Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Chính các bạn, công dân ở Việt Nam là người bị thua thiệt nhiều nhất, dù cho....


Duy Trực

                  
                
                             Công lao xương máu năm nào
                 Bây giờ lãnh đạo cái nầy trao tau...tiến lên XHCN !


Nước Miến đi sau nhưng sẽ về trước ! Khi giới lãnh đạo thực tâm mang lại dân chủ cho đất nước, cánh cửa đầu tư cùng phát triển kinh tế sẽ mở rộng. Là một quốc gia dân chủ, lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, dù là 'tầm thường' nhất và 'đám đông' đó có khi chỉ vài người. Chả bù nước ta, dân vừa mở miệng là đã lãnh dùi cui và bị ghép bao nhiêu là tội. 



Chẳng phải dân chủ tự do sẽ mang lại cảnh hổn loạn như các ông kẹ CSVN vẫn luôn hù dọa. Hơn bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam đã trải qua chiến tranh lâu dài và mọi người đều hiểu giá phải trả. Nổi đau đó vẫn trải đều trên mọi công dân đất Việt ở các mức độ khác nhau. Chiến tranh nội loạn xảy ra, khi xung đột quyền lợi là mấu chốt, giai cấp thống trị không chịu từ bỏ. Ở Trung đông do khác biệt tôn giáo và cả sắc tộc, độc tài lãnh đạo mới có nơi dựa. 

Những yếu tố đó không có ở Việt Nam vì vậy, mang nội loạn chiến tranh ra hù dọa chỉ là vũ khí yếu ớt của đám lãnh đạo để trì hoãn thi hành tự do dân chủ. Việt Nam quả có 3 triệu đảng viên cs với nhiều bỗng lộc hơn dân thường, nhưng so với thiểu số lãnh đạo chóp bu, con số đó không nhằm gì cả. Là công dân của một nước Việt Nam tự do dân chủ, các bạn sẽ được nhiều hơn thế trong khoảng 1 thập niên thôi và quan trọng hơn hết, quốc gia các bạn sẽ vững mạnh con cháu các bạn được hưởng những quyền chính đáng của con người. Ta chỉ có niềm vui trọn vẹn thực sự khi dân tộc được ấm no trong từng người. Sự bất hạnh dù của 1 người cũng là sự bất hạnh tiềm tàng của chính ta. 

Chúng ta không thể tự đứng trên đôi chân của mình, phải tự nhận như vậy sau hơn 38 năm thử nghiệm. Thời chiến tranh, đảng liều thân và tự nhủ: các nước xhcn sẽ giúp đỡ chúng ta. Thời gian đã cho thấy, chính họ cũng không thể lo nổi cho chính họ, huống hồ lo cho kẻ khác. Còn bản thân ta thì khỏi nói, thời cấm vận ta tự lo cho chính ta, kết quả đói nhăn răng. Việt Nam chỉ thay da đổi thịt khoảng 2 thập niên trước nhờ mở cửa, nhưng cánh cửa đó hãy còn mở rất ít. 

Nhìn về nước Đức và Nhật, kẻ thù của Mỹ năm xưa nay đều là cường quốc kinh tế ngày nay. Không có nước đồng minh của Mỹ nào đều nghèo khổ cả. Và cũng không có nước nào bị mất đi một tấc đất tấc biển cả. Nước Phi năm xưa yêu cầu Mỹ rút, họ đã được như ý và nay lại đổi ý. Nước Nam Hàn một thời cũng la ó om sòm sự hiện diện của hơn 50 ngàn quân Mỹ, nay chỉ còn hơn 30 ngàn và họ không dám để số quân này biến mất trước họng súng đe dọa của Bắc hàn. Quần đảo Okinawa cũng vậy. Rải rác có những hành vi tội phạm của thiểu số quân nhân Mỹ, nước Nhật vẫn không muốn họ rút đi, dù hàng năm phải chi hàng chục tỷ đô la. 

Việt Nam có nhiều điểm giống Đức và Nhật năm xưa. Đây là vùng đất của đối đầu của 2 ý thức hệ tư bản và cs. vn cũng vậy, ngày nay là điểm nóng đối đầu của Tàu Mỹ; cũng như Đức Nhật, dù chưa ở mức dân trí cao, nhưng chúng ta cần cù và hiếu học, chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta có điều này. Nếu cố gắng đúng và tích cực, chỉ cần 2 thập niên thôi, chúng ta sẽ có điều này. 

Điều khác biệt lớn nhất là: chúng ta không bị lệ thuộc vào Mỹ như Đức và Nhật, cái mà mấy chú két vẫn rêu rao là độc lập dân tộc. Đây là trở ngại chính, thật là mỉa mai! Sau khi chiếm đóng Đức và Nhật, người Mỹ đã sửa đổi hiến pháp của họ và thực thi dân chủ sâu rộng toàn diện. Quyền lợi và bỗng lộc năm xưa, thay vì chỉ có thiểu số thụ hưởng bất công, nay được san sẽ cho toàn dân. Đi đôi với đầu tư và guồng máy hành chính hữu hiệu, chỉ trong 2 thập niên, Đức Nhật lại vươn lên hàng cường quốc năm nào.


Hãy nhìn về nước cạnh Việt Nam, Thái là nước tương đối chậm phát triển so với những gì họ có được. Không bị thuộc địa cũng như chiến tranh tàn phá, đất đai trù phú, được hưởng lợi và đầu tư trong chiến tranh vn, tuy vậy họ vẫn đi nhanh hơn Việt Nam.  Hai thập niên trước, khi có lần đi qua Bangkok, tôi hết sức ngạc nhiên. Thủ đô nước Thái tuy vẫn còn nhiều bề bộn của một quốc gia chậm tiến, nhưng có bóng dáng hiện đại của một thành phố phương Tây. Mới vài ngày trước, xem một video về thủ đô này, tôi lại ngạc nhiên một lần nữa. Thủ đô này thực sự chuyển mình nhanh trong 20 năm qua, và vượt qua vn về mọi mặt dù vẫn là quốc gia phát triển chậm so với những gì họ có được. 

Điều gì khiến cho một quốc gia có tính ỳ cao lại đi nhanh hơn Việt Nam?  Chính là tự do dân chủ. GDP của Thái chỉ hơn 5,000 đô/năm/người thôi, nhưng trong 20 năm qua, họ phát triển nhanh hơn Việt Nam. Tiếc là quyền lợi của thiểu số chóp bu csvn, đã làm cho đại đa số dân Việt Nam mất cơ hội phát triển.

Hệ thống quốc doanh đã lỗi thời. Người quản lý kém khả năng đa phần là con ông cháu cha, sống được là do nhà nước bơm vốn giúp đỡ hết mình, hiệu quả doanh nghiệp nhiều khi là thua lỗ. Điều gì kéo theo? Toàn xã hội phải chia nhau gánh vác, cam làm quít chịu. Lạm phát là từ hoa mỹ để móc túi người dân một cách khéo léo. Nếu lương bạn 1 triệu đồng tháng, mua được 100 kg gạo. Nay giảm xuống 800,000 ngàn (mua được 80kg gạo), xã hội chắc chắn sẽ náo loạn. Nếu vẫn 1 triệu đồng, nhưng bạn chỉ mua được 80kg gạo cùng loại, bạn chỉ dám than thở: đời sống khó khăn, vật giá leo thang...., dù rằng kết quả đều giống nhau. 

Dân chỉ dám thở khẻ, nhưng đám đầu tư ngoại quốc không như vậy. Lạm phát cao tức là Việt Nam móc túi họ, chúng sao chịu ngồi yên. Đầu tư ngoại quốc là phải có lời. Ngoài việc nhân công rẽ, điều kiện dễ dàng, thuế nhập khẩu trở lại Âu Mỹ phải thấp. Thuế biểu này lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu Việt Nam không đàn áp tôn giáo, có tự do, dân chủ .... thuế nhập vào Âu Mỹ sẽ nhỏ, nhà đầu tư có lời. 

Chính là hàng rào thuế, mà các nước dân chủ có thể đặt áp lực nhân quyền lên Việt Nam. Chính hàng rào thuế này, mà giới chính trị ở Washington có thể điều khiển đầu tư của giới doanh nhân ra ngoại quốc, không chỉ là làm kinh tế, nhưng còn phục vụ các mục tiêu chính trị của họ. Biểu thuế này có thể ví như equalizer ở máy cassette năm nào, lên xuống tùy theo âm tần ta muốn nghe. Mở rộng nhân quyền, thực do tự do dân chủ, chính là tạo điều kiện cho kinh tế vn phát triển vậy. 

Một xã hội dân chủ là xã hội công bằng. Nếu bạn là người duy nhất đặt luật và thi hành luật, chắc chắn bạn sẽ lạm dụng luật. Ví dụ, một nhà máy muốn đầu tư và cần đất; bạn sẽ lấy đất của đám dân đen hơn là mảnh đất bạn hay người thân bạn đang sở hữu. Nếu bạn định hoạch định một khu du lịch, bạn sẽ để người thân mình chiếm chỗ phần đất tốt nhất trước khi mọi người nhận ra mối lời! Khi thi hành công vụ, bạn sẽ lạm dụng công quỹ để mình có tiện nghi tốt nhất mà không e sợ ai dám chỉ trích.... Kể ra nhiều lắm. Những cái tưởng 'nhỏ' nhưng sẽ tích tụ thành 'đại'. Đám lãnh đạo phung phí, còn dân không có nổi cây cầu bắc qua sông trong mùa nước lũ. 

Chúng ta chỉ trích tham ô, bất công... nhưng có lẽ nên phân tích sâu xa hơn chỉ là cãi vả hời hợt bên ngoài. Chính các bạn, công dân ở Việt Nam là người bị thua thiệt nhiều nhất, dù cho bạn có là quan chức đi nữa. Hơn 2 thập niên trôi qua, Việt Nam đã vươn từ lợi tức 100 đô/người/năm lên khoảng 1,500 đô, dân thấy thế rất phấn khởi. Tội nghiệp, các bạn còn thua xa nhiều quốc gia khác lắm. Mức lợi tức 100 đô/năm là mức sống của kẻ đã chạm tầng địa ngục và các bạn cứ tưởng là thiên đàng. Khi bạn ngộp thở sắp chết, được ngáp vài cái là bạn đã rất sung sướng, nhưng không có nghĩa là bạn đang sống với đầy đủ ý nghĩa của nó!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét