ngoài các xáo trộn chính trị hồi 1976 khiến hàng ngàn công nhân bị bắt. Bà chứng kiến bọn thủ lãnh “công đoàn” bịp bợm của Đảng tham nhũng, bóc lột ra sao. Cử chỉ đầu tiên phản ánh thiện cảm của bà với phong trào chống đối: Bà nhắc nhở, động viên việc chăm sóc và thăm viếng mộ 44 nạn nhân mà lúc đó chỉ bà mới dám gọi là “các vị tử đạo”! Hành động cách mạng đầu tiên của bà là vào ngày Lao Động Quốc Tế 1/5/1978, bà tham gia “Ủy Ban Sáng Lập Công Đoàn Tự Do Vùng Biển” sau biến thành Công Đoàn “Solidarnósc” (đoàn kết) có tiếng nói chính thức qua tờ “Robotnik Wybrzeza” (công nhân vùng biển). Bà Anna là một trong 65 người đầu tiên ký vào bản tuyên ngôn trên trang nhất tờ báo. Trong bản tuyên ngôn có câu “chỉ có các công đoàn độc lập với sự hậu thuẫn của công nhân mà tổ chức này đại diện mới có cơ hội thi thố với chế độ. Chỉ có tổ chức này mới có thẩm quyền để một ngày nào đó mặc cả với nhà cầm quyền trên căn bản ngang hàng”! Thật là một điều tiên tri!

                            
                                                   Anna Walentynowycz với Lech Walesa

Vào một buổi trưa đầu mùa hạ 1980 theo sau nhiều cuộc đình công khác, chế độ CS đã gọi bà lên phòng nhân viên và đuổi việc; lấy cớ “trộm nến”- tội hình nhẹ- để truất tiền hưu bổng gần kề theo tuổi của bà. Đảng qui tội danh này vì ngứa mắt thấy bà mấy đêm liền thu nhặt những ngọn nến cháy dở trong các buổi tưởng niệm 44 nạn nhân “tử đạo” để dành dùng lại lần sau. Tưởng đánh gục được người đảng viên bé bỏng nhưng cương nghị này, Đảng không ngờ đang phải đối diện lò thuốc súng bắt đầu nổ lớn: cuộc đình công phản đối năm hôm sau, ngày 14/8/21980 với kiến nghị ký bởi 7 nhà tổ chức; đòi phải mời bà trở lại xưởng! Từ 100 công nhân vào lúc 6g sáng, đám đông lên đến 500 chỉ nửa giờ sau! Để tránh bị thiệt hại nhân mạng như hồi 1970, Lech Walesa, công nhân bị mất việc 4 năm qua, đã có sáng kiến đưa ra chiến thuật mới –không tuần hành ngoài đường phố để làm mồi cho AK47 – chỉ tuần hành trong xưởng; gọi là “đình công chiếm đóng”. Chiến thuật này thành công cho đến ngày chiến thắng; không phải vì chế độ không dám cho lính xông vào xưởng để bắn giết mà vì họ sợ cả xưởng máy sẽ thành tro bụi cùng với biết bao máy móc thiết bị đắt tiền! Nhiều giờ sau, toàn bộ 50,000 thợ vùng Gdansk và các vùng khác gần đó hưởng ứng. Đêm đầu hơn 2,500 thợ ngủ lại đêm.

Thấy nguy, tên giám đốc Klemens Gniech của xưởng đành cho tài xế lái chiếc Volga đen của y đi đón bà Anna đến để thương lượng. Đảng chỉ thị Gniech phải dùng chiến thuật câu giờ và gây chia rẽ để trị. Sang ngày thứ 3 của cuộc đình công 16/8, yêu sách được thỏa đáng: Bà Anna và ông Lech được trở lại làm với lương tăng 7%, tức 2,000 zloty (tiền Poland) và phụ cấp gia đình; đồng thời miễn truy tố tất cả thợ tham gia đình công. Tuy nhiên yêu sách đòi xây đài tưởng niệm 44 công nhân liệt sĩ đã khiến Đảng phải dùng dằng mãi mới chịu ngậm đắng nuốt cay mà chấp nhận trong nhục nhã! Khi Gniech vội bắc loa tuyên bố cuộc đình công chấm dứt và Walesa đang định tuyên bố chiến thắng thì bà Henryka Krzywonos đại diện tổ tài xế xe điện yêu cầu đừng bỏ rơi họ; rằng chế độ sẽ xé lẻ và thanh toán từng ngành một. Thế là cuộc đình công vẫn tiếp tục; nay có thêm ngành tài xế xe điện tham gia.

