Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012
Nhọc nhằn muôn nẻo mưu sinh
Đảng nước ta có bao giờ tăm tối lầm than như vậy không? Nông dân bị cướp đất khắp nơi, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Họ phải rời quê để tha phương cầu thực. Và họ trở thành công nhân bất đắc dĩ như chúng ta bị đảng và nhà nước tư bản đỏ bóc lột đến tận xương tủy. Quan điểm coi nhân công giá rẻ là một lợi thế cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam là hết sức tàn nhẫn. Họ đưa vấn đề này làm mồi thu hút sự đầu tư của tư bản nước ngoài....
Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị emcộng sản đã cầm quyền ở nước ta hàng chục năm. Trong hàng chục năm đó, họ luôn miệng nói là đại diện cho giai cấp công nhân để lãnh đạo đất nước. Nhưng thực tế thì sao? Họ chỉ là một lũ lưu manh, đểu cáng và tham tàn. Lịch sử
Người dân kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ảnh: HẢI LINH
Vài mét vuông hè phố để ngồi bán một gánh bún ốc, quầy nước chè nhỏ hay chỉ một thúng xôi cũng có thể nuôi sống cả gia đình. Thấy lợi trước mắt, hàng nghìn người nghèo đã đổ ra hè phố Hà Nội mưu sinh. Nhiều người trong số đó có hoàn cảnh, số phận đáng thương nhưng cũng không ít người đã kiếm bạc triệu mỗi ngày vì... biến nơi công cộng thành sở hữu riêng.
Kẻ kiếm bạc triệu
Dạo một vòng Hà Nội, không khó để tìm thấy những hè phố cũng được đặt tên, đó là phố lẩu Phùng Hưng, ốc nóng Chùa Láng, bia hơi Tăng Bạt Hổ... Nhiều đoạn hè phố được người dân tụ tập biến thành dãy bán trà đá, chè chanh, bia hơi, mực nướng... tối nào cũng nườm nượp khách, la liệt xe cộ. Các địa điểm thuận lợi, tiện người đi bộ, tiện trường đại học, nơi có nhiều sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng, cổng bệnh viện, cổng sân vận động... cũng được tận dụng hết cỡ và khi đã trụ vững thì họ hốt bạc từ hè phố mà không mất tiền thuê mặt bằng, đóng thuế và tiền vốn cũng chẳng đáng kể. Nhiều người nhầm tưởng bán hàng vỉa hè chỉ là kiếm vài đồng bạc lẻ, nhưng chiếm được địa thế đẹp, người ta kiếm được hàng triệu đồng mỗi ngày, hơn hẳn nhiều cửa hàng cà-phê sang trọng.
Thử ngồi ở quán nước vỉa hè cổng Trường ÐH Giao thông vận tải sẽ thấy "tốc độ" bán hàng ở đây nhanh đến khủng khiếp, các bà chủ phải có thêm người phụ giúp. Ðịa điểm này cạnh trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy, một nút giao thông quan trọng, nên lượng người qua lại đông vô kể và người bán hàng cũng "kiếm ăn được". Ở một số tuyến phố, khi thấy người khác làm ăn được thì nhiều người đổ vào, sinh ra nạn "bảo kê" thu tiền của những người bán hàng. Thậm chí có người bán hàng chiếm được nhiều địa điểm đẹp cũng lấy vài chỗ bán cho người khác, hoặc kéo anh em, gia đình mình cùng đến làm ăn. Thu nhập đôi khi cao ngất ngưởng mà những người làm công ăn lương phải... "ngước nhìn"!
Khi hè phố đã trở thành nơi kiếm tiền (đôi khi dễ dãi) thì người dân lấy đó làm "điểm đến", cố tìm cách nhoai ra "xẻ thịt" hè phố bất kể đêm ngày. Ở những nơi đó thật sự là một thế giới nhộn nhạo, có khi là bãi đáp của bọn tội phạm, gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị, người tham gia giao thông mà thời gian vừa qua, cơ quan công an đã triệt phá một số vụ.
Người gom từng đồng
Bưng suất cơm đựng hộp nhựa, người phụ nữ vừa nhai vừa nhắc khách ngồi gọn gàng rồi một tay rót nước. Chốc chốc bà lại quay tay ra sau đấm vì mỏi lưng, xong lại rổn rả cười: "Cái lưng lại đòi tiền ấy mà!". Ðó là hình ảnh về bà Nguyễn Thị Tới, 62 tuổi, với gần 30 năm "ăn cơm bụi, uống lề đường". Ngần ấy thời gian, bà Tới đã gánh chịu đủ nhọc nhằn, bụi bặm, nắng mưa để chắt chiu những đồng tiền lẻ. Trước khi làm nghề bán nước chè, bà Tới đã từng làm nghề tạp vụ trong một cơ quan nhà nước. Sau này chồng mất, thấy việc bán nước chè hè phố cũng... kiếm ăn được nên bà quyết định ngồi ở ngã ba phố Hai Bà Trưng - Triệu Quốc Ðạt, vừa gần tòa án, vừa gần bệnh viện. "Dù biết bán trên hè phố là không đúng, thường bị các chú công an phường đuổi, nhưng vì khó khăn đành phải chịu. Nếu có tiền thuê sạp bán hàng thì u (bà Tới xưng là "u" với người trẻ tuổi) đã thuê rồi. Chồng mất sớm, nay phải phụ đứa con gái nuôi cháu ngoại, cũng rất hoàn cảnh", bà Tới chia sẻ.
Bà Tới cho biết mình đã chuyển vị trí bán hàng đến ba lần. Hiện nay, mỗi ngày làm việc từ sáng sớm đến chừng tám giờ tối, trừ chi phí bà cũng để ra được 200 nghìn đồng. Với số tiền ấy phải tằn tiện lắm mới đủ sinh hoạt, thêm nữa bà lại bị bệnh tật hành hạ, nếu không cố gắng bám hè phố thì chẳng biết làm gì để sống. Cũng theo bà Tới, cái nghề "ngồi lê hè phố" tưởng dễ dàng nhưng thật ra có vô vàn khó khăn. Ngoài chuyện tìm được một chỗ có thể bán, ít bị công an đuổi, ít ảnh hưởng đến giao thông là điều cực khó. Thêm nữa, quá nhiều người nghèo khổ chọn bán trà đá để kiếm ăn nên cũng phải cạnh tranh nhau. Bà Tới cho biết: "Ðầu tư ít vốn thật, chỉ bộ ấm đun nước, hai cái phích, thùng xốp đựng đá, hơn chục cái chén. Sang hơn thì có hộp kẹo lạc, gói thuốc, mấy cái ghế nhựa. Ðể đỡ tốn u cho khách ngồi lên miếng xốp bọc ni-lông, cái đó vừa gọn vừa êm. Thế vẫn chưa đủ đâu, còn phải "đầu tư" nụ cười nữa. Người bán hàng mà không có cái duyên thì khó bán hàng lắm. Nụ cười, sự đon đả hút khách đấy".
Trước cửa siêu thị bách hóa Thanh Xuân, người ta vẫn quen với hình ảnh một bà già hơn 80 tuổi với chiếc cân nhỏ hành nghề cân trọng lượng cho người qua đường. Bà tên là Bùi Thị Hạnh, quê ở Thái Bình, bố mẹ mất sớm, kể từ đó nỗi truân chuyên cứ bủa vây, đến nỗi bà trôi đến "bến nước mười ba" vẫn không hết khổ. Người chồng thứ nhất bỏ đi, để lại con nhỏ, bà ôm con ra Hà Nội kiếm sống rồi được nhận vào làm một công ty may. Tại đây, bà đã gặp một người tốt bụng, hai người đến với nhau. Hạnh phúc ngắn ngủi, chồng thứ mất, bà quần quật làm nghề bán rong ở khắp các con phố, hè phố Hà Nội để nuôi hai con. Ðã thế, số tiền để dành dụm, mua một miếng đất cắm dùi ở con ngõ sâu ở quận Thanh Xuân cũng bị lừa mất. Khoảng bảy năm nay, do sức yếu bà mua chiếc cân điện tử, ngồi ở chỗ đầy bụi và khói xe chờ khách ghé qua kiếm mỗi ngày vài chục nghìn đồng.
Chung nỗi khổ, chị Ðặng Thị Hồng (quê ở Quảng Nhân, Quảng Xương, Thanh Hóa) lê bên chân tập tễnh, hằng ngày dọn quầy bán nước chè ở hè phố đoạn cầu vượt Ngã Tư Sở. Có chồng và hai con gái nhưng chị không được nhờ chồng, bởi anh ta thường rượu chè, đánh đập vợ con. Không thể sống nổi, chị Hồng mang hai con gái ra Hà Nội mưu sinh. Ðứa lớn 18 tuổi, thi thoảng đi dọn nhà thuê kiếm tiền, đứa thứ hai 15 tuổi có thể đỡ đần mẹ đun, xách nước. Ba mẹ con thuê nhà theo ngày, mỗi ngày 30 nghìn đồng. Tuy nhiên, với chị Hồng đó chỉ là bất đắc dĩ, chứ ai cũng muốn thuê lấy một căn phòng cho tiện sinh hoạt, đỡ phải nay đây mai đó. "Tính đi tính lại, ba miệng ăn vẫn phải cậy nhờ vào bàn trà đá. Mấy năm trước, tôi bị bệnh u màng tủy, biến chứng sinh ra liệt một chân, tập mãi mới di chuyển được đấy! Nếu không nhờ quầy nước thì chắc ba mẹ con chẳng sống nổi...". Chị Hồng buồn bã nói.
Ðể kiếm được chừng hai trăm nghìn đồng/ngày, trang trải cho mấy miệng ăn đối với một quầy nước, quầy vé số hay sạp báo là điều không dễ dàng. Thu nhập của chị Hồng chừng hơn trăm nghìn đồng mỗi ngày, có nghĩa chị phải bán được chừng 100 cốc nước, một ít thuốc lá, một gói kẹo... Còn với người bơm xe, để kiếm 20 nghìn cũng là vấn đề lớn, bởi như thế cũng là 10 lượt bơm.
Ước mơ từ hè phố
Thật khó thống kê có bao nhiêu người mưu sinh hè phố Hà Nội với cả nghìn hình thức. Bám vỉa hè phố mưu sinh đã trở thành chuyện "thường ngày" của những người dân nghèo, người thôn quê thiếu việc làm. Thậm chí có người nuôi được con học đại học mà nếu không "nhờ hè phố" thì điều đó không xảy ra, như chị Bùi Thị Sinh bán hoa quả ở phố Lương Ðịnh Của. Thế nhưng ngày nào cũng vậy, hễ thấy lực lượng công an, trật tự phường là chị và hàng chục người bán hàng khác phải nhớn nhác tìm một con ngõ để trốn. Khi cơ quan chức năng đi khuất lại tràn ra, kể cả những quán cà-phê lấn chiếm hè phố tiếp tục bày ra mấy bộ bàn ghế. Chị Sinh tâm sự: "Ðã phải cày cục buôn thúng bán mẹt nơi hè phố bụi bẩn thì chẳng có gì là sướng. Vì chưa biết làm gì mới phải ra nơi gió bụi mưu sinh, chứ nếu sau này con tôi ra trường, nó có tiền thuê cho cái sạp thì chả phải bán hàng kiểu này nữa". Lời tâm sự cũng là ước mơ của chị Sinh. Dáng vất vả của chị lẫn trong dòng chảy mưu sinh ồn ã phố phường với biết bao khuôn mặt, số phận.
DIÊN KHÁNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét