Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012
Nhà cầm quyền cộng sản đồng nghĩa với vô cảm! ; đời công nhân
"Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi người dân làm sao có thể chịu đựng nổi, trong khi đó thì những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, làm gì có ai có thể chờ đợi Đảng Cộng sản xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng Sản? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Cộng sản. Tốt nhất là đảng Cộng sản hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài Cộng sản sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam."
Cái nắng nóng như càng chất thêm nhọc nhằn lên cuộc sống thường ngày của người công nhân quanh các khu công nghiệp.
Hồng đưa tay vuốt nhẹ vệt mồ hôi lấm tấm lăn bên mái tóc chưa kịp khô nước vừa tắm xong, bẽn lẽn nhìn người khách đến hỏi chuyện thuê phòng trọ. Cô nói: "Chỗ này chỉ toàn nữ công nhân độc thân, nam không thuê được đâu".
Căn phòng 3m x 3m
Căn hộ Hồng đang trọ (ấp 4, Tân Tạo, Bình Chánh, TP.HCM) mặt tiền hứng nắng chánh tây, mái tôn gỉ sét, vương đầy bụi và mạng nhện, không có trần. Các phòng diện tích khoảng 3m x 3m ngăn tạm bợ bằng tôn và ván ép cao quá đầu, có một khoảng trống chung để xe đạp, giày dép và... một khung ghế mục.
Chủ nhật đối với Hồng và bốn cô bạn chung phòng là một ngày dài lê thê, bởi thời tiết nắng nóng mà cứ phải quanh quẩn trong căn phòng bé tí chật chội ấy. Xung quanh chỉ là "đồng không mông quạnh", chẳng có chỗ nào để đi. Đường dẫn vào căn hộ có một ao sen đang bị lấp quá nửa, người ta chuẩn bị làm nhà. Một trại nuôi bò khoảng chục con bốc mùi nồng nặc, có cả mấy con vịt đang mò rãnh nước thải lộ thiên, rác quăng bừa bãi. Các cô chỉ còn cách thay phiên nhau tắm, gội đầu bằng một phòng tắm và vệ sinh chung phía sau cho đỡ nóng. Rồi ngồi tán gẫu cho qua ngày chủ nhật. Nhiều cô đã 25 - 26 tuổi, lên TP.HCM nhiều năm, không biết đến nội thành là gì. Nhiều cô vẫn rất bẽn lẽn khi nói chuyện với con trai.
Hai cô gái ở phòng bên cạnh diễm phúc hơn, nhờ làm ca đêm, đến trưa mới về nên họ ngủ ngon lành, bất chấp nắng nóng buổi trưa.
Khu vực này san sát những căn hộ cho công nhân thuê trong điều kiện sinh hoạt như vậy. Một căn hẻm ở khu vực lân cận có biện pháp giảm nóng bằng cách che thêm bao bố phủ mặt tiền nhà. Nước thải đổ ra trước hẻm, quần áo cũng đem ra hẻm phơi khiến con hẻm nồng nặc mùi ẩm mốc quyện mùi xà phòng...
Lương khó bó chỗ ở
Địa bàn Bình Chánh là nơi tập trung nhiều công nhân ở trọ nhất. Từ khi chưa chia tách thành quận mới Bình Tân, UBND huyện Bình Chánh đã soạn thảo một quy chế tạm thời về nhà trọ, đảm bảo những điều kiện tối thiểu về chỗ ở của công nhân, nhưng những thực tế kể trên chứng tỏ tình hình hầu như chẳng cải thiện gì.
Cô Hà, cùng trọ với Hồng cho biết, mảnh đất trống bên cạnh nhà sẽ được chủ xây thành nhà trọ, chỗ trọ này cũng sẽ được chủ nâng cấp trong vài tháng nữa, nhưng giá thuê sẽ tăng, và: "Tụi em sẽ phải dọn đi chỗ khác".
Các cô đều làm ở nhà máy Pou Yuen, lương tháng chỉ 600.000đ. Bữa trưa ăn trong xí nghiệp, bữa tối nếu về mệt không kịp nấu nướng thì phải ăn cơm quán mất 6.000đ. Mỗi tháng, tiền ăn đã hết 240.000đ. Hiện tại, chỗ này cho thuê 240.000đ/tháng, nên các cô cố gắng rủ bạn đến ở càng đông càng tốt mới mong có tiền gửi về quê. Do vậy, nhà trọ nâng cấp và lên giá thì không ai dám ở.
Nhà trọ số 1003 tỉnh lộ 10, Tân Tạo, Bình Tân được xem là đủ tiêu chuẩn, có giấy phép kinh doanh, có nội quy quản lý, nhưng một phòng diện tích khoảng 3m x 3,5m nồng nặc mùi nước cống khi cửa phòng được mở. Nơi đây cho thuê với giá 450.000đ/phòng trệt, 400.000đ/phòng trên lầu. Qua thăm dò, hầu hết là những người làm nghề khác đến thuê, rất ít công nhân.
Tìm hy vọng đổi đời
Chiều chủ nhật, anh Chung, công nhân lái xe, trọ ở Thủ Đức, đến thăm cô bạn gái đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận, trọ ở khu phố 1 Tân Thuận Tây, Q.7. Anh và cô bạn gái đều cùng quê Vĩnh Long. Họ đã lên TP.HCM tìm hy vọng đổi đời cách đây 5 năm khi anh mới 22 tuổi và bạn gái anh mới 19 tuổi. Ngồi một mình trên lối đi chung rộng cỡ 8 tấc của dãy phòng trọ, anh vừa ăn cơm hộp vừa... trông quần áo, xe đạp cho mọi người vì ở đây... hở ra là mất đồ.
Anh Chung tâm sự: "Cả tháng nay chúng tôi không gặp nhau vì cô ấy tăng ca liên tục, thời gian đi làm nhiều hơn thời gian ngủ. Hôm nay tôi đến, cô ấy ở trong phòng nhưng... ngủ rồi vì vừa tăng ca về". Đã 5 năm trôi qua, họ đã đến với nhau và hẹn hò như thế. Lúc nào khoẻ thì chở nhau dạo trong nội thành, thỉnh thoảng đi xem phim. Còn những lúc như hôm nay thì anh Chung lặng lẽ đi mua hộp cơm, ăn xong rồi ngồi chờ, nhân tiện trông đồ cho mọi người.
Khu vực bạn gái anh Chung ở, tình hình phức tạp hơn. Phía trước nhà là hội tổ tôm vừa chơi vừa ca vọng cổ. Căn phòng sát vách phòng bạn gái anh có một số cô chẳng hiểu làm nghề gì, chỉ thấy ban ngày đánh bài, ban đêm mất dạng. Có người khoe một đêm kiếm tám, chín trăm ngàn. Anh Chung bình thản: "Mình không đụng họ, họ không đụng mình... Có lẽ hai năm nữa, công việc ổn định hơn, chúng tôi sẽ làm đám cưới".
Cuộc sống cực nhọc đã dập tắt đi hy vọng về một tương lai tươi sáng nơi những người công nhân. Không biết rồi ngày mai cuộc đời họ sẽ ra sao dưới cơ chế, mà sự quan tâm của chính quyền đồng nghĩa với "vô cảm"!
Kim Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét