Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN ĐẺ RA CƠ CHẾ KHỐN NẠN LÀ MỌI NGUYÊN NHÂN:

Revolution fist.jpg
Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.  

Chuyến đi “đổi đời” kinh hoàng của những nông dân chân lấm tay bùn


Một số nông dân chân lấm tay bùn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) tin lời những kẻ lạ mặt dụ dỗ đi hái cà phê, lương cao với ước mong có cơ hội đổi đời. Không may, họ gặp phải những kẻ lừa đảo nên bị đánh đập, ngược đãi không thương tiếc. Sau khi được giải cứu, do tinh thần không ổn định nên hầu hết các lao động này đều mệt mỏi, sụt cân.

Ám ảnh lao động lương cao

Theo phản ánh của nhiều người dân ở xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, vào cuối tháng 9/2012, có một phụ nữ tên T. về địa phương tiếp cận những gia đình có nhu cầu đi làm ăn xa kiếm tiền. Chúng tôi gặp anh Đặng Tiến Cường ở buôn Tun Chách, xã Ea Bia, một trong những người được gia đình chuộc về. Anh rùng mình, khuôn mặt nhăn nhúm khi những ký ức kinh hoàng ùa về, anh kể: “Hồi còn nhỏ, chiến tranh bom đạn nã xuống buôn ác liệt nhưng không làm tôi sợ bằng nửa tháng ở rẫy cà phê trên Lâm Đồng. Họ bắt chúng tôi làm việc quần quật từ sáng đến chiều, từ ngày này sang ngày khác mà không có phút nào được ngơi nghỉ, dù là ốm đau. Ăn uống thì kham khổ, bẩn thỉu, ngày ăn rau muống luộc, tối mì gói chứ chẳng có món gì khác. Đã thế, ai làm không đạt hiệu quả thì bị đánh bầm dập mình mẩy, ngược đãi như tù nhân. Một số anh em chịu không nổi, tìm cách trốn khỏi nơi này thì bị những tên cai công bắt được, chúng gí súng săn tự chế vào đầu họ, tuyên bố: “Nếu thấy cảnh này một lần nữa, tụi tao bắn vỡ sọ, đem xác vào rừng sâu cho thú ăn”. Nghe đến đây, ai nấy đều im thin thít, số phận từ nay do trời định chứ mình chẳng điều khiển được nữa rồi.


Theo lời kể một số người cùng đi với anh Cường, ngày 28/9, đang trong lúc nhàn rỗi thì bà Đỗ Thị Xuân T., người cùng buôn, đến giới thiệu có ông cậu ruột trên Đắk Lắk cần công nhân hái cà phê, mức lương 3,6 triệu đồng/tháng, làm 6 tiếng một ngày đã khiến mọi người “hoa mắt”. “Dân ở đây chạy ăn từng bữa đã khó, nói gì đến việc kiếm được tiền triệu mỗi tháng. Mức tiền công bà T. đưa ra quá cao khiến mọi người mừng như bắt được vàng. Chính vì điều đó, ai nấy đều đồng ý ngay không chút suy tính, ngần ngại. Chúng tôi có biết đâu rằng đó chỉ là những lời ngon ngọt để dụ dỗ mình đến vớ i một cái bẫy lao động chết người!”, anh Cường xót xa nói.



                              

Mới hơn 5h sáng ngày 30/9, mặc dù trời còn lạnh vì sương sớm nhưng mọi người đã hớn hở rời nhà. Một chiếc xe 12 chỗ ngồi đăng ký biển kiểm soát ở tỉnh Phú Yên về tận buôn đón 12 người cả trai, lẫn gái lên xe, trên xe lúc này còn có 3 người bên xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa đã ngồi sẵn. Ban đầu, bà T. rủ mọi người đi hái cà phê ở Đắk Lắk, nhưng xe mới đi đến Phú Lâm, TP Tuy Hòa thì chuyển tất cả lao động sang một xe khách khác chạy hướng TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. “Họ bảo đi đường này cho tiện”, Nay Y Rin ở buôn Hai K Lốc, một người đi cùng góp lời. Khi đến Lâm Đồng thì trời đã sang chiều, bọn chúng cho những người lao động ăn tạm ít bánh mì của cô bán hàng rong. Gã tài xế lái xe mình trần trùng trục, xăm trổ vằn vện, trấn an chúng tôi bảo rằng: “Rẫy cà phê của công ty diện tích rộng nên đi hơi xa như vậy”.

Tưởng thật, mọi người tin ngay. Do lần đầu tiên đến vùng đất này nên không ai biết mình đang được đưa đi đâu, hai bên cây cối um tùm, heo hút, không một bóng người, chỉ biết con đường thẳng cứ thế mà đi. Đến cửa rừng, mọi người xuống và được đưa vào một ngôi nhà khá khang trang nằm ngay ven đường, ở đó có gần chục người chủ yếu là thanh niên mặt mày bặm trợn đã đợi sẵn. Họ bảo chúng tôi ký vào hợp đồng lao động nhưng lương tháng chỉ còn 2,1 đến 2,4 triệu đồng, làm 4 tháng không nghỉ mới được nhận một lần.

Đến lúc này, biết mình bị lừa nên ai nấy đều hốt hoảng. Đặng Thị Phi, con gái anh Cường nhanh tay lấy điện thoại để gọi về cho bà T. hỏi cho rõ thì liền nhận được những cái tát như trời giáng; một thanh niên trong đám lẻn vào nhà vệ sinh để gọi điện thoại cũng bị lôi ra đấm, đá túi bụi cùng những lời hù dọa ghê rợn. Quá hoảng sợ, mọi người đều nín lặng, ngoan ngoãn theo chúng vào nhà kho ở ngay liền kề. Chúng khóa trái cửa, mọi sinh hoạt của gần 20 con người đều dồn cả trong một phòng kín chật chội. Mọi liên lạc với bên ngoài đều bị khống chế, muốn mua thuốc lá, nước uống thêm cũng phải năn nỉ, đưa tiền qua khe cửa nhờ mua giùm với giá cắt cổ (như: 50.000đồng một gói mì tôm). Ngoài các camera được gắn trong và ngoài nhà, buổi tối đám thanh niên bặm trợn còn ngồi đánh cờ, ăn nhậu, canh gác thâu đêm, la ó bên ngoài cửa. Bên trong, những người lao động nữ cứ khóc rưng rức suốt đêm.

Sau gần 2 ngày trong phòng giam, những lao động trên được phân loại rồi phân phối về các chủ vườn cà phê hoặc các cơ sở sản xuất, kinh doanh để làm việc. Anh Cường cho biết, tất cả giấy tờ tùy thân đều bị bà chủ cai công thu giữ, ai đi làm việc ở đâu thì được cấp một mảnh giấy nhỏ ghi vài thông tin cá nhân. Riêng anh Cường được điều sang làm việc ở xưởng sơ chế cà phê ngay bên cạnh. Công việc của anh là cho quả cà phê tươi vào sấy, đảo cho khô rồi cho vào máy xay ra nhân. Bụi bặm, nóng nực, anh có thể chịu được, nhưng làm việc cả ngày lẫn đêm khiến người có sức khỏe như anh cũng đổ. “Nhiều lúc tranh thủ đứng ngủ bị bọn cai công áp sát vào vách tường đấm đá túi bụi, làm kiệt cả sức lực. Nhớ gia đình, vợ con, muốn về nhà cũng không biết làm cách nào hết. Họ bảo ai muốn về thì phải để lại tiền chuộc thân gần 2 triệu đồng. Dân nghèo đi lao động kiếm cơm như chúng tôi thì lấy tiền đâu ra”, anh Cường nghẹn ngào than thở.

Bán bò, vay nợ chuộc người thân

Trong số các lao động bị quản chế ở Lâm Đồng, Y Thuối (17 tuổi, ở buôn Tun Chách) bị “bán” cho một chủ vườn cà phê ở huyện Đức Trọng. Y Thuối cho biết: “Lớn nhỏ gì họ cũng chẳng tha, đều bắ t làm như trâu, như bò nhưng lại cho ăn u ng rất kham khổ . Không chịu nổi cảnh cùng cực, em tìm đườ ng chạy trốn khỏ i vườn cà phê, đi lạc đến gần biên giới Campuchia. May sao lúc nà y, em thấy có người đi xe máy ngang qua nên xin gọi điện thoại nhờ và liên lạc được với người nhà ”. Khi nghe Y Thuối gọi điện thoạ i về kể sự việc, KSơr Y Lêng – một cán bộ xã Ea Bia có ngườ i thân đi lao động đã cùng 6 thân nhân khác tức tốc thuê xe lên Lâm Đồng để chuộc người về .

Không may mắn như Y Thuối, phần lớn người nhà những nạn nhân ở xã Ea Bia đều là hộ đặc biệt khó khăn. Nghe con, em mình bị hành hạ không thương tiếc ở đất khách, ai nấy lòng như lửa đốt. Ông Ma Zút, Phó buôn Tun Chách có 3 người con cả trai lẫn gái còn “kẹt” lại trên Lâm Đồng. “Nghe những ngườ i vừa được chuộc về nói người ta rủ đi lao động nhưng thực tế thì thu điện thoại, đưa tất cả vào rừng sâu làm việc quần quật cả ngày, lại liên tục bị chửi mắng, đánh đập, ăn uống lại không ra sao thì làm sao con tôi chịu đựng nổi. Cả nhà đều đang trông chờ vào tiền lương con đi làm gửi về để mua gạo ăn. Giờ nghe hung tin, biết lấy tiền đâu ra mà đi chuộc con bây giờ?”, Ma Zút vừa nói vừa thút thít khóc.

Hầu hết người nhà của những lao động bị “bán đứng” ở tỉnh Lâm Đồng đều phải bán bò, vay mư n với lãi suất cao để nhanh chóng gom góp đủ tiền triệu, chuộc ngườ  thân và trả tiền thuê xe về. Theo người nhà của các nạn nhân, trong hành trình đi chuộc người thân, các tay anh chị - đối tượng sử dụng lao động - vì không muốn cho biết địa chỉ cụ thể nên chỉ đường qua điện thoại rất vòng vèo. “Phải mất nhiều giờ liền, chúng tôi mới tìm được đến nơi họ hẹn cho chuộc người. Trong gần nửa tháng bị lao động khổ sai, ai khỏe mạnh, làm được việc thì giảm 800.000 đồng tiền chuộc, còn ai ốm yếu, không làm được việc thì phải đưa đủ 1,8 triệu đồng họ mới cho về. Đám thanh niên đến đòi tiền chuộc trông bặm trợn, giang hồ, luôn lăm le hung khí trong tay để tránh trường hợp chúng tôi bỏ chạy. Nhìn người thân bị hành hạ đến mức thân tàn ma dại, đầu tóc bù xù, ốm đến trông rõ cả xương sườn, ai nấy đều xót xa”, ông KSơr Y Lêng kể lại.

Một số lao động được chuộc về cho biết, ngoài những người bị dụ lên Lâm Đồng ngày 30/9, trước đó, ông Ma Meo ở xã Ea Ly (Sông Hinh) cũng giới thiệu 12 người ở buôn Ma Sum, Hai K Lốc, xã Ea Bia và 1 người ở xã Đức Bình Đông (Sông Hinh) đưa lên huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) vào ngày 24/9 để hái cà phê. Tại trang trại làm việc, không chỉ có người Phú Yên mà còn nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh Quảng Nam, Cần Thơ, Bình Dương, Trà Vinh cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhưng họ đành “chôn thân” chứ không có cách nào trốn thoát.

Theo Công an huyện Sông Hinh, đến nay, đã có 22 người dân của huyện được gia đình chuộc về. Còn 19 người còn lại địa phương và người nhà chưa liên lạc được, cũng không biết họ giờ sống chết ra sao. “Hiện chúng tôi đang chờ sự chỉ đạo của huyện và Công an tỉnh để có biện pháp phối hợp với các ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng giải cứu những người còn mắc kẹt ở đó”, Thượng tá Phan Thanh Văn, Phó trưởng Công an huyện Sông Hinh cho biết.

Ông Nie Bly, Chủ tịch UBND xã Ea Bia cũng cho hay, những người bị lừa đi lao động còn ở Lâm Đồng đều là những hộ đặc biệt khó khăn nên người nhà không có khả năng đi chuộc con em họ về. Hiện nhu cầu của người lao động quá lớn nên ngày càng xuất hiện thêm nhiều chiêu lừa đảo đi lao động. Nhiều người nhẹ dạ, cả tin khi nghe bọn chúng rao: công việc đơn giản, lương cao, bao ăn ở, đi lại. Thông thường đó là những kẻ có người quen ở địa phương hoặc có mối quan hệ nào đó với chủ sử dụng lao động, họ thường dùng những lời ngon ngọt vẽ ra viễn cảnh về một công việc nhàn hạ, thu nhập cao để lừa người lao động. Đặc biệt, chiêu dụ dỗ mức lương cao luôn là miếng mồi hấp dẫn vì bà con làm nông, thu nhập chẳng đáng là bao. Bọn lừa đảo thường nhắm đến đối tượng là những người khó khăn, dân trí thấp, đồng bào dân tộc thiểu số và là người cùng địa phương để đánh vào lòng tin. Để hạn chế hiện tượng lừa đảo trong lao động nông thôn, các địa phương đang tích cực tuyên truyền sâu rộng về lĩnh vực lao động, nhất là các thông tin về các thủ đoạn của bọn cò mồi, môi giới… để người dân cảnh giác, không bị lừa bán như trường hợp này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét