Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Gặp Gỡ Công Nhân VN Ở Mã Lai


Tác giả : Phong Lan
Revolution fist.jpg
 Không thể để đất nước điêu tàn và cuộc sống của anh chị em ta mãi mãi tăm tối. Anh chị em ta hãy đoàn kết một lòng, rầm rộ xuống đường để phản đối chính sách bóc lột thậm tệ của chế độ tư bản đỏ. Kiên quyết đấu tranh đòi cho bằng được quyền lợi chinh đáng như tiền lương đúng với sức lao động và các tiêu chuẩn an sinh khác…Kiên quyết đòi cho được quyền thành lập công đoàn độc lập để đứng ra bảo vệ mọi người khi quyền lợi của anh chị em bị giới chủ xâm phạm.
 Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em

LTS: Tác giả là một chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng 11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu, các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.

Trong chuyến đi thăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan tôi đã “tạt” qua Mã Lai vài ngày để thăm văn phòng CAMSA tại đây.

Ngày 25 tháng 11, 2012, tôi đến thăm một hội thánh Tin Lành ở Thủ Đô Kuala Lumpur. Hôm nay Chủ Nhật nên có nhiều công nhân Việt Nam đến nhà thờ gặp gỡ đồng hương và sinh hoạt tôn giáo. Sẵn đó, tôi phỏng vấn được vài công nhân Việt Nam và hỏi thăm về tình cảnh của các anh chị em hiện nay.

Được biết công nhân Việt Nam được cho ở tập thể trong một căn nhà có 12 người ít nhất, ăn uống tự túc. Họ phải cầm sổ đỏ nhà cửa (giấy xác nhận quyền sử dụng đất) đế vay tiền, ít nhất 26 triệu (khoảng 1300 USD), trả dịch vụ “xuất khẩu lao động” đi Mã Lai.

Khi ký hợp đồng, họ được hứa hẹn đồng lương 900 Ringgit (khoảng 300 USD) mỗi tháng, làm 8 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Nhưng khi qua Mã Lai, họ phải làm 10 đến 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Mỗi tháng họ bị cắt tiền bảo hiểm chống trốn và chỉ đem về được 500 Ringgit (khoảng 170 USD).

Thấy một em gái nét mặt còn quá non trẻ, tôi hỏi em bao nhiêu tuổi. Em nói là em chỉ mới 16 tuổi nhưng phải làm giấy tờ giả 18 tuổi để được đi làm vì nhà quá nghèo không đủ ăn.

Nhìn thấy tình cảnh các anh chị em công nhân xuất khẩu lao động ở Mã Lai, tôi đau lòng quá! Đây đúng là một cảnh nô lệ mới trên xứ người. Hiện nay có trên 100 ngàn công nhân Việt trên xứ Mã Lai. Họ phải làm việc trong một hoàn cảnh khắc nghiệt vì bị ăn chặn lương và không có tương lai. Nhưng vì Việt Nam không có việc làm nên họ đành phải tha hương cầu thực mà thôi.


 
          Công nhân Việt gặp nhau ở một hội thánh Tin Lành, ngày 25/11/2012 (ảnh CAMSA).

Được biết luật sư của CAMSA Malaysia đang lập hồ sơ để đưa ra toà các trường hợp bóc lột và ăn chặn lương bổng của công nhân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam chỉ biết vơ vét tiền dịch vụ của công nhân Việt Nam và đem họ qua xứ người rồi bỏ rơi họ, mặc cho họ sống chết ra sao.

Trước hoàn cảnh ấy, đầu năm 2008 BPSOS phối hợp một số tổ chức quốc tế và địa phương để thành lập CAMSA, với văn phòng đầu tiên đặt ở Mã Lai. CAMSA vừa giải cứu và giúp đỡ các đồng bào bị bỏ rơi ấy, vừa vận động áp lực quốc tế để chặn tận gốc nạn buôn người từ Việt Nam.

Tôi đã tặng cho các công nhân gặp gỡ hôm ấy các CD học tiếng Anh để mong cho họ biết chút ít tiếng Anh để giao tiếp với người bản xứ vì ở Mã lai người dân biết tiếng Anh khá nhiều.

Tôi mong rằng người Việt Nam của tôi sẽ biết đứng lên giành lại quyền lợi lao động của mình và không còn bị bóc lột sức lao động của chính mình nữa.

Mong lắm thay!

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
( http://www.machsong.org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét