Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

5 Điều NÊN TRÁNH Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động

Revolution fist.jpg
Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi người dân làm sao có thể chịu đựng nổi, trong khi đó thì những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, làm gì có ai có thể chờ đợi Đảng Cộng sản xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng Sản? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Cộng sản. Tốt nhất là đảng Cộng sản hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài Cộng sản sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam."


DĐCN: Lĩnh vực xuất khẩu lao động tiềm tàng nhiều nguy cơ người lao động bị buôn bán. Hưởng ứng Đạo luật phòng chống mua bán người được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 3/2010, chúng tôi soạn ra tài liệu này. Bạn muốn ra nước ngoài làm việc, muốn làm giàu mà vẫn có thể tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân buôn người, hãy đọc kỹ những nội dung dưới đây:


1.    Để tránh bị lường gạt, bạn không nên tin vào lời giới thiệu, hứa hẹn của các “cò môi giới” – dù đó là người quen hoặc là người được người quen giới thiệu - và không giao tiền cho họ. Bạn tuyệt đối không nên ký hợp đồng với những công ty không có chức năng XKLĐ. Nhiều công ty không có chức năng XKLĐ vẫn tuyển người trái phép. Bạn nên tránh những công ty đã có thành tích lường gạt công nhân về hợp đồng, vi phạm hợp đồng đã ký kết, hay phạm luật XKLĐ.

2.    Bạn không nên đi XKLĐ khi chủ sử dụng lao động ở nước ngoài là một công ty môi giới lao động (outsourcing). Loại công ty này thường ăn chặn tiền lương, bóc lột sức lao động nên bạn dễ lâm vào tình trạng bị buôn người.

3.    Bạn không nên ký kết nếu bản hợp đồng “nội” và bản hợp đồng “ngoại” có nội dung khác biệt với nhau. Nếu có sự khác biệt thì đó là dấu hiệu của sự lường gạt. Bạn không nên ký kết nếu không được cung cấp bản hợp đồng ít nhất 5 ngày trước khi lên đường đi lao động.

4.    Bạn không nên để công ty môi giới XKLĐ tịch thu các giấy tờ, hợp đồng, biên lai, biên nhận của bạn. Điều này thường xảy ra khi công nhân ra phi trường để lên đường đi lao động.

5.    Khi về nước, bạn không nên thanh lý hợp đồng ký với công ty môi giới XKLĐ khi mọi quyền lợi của bạn chưa được thỏa mãn. Một số quyền lợi chính yếu khi bạn phải về nước trước hạn hợp đồng do lỗi của công ty môi giới XKLĐ hoặc do một sự kiện bất khả kháng là bạn có quyền đòi lại tiền dịch vụ, tiền môi giới và bồi thường thiệt hại. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét