ĐẠI NGÀN
"Sợ hãi lòng yêu nước và quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh"
Người có con tim lành mạnh, trong sáng thì biết yêu xã hội, yêu tha nhân, yêu đồng bào, yêu nước. Người có cái đầu tỉnh táo, sáng suốt, hiểu biết thì phân biệt được điều gì đúng, điều gì sai, điều gì cần làm, điều gì không nên làm cho cộng đồng, cho quốc gia, xã hội. Yêu thương đúng và hành động đúng, đó là yếu tố cơ bản của con người lành mạnh, lương hảo, thánh thiện, thậm chí có khi kể cả là người anh hùng. Sự hòa giải thật lòng giữa những người anh em, đồng bào với nhau luôn thể hiện yếu tố tình cảm lành mạnh và đầu óc trong sáng. Có nghĩa sự hòa giải hòa hợp là thực chất mà không thể chỉ là thủ đoạn ma mánh hay hình thức. Nhưng hòa giải hòa hợp cao nhất không phải chỉ để thỏa mãn tình cảm đơn giản mà chính là để cùng nhau xây dựng đất nước. Có nghĩa muốn dân tộc đi lên, xã hội phát triển, cần phải có sự kết hợp nhiều người, huy động được mọi nhân tài, không thể chỉ duy sự chủ quan hay độc quyền.
Nếu suy nghĩ hợp lý như thế, rõ ràng điều 4 của hiến pháp cứ bảo thủ, giữa mãi là hoàn toàn không có lý do hợp lý hay chính đáng. Bởi vì nếu lúc cách mạng CS mới dấy lên, chưa biết triển vọng của nó thế nào, người ta có thể có quan điểm duy ý chí, hạ quyết tâm làm theo ý mình bằng mọi cách. Sự độc tài độc đoán tất nhiên là xấu, nhưng vì sự chủ quan, sự ngây thơ, sự cố chấp, sự hi vọng hão còn có thể cảm thông hoặc chờ đợi được. Bởi vì tính khả thi của mọi việc cũng cần có điều kiện thời gian và phải có ý hướng quyết tâm. Song cho đến ngày nay, tình hình đã có trong nước và toàn thế giới, cho thấy mọi chủ quan quyết tâm ôm độc quyền chính trị là hoàn toàn vô nghĩa, đi ngược lại các lợi ích chung và chỉ tỏ ra thiển cận, hẹp hòi, không có ý thức vì nước, vì dân, vì xã hội, vì dân tộc thực sự. Vả lẽ, về mặt nguyên tắc thực tế và ý nghĩa dân chủ, không bất kỳ tập thể hay cá nhân nào có thể bao trùm hoặc quyết định thay thế cho toàn dân một cách độc đoán, bởi vì điều đó thật sự hoàn toàn trái lẽ và vô nguyên tắc. Vậy thì nếu muốn lãnh đạo dân theo kiểu mình cho là thận trọng, chí ít cũng cần nên hỏi dân theo kiểu khách quan, chính đáng và hợp lý. Tức hỏi dân có đồng thuận giữ lại điều 4 trong hiến pháp hay không.
Cách trưng cầu dân ý khách quan, tự do là lối thoát danh dự cũng như có ý nghĩa và giá trị duy nhất.
Ngược lại nếu dùng hình thức lấy ý kiến theo kiểu dàn dựng như thế nào đó để cuối cùng mình vẫn chiến thắng và vẫn giữ điều 4 theo kiểu chủ quan, chỉ cho thấy ý đồ không lành mạnh, không tôn trọng dân, không yêu dân hay không yêu nước thật sự. Cho nên lãnh đạo không phải chỉ đơn giản là cầm quyền. Và cầm quyền không phải chỉ đơn giản là tham quyền cố vị, hay lạm dụng quyền đối với nhân dân. Cầm quyền tốt đẹp chỉ có nghĩa hết sức làm theo ý dân, theo yêu cầu khách quan của toàn xã hội mà không phải cố chấp chỉ cốt theo ý mình. Có nghĩa tự cho mình là hay ho khiến sợ mất quyền là điều phi lý.
Ngược lại, biết mình làm không hay ho gì mà vẫn bảo thủ quyền, đó là đi ngược lại lợi ích nói chung của toàn dân. Vả chăng, nếu mình có năng lực, không lý gì lại sợ những sự phức tạp khó xử trong xã hội. Bởi hoàn cảnh càng khó mà mình lèo lái được, đó mới chứng tỏ được năng lực, tài năng và sự trong sáng. Ngược lại bất kỳ điều gì cũng sợ, như sợ hãi sự đa nguyên đa đảng, có nghĩa mình đã quá thậm tệ rồi và đã không còn mọi mục đích trong sáng nữa mới phải sợ đủ thứ có khi điều sợ hãi đó lại không cần thiết.
Bởi vậy, bất kỳ cá nhân hay tập thể nào, nếu trong cách phát biểu hay hành động của mình đối với xã hội mà chỉ tỏ ra thủ cựu, chủ quan, hạn hẹp, hẹp hòi, thiển cận, không lành mạnh đều chỉ cho thấy sự bất xứng. Ngay cả sự xứng đáng mà muốn được chính đáng cũng phải hành động trong sáng, cao cả, thích hợp, hữu lý, huống gì nếu chỉ sự thiếu trong sáng thì tất cả những điều đó lại càng nghịch lý và chỉ cho thấy sự phi lý cũng như sự thiếu chính nghĩa của bất kỳ những ai có liên quan trong lợi ích chung của toàn xã hội, của nước, của dân như thế.
Vậy nên bất kỳ ai cũng vậy, nếu thiếu con tim nồng nàn vì xã hội, thiếu cái đầu khách quan, trong sáng đối với xã hội, thật sự chỉ còn là sự cản ngại, là chướng ngại vật đối với yêu cầu đi lên khách quan của toàn thể đất nước, xã hội, mọi người nói chung. Bởi nếu mình bất lực rồi tưởng mọi người khác cũng bất lực, mình xấu rồi tưởng mọi người khác cũng xấu, mình dở rồi tưởng mọi người khác cũng dở, mình tồi rồi tưởng mọi người khác cũng tồi, thì điều đó trở nên hoàn toàn vô nghĩa và phi giá trị đối với yêu cầu hay ý thức cộng đồng thật sự.
Người xưa nói có mợ chợ cũng đông, không có mợ chợ cũng đông, là sự suy xét theo ý nghĩa thâm sâu, rằng mỗi người không nên chủ quan, thiển cận hay xấu xa, mà nên trải lòng ra và tin tưởng nơi người khác, nơi tất cả mọi người. Chỉ có sự mở lòng và sự bắt tay nhau giữa mọi người mới thật sự thủ tiêu được lòng ích kỷ, sự chủ quan hay sự tà vạy của ý thức phi dân chủ và tinh thần cá nhân chủ nghĩa thấp kém, lạc hậu, xấu xa, nguy hiểm và tệ hại thật sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét