Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013
Từng tin nhắn một, Việt Nam sẵn sàng cho một cuộc cách mạng .
Không chỉ là dấu hiệu cho sự thịnh vượng gia tăng của quốc gia cộng sản, sự kiện này còn làm suy yếu sự độc quyền của nhà nước về thông tin.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã là một nhà sản xuất và xuất khẩu lớn điện thoại di động rẻ tiền. Trong năm 2010, đất nước này xuất khẩu 2,3 tỷ USD giá trị các điện thoại. Hai năm sau, con số đó đã tăng lên đáng kể đến $ 8,63 tỷ USD, tăng 122% so với một năm trước đó.
Hiện nay với những chiếc điện thoại di động có sẵn chỉ với $ 20, người tiêu dùng thông thường đang mua được những chiếc điện thoại vốn chỉ có thể dành cho người nước ngoài.
Theo các số liệu thống kê mới nhất của TechniAsia, có đến 145 điện thoại di động cho mỗi 100 người dân Việt vào năm 2012. Đối với một nước "có dân số hơn 90 triệu ", bản báo cáo cho biết thêm, điều ấy có nghĩa là "số điện thoại di động lên đến hơn 130 triệu chiếc".
Và người mua không giới hạn trong tầng lớp trung lưu. Mọi người mọi giới đều có điện thoại di động, từ trẻ em tiểu học đến những người đạp xe xích lô nghèo khổ. Tất nhiên cả các thanh thiếu niên nữa. Ngồi trên yên xe máy, người Việt trò chuyện trên điện thoại di động của mình trong khi lạng lách nguy hiểm xuyên qua lưu lượng giao thông bằng một tay trên tay lái. Thậm chí họ còn không tắt điện thoại trong rạp chiếu bóng. Ở các quán cà phê, nhà hàng, họ có một thói quen mất lịch sự khi vừa nói chuyện với bạn vừa nhìn xuống máy để kiểm tra và gửi tin nhắn.
Đấy là một khuynh hướng lo ngại đối với chính phủ tại Hà Nội, những người đang duy trì một bức tường lửa mạnh mẽ tương tự như ở Bắc Kinh.
Bởi vì ngoài chuyện tán gẫu hàng ngày, người Việt Nam đang ngày càng sử dụng các thiết bị cầm tay của mình vào các tài liệu và những chia sẻ mà chính quyền không muốn công chúng biết đến. Những việc làm sai trái của công an thường xuyên được tweet và chia xẻ trên trực tuyến. Những cuộc biểu tình chống công an ăn hối lộ, chính phủ trưng thu đất đai và ngay cả các cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông, hiện đang được tổ chức bởi các điện thoại di động và được ghi hình lại bằng điện thoại di động.
Một trường hợp cụ thể: nhà sư nổi tiếng thế giới Thích Nhất Hạnh, người từng sống lưu vong lâu năm ở Pháp, đã được cho phép về thăm quê hương của mình vào năm 2005 và ông đã quyết định xây dựng một tu viện. Mang tên Bát Nhã ở tỉnh Lâm Đồng, tu viện đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và nhiều người trẻ đổ xô đến.
Nhưng lòng nhiệt thành ấy đã đe dọa chính quyền địa phương, vì họ lo sợ cho một phong cách Pháp Luân Công kiểu Việt Nam. Kết quả là đám lưu manh được chính phủ hỗ trợ đã tấn công tu viện trong tháng 10 năm 2009, dẫn đến việc gây thương tích và bắt giữ các tu sĩ nam nữ, cuối cùng là việc phá hủy một tu viện và ký túc xá mới được xây dựng.
Trong khi hệ thống tin tức chính thống tại Việt Nam chỉ loan tải một ít thông tin về sự kiện này, chính các điện thoại di động đã loan tải các tin tức thông tin về biến cố ấy: Các nhân chứng đã quay phim, gửi tin nhắn cùng hình ảnh của vụ bắt giữ và phá hủy tu viện. Câu chuyện và các phim video đã chuyển đi khắp thế giới.
Việt Nam ra khỏi cuộc chiến tranh lạnh và di chuyển nhanh chóng mạnh mẽ vào thời đại của thông tin. Thủa trước, sở hữu một máy fax có thể khiến bạn bị bắt. Khi phải thao tác và kiểm soát thông tin, chế độ cộng sản từng cai quản một cỗ máy hoàn hảo.
Nhưng không còn nữa. Việc truy cập Internet từ 200.000 người sử dụng trong năm 2000 lên đến 30.802.000 người sử dụng vào năm 2012. Facebook mới bước vào đất nước năm ngoái đã nhanh chóng chiếm 10,5 triệu người sử dụng, hoặc gần 12% dân số.
"Tăng trưởng của Internet đang gây nguy hiểm cho chính phủ", Lê Quốc Quân, một luật sư, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng quốc tế vốn có các blog phổ biến nhằm thúc đẩy đa đảng và nhân quyền, nói với Associated Press năm ngoái. "Mọi người thực sự có thể đọc tin tức Có một khát vọng dân chủ trong đất nước chúng tôi" Tuần trước, Việt Nam bị kết án 14 blogger và các nhà hoạt động dân chủ âm mưu lật đổ chính quyền, và một số đã bị kết án tù 13 năm. Không lâu sau cuộc phỏng vấn ấy, Quân cũng bị bắt.
Ngày càng nhiều người viết blog về sự thất vọng và tức giận của họ. Tuy nhiên, vẫn không rõ là việc dân số nói chung có thực sự đói khát dân chủ và mong muốn một cuộc cách mạng hay không. Việt Nam là một xã hội công dân không có tổ chức đối lập, không có một giới lãnh đạo đủ thuyết phục để có thể thách thức với thực trạng, và không có một cuộc bàn luận nghiêm túc về một đường hướng mới cho đất nước. Quá nhiều cuộc thảo luận trực tuyến đã khiến Hà Nội gia tăng các cuộc bắt giữ và thuê các blogger để gây ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận trực tuyến.
Mặc dù đã có các thúc đẩy từ các các nhà hoạt động hàng đầu như Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quế, người từng đăng trực tuyến một lời kêu gọi những người trẻ tuổi sử dụng điện thoại di động của họ để thực hiện một cuộc "quét sạch chế độ độc tài Cộng sản" trước khi bị bắt vào năm 2011, khó có thể nói rằng những người thường dân xử dụng điện thoại di động nhận thức được công nghệ mới này như một công cụ tiềm năng cho một cuộc cách mạng còn được mang tên Mùa Xuân Ả Rập.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là ngọn gió thay đổi đang thổi đến. Có một lòng bất mãn chung chống lại những bất công và tham nhũng, và công cụ truyền thông mới đã giúp người dân bày tỏ. Càng có nhiều thông tin hơn, người dân càng bồn chồn hiếu động hơn. Từng tin nhắn một qua điện thoại di động để chia sẻ và trao đổi thông tin trên quy mô cả nước, người dân Việt Nam đang làm cho cuộc cách mạng xảy ra.
Andrew Lam - The Asian Week
Lê Quốc Tuấn XCafeVN dịch Việt Ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét