Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

ĐÁNH VÀ ĐÀM


Nam Nhân

                      

Trong “cuộc chiến” giữa Phe Dân và Phe Cầm quyền, hiện Phe Dân đang yếu ở cả hai phương diện đánh và đàm.

Đàm


Không thể phủ nhận đã có nhiều bước tiến trong hoạt động kiến nghị, gửi thư, yêu cầu đối thoại, phản biện trên mạng, lấy chữ ký… trong mấy năm vừa qua. Nhờ đó, tác động được tới Phe Cầm quyền, khiến họ phải: tiếp chuyện (như ở Bộ Ngoại giao, VP Quốc Hội,TP.HCM…) , hoặc tranh luận trên báo chí, hoặc ghi tên vào “công văn hỏa tốc” như trang Dân làm báo.



 Ngoài ra, sự im lặng, ù lì của Phe Cầm quyền trong một số trường hợp cũng là một kiểu “thắng lợi” của Phe Dân, vì nó chỉ ra rằng chính quyền coi thường tiếng nói của dân, của trí thức.

Điều may mắn là hiện nay, một trang web có thể đồng thời đảm đương được chức năng của báo giấy, báo nói, báo hình nếu muốn, do đó không cần phải bàn đến các phương tiện đó. Tuy nhiên, do rời rạc về tổ chức, nên Đàm cũng có nhiều hạn chế:


- Không theo sát, phản biện một cách có hệ thống các chính sách của Nhà nước. Chẳng hạn, rất cần có phản biện đối với Báo cáo của chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội tại Quốc Hội đang họp.


- Không đủ uy lực để buộc Phe Cầm quyền phải đối thoại, hoặc chí ít là trả lời


- Một số trang mạng chỉ biết tấn công, hầu như không biết đến đàm phán


- Một số khác lại đi sâu vào lý luận tinh tế, độc thoại.


Vì vậy kết quả của Đàm rất khiêm tốn. Chính quyền chỉ tiếp để xoa dịu chứ không lắng nghe. Thậm chí còn dùng mọi phương tiện để triệt hạ. Việc tiếp thu ý kiến về Hiến pháp là một ví dụ. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì muốn Đàm, phải có Đánh, mà Đánh còn rất yếu, như nói dưới đây.


Đánh


Tôi dùng từ Đánh để chỉ các hoạt động bày tỏ ý kiến trên thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, hoặc trên mạng. Nó bao gồm biểu tình, tuần hành, mít tinh, dã ngoại, đá bóng, tưởng niệm, làm từ thiện…

Tôi quan sát thấy Phe Dân hễ đánh là thắng, đơn giản bởi vì nó có chính nghĩa. Chính quyền phải lùi bước dần. Từ chỗ đàn áp mạnh tay, bắt mấy người giam nhiều ngày ở Hỏa Lò, bắt Bùi Hằng đi cải tạo…, đến nay không thấy giam giữ nhiều ngày nữa, mặc dầu vẫn còn đánh đập, bắt bớ.

Chính quyền đối phó kiểu nào cũng thua, chẳng hạn vụ xử nặng Uyên, Kha sẽ mang lại những hậu quả bất ngờ mà giờ này cũng chưa đoán được.


Tuy nhiên, có những yếu tố khiến Đánh còn yếu:


- Số lượng người tham gia quá ít, khiến nản


- Dài hơi, nhiều lần quá cũng mỏi mệt


- Một số “tổ chức” thiếu quan tâm Đánh


- Bị quấy nhiễu phiền phức


Từ lâu, tôi đã đề xuất cách “bày tỏ thường xuyên” để giảm bớt gánh nặng nói trên. Ý tưởng là : thể hiện biểu tượng thường xuyên trên trang phục và xe cộ, vật dụng.


Nay qua hình ảnh Phương Uyên tại phiên tòa, tôi đề nghị dùng dạng bảng tên học sinh làm biểu tượng, hoặc khẩu hiệu. Bảng tên có hai phần, trên và dưới, kích cỡ, màu sắc tùy thích, không cần thống nhất, khỏi ai chụp mũ. Chữ nghĩa tùy thích, có thể là : Việt Nam-Tự Do hoặc Việt Nam-Dân Chủ… Đây là mấy chữ trích từ các khẩu hiệu hiện hành, an ninh không có cớ gì bắt bẻ.


Có thể may, ghim, dán trên ngực áo, hoặc làm biểu tượng vẽ bất cứ nơi đâu tùy thích.


Mọi người hãy làm vậy, để tự hào về Phương Uyên, để dễ dàng kết nối với nhau làm việc lớn.


Tuy nhiên, chắc chắn việc “bày tỏ thường xuyên” không thay thế được các hình thức hội họp cổ điển. Hãy đến với nhau thường xuyên hơn, đông đảo hơn, mà một tấm gương cần nêu là nhà văn Phạm Đình Trọng, luôn có mặt ở nhiều sự kiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét