Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012
Còn độc tài cộng sản với cơ chế khốn nạn nầy thì...giấc mơ đổi đời tắt lịm
Đảng cộng sản đã cầm quyền ở nước ta hàng chục năm. Trong hàng chục năm đó, họ luôn miệng nói là đại diện cho giai cấp công nhân để lãnh đạo đất nước. Nhưng thực tế thì sao? Họ chỉ là một lũ lưu manh, đểu cáng và tham tàn. Lịch sử nước ta có bao giờ tăm tối lầm than như vậy không? Nông dân bị cướp đất khắp nơi, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Họ phải rời quê để tha phương cầu thực. Và họ trở thành công nhân bất đắc dĩ như chúng ta bị đảng và nhà nước tư bản đỏ bóc lột đến tận xương tủy. Quan điểm coi nhân công giá rẻ là một lợi thế cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam là hết sức tàn nhẫn. Họ đưa vấn đề này làm mồi thu hút sự đầu tư của tư bản nước ngoài....
Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em.
Khi từ quê vào Sài Gòn làm công nhân, rất nhiều chàng trai cô gái khác đều mang theo hy vọng đổi đời, từ bỏ cuộc sống chân lấm tay bùn. Nhưng vào rồi họ mới hiểu đó không phải là miền đất hứa.nhiều người lại tìm đường về với phận nông dân một nắng hai sương.
Sự lo lắng hiện rõ trên nét mặt của những công nhân công ty Magnicon khi giám đốc bỏ trốn khiến hơn 300 công nhân mất việc.
Có việc đã khổ, mất việc tất cùng quẫn hơn. Nhiều công nhân đành ngậm ngùi rời thành phố về nơi họ đã phải tìm đường ra đi, bỏ lại khoảng trống hẫng hụt cho thị trường lao động thành phố...
Mượn nợ để ăn
Một buổi sáng đến làm việc, gần 400 công nhân của công ty TNHH Mido, Hóc Môn nháo nhác khi bất ngờ nhận được thông báo, công ty sẽ ngưng sản xuất từ ngày 15.7 do thiếu đơn hàng. Cùng thông báo này, công ty hứa sẽ trả mười ngày lương tháng nầy với phép năm, trợ cấp thôi việc, làm thủ tục để công nhân hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, sau những hứa hẹn đó, họ chỉ nhận được tiền công hai ngày. Câu hỏi đặt ra cho gần 400 con người đang ngơ ngác sau cú sốc mất việc là sống thế nào đây với số tiền chỉ khoảng trên dưới 100.000 đồng vừa nhận được.
Nói như chị Phạm Thị Dung, một công nhân của công ty, chị và nhiều người khác phải chấp nhận vay nóng bên ngoài để trang trải cho bản thân và gia đình trong những ngày không việc. Mức lãi nhiều người phải trả tới 40%/tháng. Để đùm bọc nhau trong cảnh khốn khó, có người, như chị Nga, cựu tổ trưởng của công ty Mido, đã phải đứng ra vay giùm một số tiền cho mấy chục người, giúp họ tạm sống qua ngày trong thời gian kiếm việc mới.
Công nhân của công ty Magnicon Việt Nam (quận 12) cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi giám đốc công ty bỏ trốn mà chưa thanh toán hai tháng lương của công nhân. Phía các cơ quan chức năng chỉ biết niêm phong tài sản còn lại của công ty đợi thành phố có phương án xử lý. Và cũng như ở công ty Mido, công nhân của Magnicon cứ việc dài cổ chờ được giải quyết các quyền lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp...
Phải lao... ra đường thôi!
Cảnh đời của người mất việc thường na ná nhau. Họ vào thành phố tìm việc làm và chấp nhận ở những chỗ trọ tồi tàn nhất, ăn những bữa cơm đạm bạc nhất, hạn chế tối đa những nhu cầu cá nhân để có tiền gửi về cho gia đình nghèo khó ở quê. Mất việc rồi, cái giới hạn cùng cực mà họ đặt ra cho bản thân cũng bị phá thủng để tuột xuống một mức thấp hơn.
Như những công nhân ở Mido và Magnicon, ai sẽ đứng ra bảo vệ và lo cho quyền lợi của họ một khi vì sự dây dưa của chủ doanh nghiệp, rất có thể, ngay cả bảo hiểm thất nghiệp họ cũng không nhận được.
Theo báo cáo từ trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, tình hình thiếu hụt lao động vẫn đang diễn ra. Trong sáu tháng đầu năm, nguồn cung chỉ đáp ứng 60% nguồn cầu lao động và tỷ lệ này trong tương lai có nguy cơ còn thấp hơn. Nguyên nhân một phần do mức sống ở thành phố càng ngày càng cao, thu nhập không đảm bảo nên nhiều công nhân đã tìm đường về quê hoặc xin làm việc khác. Nếu tình hình không được cải thiện, sắp tới, thị trường lao động tại thành phố sẽ càng thiếu hụt trầm trọng hơn.
Và thế là, để tồn tại trong khi chờ xin được việc mới, những người bỏ quê vào thành phố để được ngồi trong các công xưởng buộc phải lao ra đường làm bất cứ công việc gì có thể, thậm chí đành trở lại quê nghèo. Anh Trần Tấn Dũng và anh Trần Văn Tâm khi mất việc phải đi làm hồ với tiền công mỗi ngày hơn 80.000 đồng. Anh Tâm phải nuôi vợ và hai con nhỏ. Anh bảo, nếu một ngày không kiếm được vài chục ngàn thì cả nhà sẽ chết đói.
Sau hơn mười năm lăn lộn làm công nhân ở thành phố, vợ chồng anh Phạm Đình Thanh (quê Thanh Hoá), công nhân khu chế xuất Tân Thuận, cũng đang quyết định sẽ từ bỏ giấc mơ an cư ở đây để trở về với đồng ruộng. Tay nghề khá, lại tần tảo nhưng mức lương của vợ chồng anh không gồng gánh nổi cái đà trượt giá. Nhìn lại mười năm nỗ lực mà cuộc sống vẫn chông chênh, vẫn phải ở trọ, vẫn phải tằn tiện đến mức không thể hơn..., anh buồn buồn nói, ở quê có đất có ruộng sẵn, chăm chỉ làm chắc không lo chết đói. Chút tiền dành dụm được bấy lâu có thể làm vốn buôn bán hoặc để dành cho con cái học hành.
Chúng tôi gặp Ngọc Lan, cô công nhân xinh xắn của khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức) đang làm phục vụ cho một quán càphê ở Thủ Đức. Lan bảo, làm công nhân vất vả quá, ngày nào cũng tăng ca từ sáng đến tối mịt mà thu nhập lại thấp. Đã vậy còn chẳng có thời gian và cơ hội thư giãn nghỉ ngơi kiếm tìm hạnh phúc gia đình. Cô không muốn mình giống nhiều chị đi trước, đã già rồi mà vẫn chưa lấy chồng hoặc lại lấy một người chồng cũng làm công nhân và cuộc sống triền miên là những ngày thiếu trước hụt sau. Nghĩ vậy, cô quyết định nghỉ việc ở công ty để xin vào làm tiếp viên cho một quán càphê. Lan tâm sự: làm hai ca ở đây thu nhập cũng chỉ được hơn 2 triệu đồng, cộng cả tiền boa thì được 3 triệu đồng, có khi hơn 3 triệu đồng. Tính ra có tháng còn thấp hơn làm công nhân nhưng công việc nhẹ nhàng lại được tiếp xúc với nhiều người nên thấy cuộc sống cũng thoải mái.
Suy nghĩ giống như Lan, trước những áp lực làm việc liên tục, rồi những bữa ăn kinh khủng trong công ty, chị Na cũng quyết định nghỉ việc ở khu chế xuất Tân Thuận để xin vào làm ở một tiệm gội đầu trên quận 7. Công việc cũng phải làm từ sáng đến tối nhưng vẫn có thời gian nghỉ ngơi, nhất là những lúc vắng khách. Chị bảo: làm gội đầu thích thì làm, không thích thì nghỉ việc tìm chỗ khác. Cũng chẳng phải hồ sơ mất công. Thỉnh thoảng có thể xin nghỉ mà chẳng sợ bị trừ tiền chuyên cần này nọ. Chị cũng chia sẻ dự định sẽ học lấy nghề làm tóc rồi dành dụm mở một tiệm riêng cho mình. Ít ra cũng còn nhìn thấy có tương lai hơn là làm công nhân.
Khi từ quê vào Sài Gòn, anh Tâm, anh Thanh, Lan hay rất nhiều chàng trai cô gái khác đều mang giấc mơ tìm đến thành phố phồn hoa với hy vọng đổi đời, từ bỏ cuộc sống chân lấm tay bùn. Nhưng vào rồi họ mới hiểu đó không phải là miền đất hứa. Cuối cùng, nhiều người lại tìm đường về với phận nông dân một nắng hai sương. Và giấc mơ đổi đời cũng tắt lịm, Sài Gòn trong họ chỉ còn là một kỷ niệm buồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét