Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
NÓI VỀ TẦNG LỚP SĨ PHU NHO SĨ Ở THỜI XƯA VÀ GIỚI TRÍ THỨC HIỆN ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA NGÀY NAY
ĐẠI NGÀN
Chế độ phong kiến đã có từ hàng ngàn năm ở phương Đông. Việt Nam và Trung Quốc là trường hợp chế độ phong kiến đặc thù ở Đông Nam Á châu. Có nghĩa học thuyết Nho giáo đã được dung hòa với xã hội phong kiến tạo nên một thực tế lịch sử khách quan với thời gian tồn tại lâu dài không thể phủ nhận. Thế nhưng không phải Nho giáo tạo nên xã hội phong kiến, mà ngược lại xã hội phong kiến đã thích nghi với học thuyết Nho giáo cũng như học thuyết Nho giáo đã nương theo xã hội phong kiến có sẳn đó để thi thố các chủ đích của mình. Khổng Mạnh đã đi tiên phong thời đại nhưng vẫn không vượt qua được thời đại của xã hội là như thế. Thời phong kiến là thời công nghiệp khoa học kỹ thuật chưa có mặt. Xã hội phong kiến là xã hội vua quan là điều tất nhiên. Thuyết Nho giáo không thể làm đảo lộn hay thay thế được trật tự đó, nhưng chỉ làm cho nó nhân văn hơn, tiến bộ hơn, phù hợp với xã hội đương thời khi đó hơn thế thôi.
Xã hội hiện đại của loài người là xã hội là xã hội đặt trên nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, điều đó có nghĩa không bất kỳ khía cạnh của xã hội phong kiến xưa cũ nào còn được phép tồn tại. Ý nghĩa vua quan thời xưa là khái niệm thật sự lạc hậu và từ lâu đã bị đào thải. Cái được gọi là “mệnh trời” thời phong kiến chỉ là sự lợi dụng mang tính mê tín và ngu dân mà chính học thuyết Khổng Mạnh đã đả phá sâu sắc nhằm đề cao ý nghĩa dân chủ chính đáng, tiến bộ, cần thiết trong xã hội mà bộ sách Mạnh Tử là một minh chứng hùng hồn nhất.
Chính bởi thế mà dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, các nhà yêu nước VN như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh v.v… đều đã dần dần tách khỏi các mặt thủ cựu, lạc hậu, phản động của chế độ phong kiến nói riêng và cả Nho giáo nói chung nhằm chỉ giữ lại cái tinh hoa của Khổng Mạnh để kết hợp với các tư tưởng mới của thời đại khoa học tiến bộ và ý thức dân chủ mới mẽ nhằm tìm ra con đường giải phóng dân tộc và cứu nước.
Bởi vậy ngày nay trong thời đại công nghiệp và khoa học tiên tiến toàn cầu, dân tộc VN và đất nước VN muốn phát triển xứng đáng với tâm nguyện của các nhà chí sĩ cách mạng thời xưa như nói trên, không có con đường nào khác là con đường khoa học kỹ thuật và công nghiệp phát triển tiên tiến nhất. Có nghĩa khoa học xã hội phải là cái đầu và khoa học kỹ thuật công nghiệp phải là cái chân mà không thể nào khác. Bởi vậy mọi hình thái ý thức đã hoàn toàn lạc hậu kiểu phong kiến, kiểu ý thức hệ phản khoa học và lạc hậu, đã bị đào thải nhất thiết cần phải được tuyệt đối vứt bỏ và mạnh dạn loại trừ không nhân nhượng hoặc thương tiếc. Các quan điểm về “giai cấp” lạc hậu kiểu phong kiến, thay thế ý niệm “mệnh trời” sai trái bằng ý nghĩa “giai cấp tiên phong” phản khoa học và trá hình cần phảiđược bài xích và loại bỏ. Bởi vì chỉ có thế thì một xã hội hoàn toàn khách quan, thực tế, sáng suốt và tiên tiến mới có thể được xây dựng để phát triển bền vững và kết quả.
Có nghĩa nguyên tắc xã hội khoa học và tiến bộ nhất ngày nay không gì khác hơn là sự bình đẳng, tự do của mọi cá nhân con người. Đó cũng chính là nền tảng khách quan, thiết yếu và tự nhiên của chính nền dân chủ tự do và hạnh phúc của toàn thể xã hội. Dân chủ tự do trong kinh tế, trong văn hóa, trong khoa học kỹ thuật, trong sinh hoạt xã hội v.v… đó chính là nền tảng chính yếu và bắt buộc trong xã hội hiện đại mà không có con đường nào khác. Như thế mọi hình thức độc tài, độc đoán dù nó núp dưới bất kỳ chiêu bài hay cấu trúc xã hội thế nào đều cần phải loại bỏ. Bởi vì chỉ có như thế thì mới thật sự giải phóng cá nhân và xã hội về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như ý thức, tinh thần và văn hóa. Thời hiện đại chỉ có thể là thời đại của dân chủ tự do, khoa học kỹ thuật công nghiệp tiến bộ, phát triển mọi mặt trong xã hội, thời đại của ý thức nhân văn và quyền con người, không thể còn là thời đại của mọi ý thức hệ lạc hậu, giả dối, phi khoa học, và thậm chí hoàn toàn phản tiến hóa, phản nhân văn, phản tiến bộ, phản phát triển, phản xã hội, hay cũng có nghĩa là thực chất phản động. Và nhiệm vụ của giới trí thức hiện đại ngày nay quả thật cũng không khác mấy với nhiệm vụ nơi giới sĩ phu ngày xưa của đất nước ta là như thế.
Mấy năm trước, ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, mình nghe ông "Tây ba-lô" nhìn khu vực bia tiến sĩ rồi bập bẹ khen: "Việt Nam nghèo mà lắm tiến sĩ". Một thoáng suy nghĩ, ông ta lại thắc mắc: "Lắm tiến sĩ sao nước vẫn nghèo!?" Thấy cũng buồn mà không biết nói sao.
Trả lờiXóa