Lech Walesa sinh ngày 29/9/1943 tại làng Popowo cách Warsaw 150km. Cha là Boelek Walesa, thợ mộc, chết trong trại lao động khổ sai Quốc Xã Đức khi ông còn là một hài nhi. Bà mẹ Feliksa tái hôn với ông em chồng Stanislaw, người mà Walesa xem là “kẻ bòn rút tiền” của mẹ con ông. Tấm gương sùng đạo của mẹ khiến ông noi gương suốt đời nhưng không như mẹ, ông rất ghét nông thôn. Ông rời Popowo sau ban tiểu học và không bao giờ trở lại. Ông học nghề thợ máy và thợ điện ở Lipno; đi quân dịch hai năm hồi 1964 lên đến cấp hạ-sĩ rồi dời đến Gdansk. Tại đây ông tìm được việc làm ở xưởng đóng tàu “Lenin” năm 1967.

Người mộ đạo Walesa tuy chống Nga và chủ nghĩa vô thần Mác-xít nhưng Walesa ít chú ý đến chính trị. Lương công nhân ở đây tuy cao hơn chỗ khác nhưng điều kiện làm việc rất tệ hại: thiếu vệ sinh, hóa chất và dầu nhớt dò rỉ, 22 thợ điện đồng nghiệp của ông bị thiêu sống vì hỏa hoạn, thợ tiểu tiện bừa bãi vì thiếu nhà xí, nhà ở công cộng thiếu điện nước, rác rưởi tràn ngập, đường xá loang lổ, cống rãnh hôi thối, chán nản gây ra say rượu và đánh lộn . . . tất cả đã khiến Walesa chú ý và muốn thay đổi. Nhưng trước khi bắt tay vào việc tranh đấu, ông cần phải ổn định “nhịp đập con tim” (không liên quan gì đến y khoa) xong cái đã: Người đẹp Miroslawa Golos 20 tuổi tóc đen, mảnh khảnh, quê ở ấp Krypy gần Gdansk, thư ký tiệm bán bông hoa gần xưởng. Cô xuất thân gia đình nghèo, ít học nhưng thông minh, có cá tính mạnh và rất mộ đạo như ông. Cô ghét cộng sản còn hơn ông nữa! Ông thường gọi cô bằng tên tắt thân mật “Danka” của tên cúng cơm Danuta. Walesa “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên chức “bố” vào tháng chạp 1970 khi phong trào chống tăng giá thực phẩm lên cao điểm.

Vụ chống đối 1970 và nền kinh tế nợ nần tư bản phương Tây của Poland khiến tổng bí thư Wladislaw Gomulka bị thay. Kẻ thay thế là Edward Gierek tiếp tục vay nợ phương Tây chỉ ổn định được một thời gian ngắn để mị dân cho đến tháng 6/1976 khi chế độ không trả nổi tiền lời cho các nhà băng ở Tây Đức. Gierek đành phải tăng giá thực phẩm: 60% sữa và bột mì, 69% thịt, 100% đường. Khi tân giám đốc xưởng “Lenin” Klemens Gniech và 2 mật vụ SB (tựa KGB) của chế độ không bịt được miệng Walesa, họ đuổi việc ông. Hôm 25/6/1970 cảnh sát bắn vào đòan biểu tình khiến 17 người chết, hơn 2,000 người bị bắt. Thủ tướng Piotr Jaroszewicz phải rút lại lệnh tăng giá cả để tạm lùi bước nhưng lại thi hành chiến thuật khủng bố. Walesa thất nghiệp; bị bắt hàng trăm lần và phải làm nghề sửa xe cũ sống qua ngày. Trong thời gian này, ông tự học được nhiều mặt: lịch sử, luật, chính trị, kinh tế; học qua các buổi hội họp của nhóm trí thức đối lập gọi tắt là KOR gồm các triết gia, sử gia, ký giả bị thất sủng. TGM Karol Wojtyla (Giáo Hoàng tương lai) cũng hay giả dạng dân thường đến sinh hoạt với KOR ở tư gia nhà văn Bohdan Cywinski. Sinh viên Stanislaw Pyjas, thành viên KOR bị mật vụ SB bắt và tra tấn chết trong tù hồi tháng 5/1978 (tựa nhiều nạn nhân tại VN hiện nay), chính ngài đã cử hành tang lễ cho nạn nhân trước 20,000 giáo dân tham dự.

Trong thời gian 2 năm Walesa vắng mặt tại xưởng, người thay thế ông là Andrzej Gwiazda có tham vọng làm lãnh tụ nhưng tính khí nóng nảy, căng thẳng. Ngày 14/8/1980 khi Walesa trở lại xưởng tổ chức đình công, ông nghiễm nhiên thay thế kẻ đã xem ông là đối thủ ra mặt. Walesa chủ trương từng bước làm suy yếu chế độ nhưng không lật đổ họ; sợ xe tăng Soviet can thiệp; trong khi đối thủ của ông chủ trương bất chấp hậu quả. Cả nước gần như tê liệt suốt 3 tuần lễ hưởng ứng lời kêu gọi đình công của Walesa. Lần đầu tiên trong lịch sử khối chư hầu cộng sản, một hiệp ước “Gdansk Accords” ký hôm 31/8/1980 thành lập công đoàn độc lập “Solidarnósc” (Solidarity) được chế độ công nhận với trên 8 triệu đoàn viên. Thêm 25 tờ báo mới ra đời, mỗi kỳ trên 50,000 số. Tên tuổi Lech Walesa vang xa khắp thế giới!

Chế độ bắt đầu từng bước xiết chặt Solidarity bằng cách tìm cớ bắt nhốt 4,000 phần tử chủ chốt của Solidarity và tung tin đồn hạ uy tín Walesa. Ngay cả Giáo Hoàng cũng nghe tin đồn Walesa có bồ bịch. Nào là cô sinh viên tóc đen nhánh Bozena Rybicka còn hơn là một phụ tá của ông ta! Đảng viên Anna Walentynowycz nay cũng phản lại ông; bịa đặt rằng “Chúng tôi ai cũng biết họ đem gái cho ông ta. Ông ta có sofa trong phòng. Cận vệ Henryk Mazul của ông ta thường cản cửa bảo đừng vào vì ông ta đang ngủ. Nhưng khi tôi tìm cách vào thì thấy ông ta có bầu đoàn. Tóc ông ta rối bù. Tôi gắt với ông ta rằng đồ tội lỗi mà đeo tượng Madonna (Đức Mẹ Ba-lan màu đen) trên ve áo làm gì? Rồi ông ta trả lời rằng tôi xưng tội mỗi tuần . . .”.  “Chó đen giữ mực”, khi được Đảng ưu đãi trở lại, Anna đã phản Walesa trong dịp đình công hồi tháng 8 rồi bị Solidarity gạt ra khỏi vai trò một đại diện của tổ chức ở Gdansk sau đó. Đã thế, cây bút Ewa Berberryusz trong số tháng 12/1980 của tờ tuần báo Công Giáo “Tygodnik Powszechny” còn viết đùa gây hiểu lầm về Walesa rằng “Ông ta thích đàn bà. Bằng lối nịnh đầm không còn thấy ở đàn ông; căn cứ vào sự mộc mạc, sự tự tin, sự nịnh hót cổ lỗ và sự đoan chắc rằng đàn bà không bao giờ làm hại ông ta”. Trên thực tế, sự rình rập ngày đêm của bọn mật vụ chế độ trong thời điểm này cũng đủ khiến ông ta phải gạt bỏ ngay ý định “đèo bồng” ấy nếu như ông ta thuộc loại người như thế! Nếu có thì hàng trăm tờ báo Đảng đã phổ biến rộng rãi gấp vạn lần tin đồn!

Đe dọa “lây lan” từ một quốc gia chư hầu đông dân nhất châu Âu, 40 triệu, không chỉ là vấn đề đối với các chư hầu khác như Latvia, Lithuania, Đông Đức (với 200,000 lính Nga chiếm đóng) mà cho cả chính Soviet nữa! Nhưng đế quốc Soviet đang suy yếu trầm trọng vì bị rỉ máu ở Afganistan với 2,000 lính chết trận và hằng tỷ chiến phí, vụ nổ nhà máy nguyên tử ở Chernobyl, Brezhnev bệnh hoạn sống nhờ thuốc ngủ và rượu Vodka, Andropov thì bệnh thận nặng, các tên lãnh đạo khác cũng đều trên 70 như Gromyko, Chernenko. Chỉ còn Mikhail Gorbachev là trẻ nhất: 58 tuổi! Để cứu vãn tình thế bằng quân sự, Soviet “bán cái” gánh nặng cho các chư hầu qua Minh Ước Quân Sự Warsaw; họp ngày 4/12 tại Moscow để thảo kế hoạch chiếm đóng Poland bằng cuộc hành quân có bí danh “Soyuz”. Đông Đức nhận viện trợ nhiều nhất phải đóng góp 3 sư đoàn. Nhưng họ biết 40 triệu dân Poland sẽ không để gót giày Đức nện trên xứ sở họ lần nữa và còn nhiều hậu quả chính trị khác nữa nên mưu đồ thất bại trong trứng nước. Biện pháp dễ nhất và ít hậu quả nhất là truất phế Gierek, thay bằng Kania và chính phủ Jaruzelski. Tạm ổn!
Còn tiếp!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét