Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012
Làm cũng đói, không làm cũng đói: công nhân lũ lượt hồi hương
"Giai cấp Công Nhân Việt Nam đang ở trong một giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, đó là chế độ độc tài Cộng sản. Ở đó mọi quyền lợi của con người bị che đậy và giảm thiểu tới mức tối đa, người Công Nhân cũng không là ngoại lệ. Mọi quyền lợi căn bản của người Công nhân đã bị nhà nước Cộng sản cướp mất thông qua hệ thống Công Đoàn nhà nước tay sai. Vì vậy nhiệm vụ của giai cấp Công Nhân Việt Nam hiện nay là đấu tranh với nhà nước Độc tài, đòi quyền được thành lập tổ chức Công Đoàn Độc lập. Đó là một tổ chức thực sự đại diện cho người Công Nhân, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Từ đó mà người Công Nhân sẽ được độc lập - tự chủ mà không bị nhà nước kịp kẹp cũng như giới chủ bóc lột thậm tệ nữa." Huỳnh Công Đoàn
Lương chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, nếu có tăng ca cũng chỉ gần 3 triệu đồng, trong khi giá cả leo thang chóng mặt khiến đời sống công nhân tại các KCX- KCN đã nghèo lại thêm “eo”. Nhiều người trong số đó đã chọn cách hồi hương…
Lũ lượt về quê…
Như bao bữa cơm tối khác, hôm nay, mâm cơm gia đình chị Hương- anh Hải (công nhân KCX Tân Thuận, quận 7) chỉ có 3 món: rau muống luộc và nấu canh, 1 quả trứng luộc dằm nước mắm và 1 miếng đậu hũ. Anh chị chủ yếu ăn rau, còn trứng và đậu nhường cho đứa con gái 2 tuổi.
Ảnh minh họa
Như để xóa tan sự ái ngại của khách, chị Hương giải thích: thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ được gần 6 triệu đồng. Hàng tháng, tiền thuê nhà, điện, nước mất 1,5 triệu; xăng xe hết 500.000 đồng; tiền gửi trẻ, tiền sữa cho con hết 2 triệu đồng. Ngoài ra, hàng trăm khoản chi tiêu linh tinh khác khiến gia đình chị phải tiết giảm cả khẩu phần ăn hàng ngày.
“Tiêu chuẩn đi chợ mỗi ngày của cả nhà chỉ 20.000 đồng cả tiền thức ăn lẫn gạo, mắm muối nên chỉ có thể ăn như vậy thôi”, chị Hương phân trần.
Sau 4 năm yêu nhau rồi lập gia đình ở đây, cuộc sống chị Hương- anh Hải vẫn chật vật như thời gian ban đầu. Đó là chưa kể những lúc con ốm đau, anh chị cũng chẳng có tiền đưa con đi bệnh viện.
Tính đi tính lại, anh chị quyết định về quê. Theo suy nghĩ của chị Hương, ở quê không phải thuê nhà, lại có ruộng vườn nên chắc không lo đói. Con cái thì có thể gửi ông bà chăm nên vợ chồng chỉ việc an tâm làm ăn.
Cũng mang theo những trăn trở như vợ chồng chị Hương, Nam, 21 tuổi (quê Nghệ An) đã quyết định về quê sau 2 năm vào thành phố. HCM làm công nhân lắp ráp điện tử. Nam kể, mỗi tháng, thu nhập của em từ 2,5- 3 triệu đồng, nếu tăng ca. Với số tiền đó, em không đủ tiêu, thậm chí có tháng còn phải hỏi xin tiền bố mẹ ở quê.
Nam tâm sự: “Em sẽ về học nghề sữa chữa xe máy, hi vọng cuộc sống sẽ ổn định hơn. Ở đây, thậm chí em không có tích lũy chứ chưa nói đến chuyện mua nhà, lấy vợ”.
Số công nhân hồi hương đã về quê sau một thời gian “bám trụ” ở thành phố không phải là hiếm. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lâu nay rất nhiều doanh nghiệp tại các KCX- KCN thành phố. HCM “than” về tình trạng thiếu lao động. Ra thành phố, nhiều công nhân mang theo giấc mộng đổi đời nhưng cuộc sống đắt đỏ và bon chen đã khiến họ quên dần ước mơ.
“Thu nhập tại các KCX- KCN không còn hấp dẫn”
Thu nhập tại các KCX- KCN không còn hấp dẫn là nguyên nhân gây nên tình trạng khan hiếm lao động hiện nay.
Lương thấp nhưng giá cả sinh hoạt liên tục tăng…khiến họ phải làm thêm, tăng ca để trang trải cho cuộc sống, không có điều kiện và thời gian cho nhu cầu giải trí, học tập, quan hệ xã hội…nên đời sống vật chất và tinh thần vô cùng thiếu thốn.
Mặt khác, phúc lợi xã hội chưa đến được với phần đông công nhân. Theo thống kê, các khu nhà ở trong các KCX- KCN của thành phố mới chỉ đáp ứng 3,3% nhu cầu chỗ ở cho người lao động. Ở Bình Dương, con số này là 12,59%; Đồng Nai là 8%.
Theo PGS. TS Trần Văn Thiện- Viện Nghiên cứu Phát triển nhân lực- ĐHKT thành phố. HCM, cũng như tình trạng chung của các KCX- KCN cả nước, lao động trong các KCX- KCN của thành phố. HCM được mô tả bằng cụm từ “5 không”: không nhà ở, không gia đình, không sinh hoạt chính trị, không thụ hưởng văn hóa, không an toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét