Không thể để đất nước điêu tàn và cuộc sống của anh chị em ta mãi mãi tăm tối. Anh chị em ta hãy đoàn kết một lòng, rầm rộ xuống đường để phản đối chính sách bóc lột thậm tệ của chế độ tư bản đỏ. Kiên quyết đấu tranh đòi cho bằng được quyền lợi chinh đáng như tiền lương đúng với sức lao động và các tiêu chuẩn an sinh khác…Kiên quyết đòi cho được quyền thành lập công đoàn độc lập để đứng ra bảo vệ mọi người khi quyền lợi của anh chị em bị giới chủ xâm phạm.
Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em.
Kiếm sống đủ cách: bán bàn chải, đánh giày, bán bánh trái...
Từ trước đến nay, những người nghèo phải vật vã kiếm sống bằng các nghề tự do tại Sài Gòn luôn bị rơi vào tình cảnh khó khăn, quẩn bách. Không phân biệt là người gốc cố cựu đã sống lâu đời ở Sài thành hay dân gốc miền Tây, miền Trung, Bắc nhập cư, người lành lặn hay người khuyết tật, họ có lòng tự trọng để không đi ăn xin nhưng vì quá nghèo, tiền bạc quá ít ỏi nên chỉ có thể bươn chãi kiếm sống bằng những nghề cần rất ít vốn, như: bán vé số, buôn gánh bán bưng các loại quà bánh rẻ tiền hay vật dụng vặt vãnh, gom ve chai, đánh giày, v.v… và nghề nào cũng buộc họ phải rong rủi suốt ngày đêm ngoài đường phố để kiếm từng đồng lẻ.
Theo một bài viết trên 24h.com.vn, hai cha con anh Phạm An, quê Tuy Hòa, Phú Yên, vào bán vé số dạo kiếm sống ở Sài Gòn. Xấp vé số 200 tờ trên tay họ chưa mỏng được bao nhiêu dù đã ròng rã đi bộ qua hàng chục con đường suốt từ chiều hôm trước. Anh An chỉ đứa con mới 7 tuổi đã phải đi bán vé số cùng cha, tâm sự: “Tôi tính năm nay cố dành dụm ít tiền, cho nó về quê vào lớp 1 trễ một năm cũng được. Nhưng tình hình này khó quá, thấy con rơi nước mắt mà mình chẳng dám hứa hẹn gì với nó”.
Anh An kể có hôm cha con bán chưa nổi 100 tờ vé số. Người đi bán ngày càng đông, mà người mua có vẻ cứ chắt bóp túi tiền dần. Các khách mối của cha con họ trước đây mua mỗi lần cả chục tờ, còn hào phóng tặng thêm cho người bán một hai tờ lấy may, giờ bỏ hẳn không mua nữa hoặc có mua cũng chỉ dè sẻn một vài tờ. Mấy năm trước, cứ gần tết là anh dành dụm được vài triệu đồng gửi về quê. Năm nay, đến giờ này anh vẫn chưa có đồng nào để báo tin mừng cho vợ con ở nhà.
Kiếm sống đủ cách: bán bàn chải, đánh giày, bán bánh trái...
Còn anh Đính, một thanh niên làm nghề đánh giày ở khu quận 1 Sài Gòn thì tâm sự là dù có quá cực khổ vẫn phải cố chèo chống mưu sinh, phải tự co mình để vượt khó. Từ “co mình” của anh có thể hiểu theo cả nghĩa đen khi phải nhét thêm bạn, chen chúc chật chội hơn trong phòng trọ để chia nhỏ tiền thuê nhà. Có người thì vạ vật trên manh chiếu nửa mét thuê tạm qua đêm. Đó là những phòng trọ tập thể dành cho người khó khăn, lỡ bước trong đêm. Một manh chiếu vừa khít người qua đêm có giá 5,000 – 10,000 đồng và hàng chục người nằm xếp lớp như thế.
Kiếm sống đủ cách: bán bàn chải, đánh giày, bán bánh trái...(Photo VB)
Buổi tối trong xóm trọ nghèo bên hông Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Chánh) thường có vài chị từ Bắc vào bán hàng dạo, xoay xở vượt khó. Một chị nói: “Phải biết bóp miệng, thắt dạ dày mình nhỏ lại anh à!”. Thường thì các chị chờ tối mịt mới tạt vào chợ ế vỉa hè. Giá miếng đậu, bó rau, con cá lúc này chỉ bằng hai phần ba, một nửa chợ sáng. Nhưng đó là những thứ đã gần ươn thối vì ế ẩm, nếu không bán giá rẻ thì người bán chỉ đổ đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét