Vũ Cẩn
Qua bản lượt ghi của chú 4 Sang trong buổi nói chuyện tại câu lạc bộ Thăng Long trong việc nhận định anh bạn không lạ : Trung Quốc tuy khẳng định giữ gìn hòa bình, nhưng kiên quyết bành trướng chiếm lấy Biển Đông, chiếm các đảo của ta, đã góp phần củng cố nhận định lâu nay : nguy cơ chiến tranh đang ngày một cận kề. Thực tế cho thấy, với bản chất lật lọng và tráo trở, người Trung Quốc coi mọi thỏa thuận mà họ từng ký chỉ là mớ giấy lộn. Trong mối suy tư trăn trở về vận nước nổi trôi, ít nhiều cũng đáng để chúng ta suy ngẫm .
Xét về đặc điểm lịch sử và văn hóa, Việt Nam nằm gọn trong vùng ảnh hưởng của Trung Hoa. Trong nhiều thế kỷ, Việt Nam là cái chột chặn tự nhiên trên con đường nam tiến xâm thực văn hóa và xâm lược quân sự của đại Hán. Xem xét cho kỹ, nếu không có chốt chăn Việt Nam , thì các nước Đông Dương như Lào và Kam, mở rộng thêm là Thái Lan hay Miến Điện đã không thể mang dấu ấn của nền văn hóa và văn minh Ấn Độ, bao gồm cả nghệ thuật và ngôn ngữ với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo, mà là Khổng giáo và Nho giáo của Tàu. Trong quá trình lâu dài của lịch sử ấy, cái tinh thần mà người Việt Nam tích tụ không phải là sự đề kháng về văn hóa, mà chính là tinh thần độc lập và tự chủ đã ăn vào cốt tủy. Các triều đại trong lịch sử Việt Nam đều thần phục Trung Hoa nhưng độc lập trong cai trị và bảo toàn chủ quyền lãnh thổ. Đây là 1 thực tế được minh chứng của lịch sử.
Thế kỷ thứ 20 là một thời kỳ dài đầy biến động. Gần đây, trong cuộc chiến với Pháp và Mỹ, bằng những mối quan hệ và trợ giúp từ bên ngoài, người Việt Nam thành công, nhưng phải trả bằng những cái giá đau thương. Người ta có thể hình dung một Việt Nam nhỏ bé nhưng dám tự tin chơi tay đôi một cách sòng phẳng với Mỹ, và người ta cũng dễ dàng nhận ra đằng sau Việt Nam là khối XHCN do Liên Xô và Trung Quốc hổ trợ tối đa theo cái nghĩa đồng minh. Tuy vậy, lịch sử đã chứng minh rằng nước Mỹ đã không đánh đến cùng cũng như không hổ trợ đồng minh của mình đến cùng như những người bên kia chiến tuyến. Năm 1979, Việt Nam hứng một đòn đau khi thách thức quyền lực Trung Hoa. Cái hiệp ước đồng minh chiến lược ký với Liên Xô lúc đó đang ở đỉnh cao thế lực cũng không giúp ích gì Việt Nam trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng khốc liệt đó. Vẫn là người Việt đứng một mình chặn lại làn sóng tràn xuống từ phương Bắc, cho dù quân đội vẫn còn hữu hiệu và cả nước vẫn chưa quên mùi chiến trận. Ai sang sàng đổ máu của mình để giúp giải quyết vấn đề của nước Việt Nam ngoài người Việt Nam ?
Việt Nam hiện nay không có đồng minh, đó là một thực tế đang đặt ra đối với chúng ta. Duy mối quan hệ lỏng lẻo với khối Asean và chuyện đó gần như không có nhiều ý nghĩa trong ván bài mặc cả với Trung Quốc. Chúng ta bắt đầu nói đến Mỹ theo một cách hiểu là để làm một đối trọng trong tương quan ảnh hưởng của Trung Quốc với Việt Nam. Mối quan hệ mà Việt Nam đang cố gắng thiết lập với Nhật Bản và Ân Độ cũng nằm trong một bài toán lớn. Những bài toán ấy vẫn còn dang dở và chúng ta vẫn chưa nhìn thấy hết những biến số của các phương trình. Các nước đều có tính toán riêng của mình trong ván bài lớn đang chơi với Trung Hoa, và hoàn toàn chắc chắn rằng giới tinh hoa chính trị cũng đang muốn tìm kiếm chỗ đứng ở Việt Nam. Không ảo tưởng gì vào việc Việt Nam sẽ thiết lập được một mối quan hệ đủ chặt chẽ với bất cứ thế lực nào để thách thức thế lực Trung Hoa, nhưng nhìn nhận rằng Việt Nam bằng các mối liên hệ giằng chéo khác nhau, có thể phần nào cải thiện vị thế và tiếng nói trong câu chuyện dài với người khổng lồ phương Bắc.
Một bài toán sinh tồn trong bối cảnh mà sức ép từ Trung Quốc và nguy cơ bị thôn tính đang ngày một cận kề đòi hỏi sự bình tĩnh và sáng suốt của bất kỳ thế lực nào cầm quyền ở Việt Nam .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét