Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG VÀ VIỆC YÊU CẦU CHO PHÉP LẬP NÊN CÁC ĐẢNG ĐỐI LẬP VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VN HIỆN TẠI


NON NGÀN

                                 
                                                        Ông Lê Hiếu Đằng


Ông Lê Hiếu Đằng đã bỏ gần hết cuộc đời của mình để đi theo tiếng gọi và mục đích của Đảng, của Bác, ông đã đạt đến những thành quả địa vị nào đó nhất định. Giờ đến lúc tuổi già, bệnh tật, ông phản tỉnh lại, cho rằng xã hội hiện tại đã không đạt được như mục đích hay hoài bão của ông mong muốn, bởi mọi hậu quả của nó là do tính độc đảng mà từ lâu đã có. Ông và ông Hồ Ngọc Nhuận, người đồng thuyền đồng hội của ông, cùng yêu cầu đảng Cs cầm quyền hiện nay cho lập ra các đảng đối lập để giải cứu tình hình. Việc yêu cầu đó có được đáp ứng hay không là chuyện khác. Nhưng việc chính ông Đằng, ông Nhuận lập ra đảng đối lập đó là đảng gì, đảng của giai cấp, của thành phần xã hội nào, hay đảng của toàn dân ?


Ông Đằng và cả có thể ông Nhuận từ lâu nay từng đi theo đảng Cs tức được gọi là đảng giai cấp công nhân của lý thuyết Mác xít. Bây giờ muốn lập đảng đối lập tất phải trước hết ra khỏi đảng cũ, cũng có nghĩa không công nhận đảng cũ là đảng của giai cấp công nhân hay không công nhận lý thuyết Mác xít nữa. Nhưng như vậy thì mọi quá khứ đã đầu tư vào nay phải bỏ hết, về phương diện cá nhân cũng nhất là về phương diện chung của lịch sử dân tộc, đất nước.

Cái việc dẫn mọi người đi theo con đường đúng ngay từ đầu là một việc khác. Còn việc dẫn người ta đi theo con đường nào đó về sau mình thấy sai hay không đúng nữa để quay về con đường khác, lại là chuyện khác. Ngay bản thân của Mác lúc đầu tuổi trẻ bồng bột viết bao nhiêu bài báo theo kiểu ảo tưởng, cả Tuyên ngôn Cs đảng, cả Tư bản luận để nêu cao chuyên chính vô sản, rồi cuối đời lại quay về tư tưởng dân chủ xã hội thực tiển, thì quả thật bột cũng đã nên hồ rồi, không có gì để còn bàn cãi nữa. Cho nên mọi cái ngay từ đầu đã nắm phần quyết định không về về sau.

Ở Liên Xô chính Lênin lập nên nhà nước vô sản đầu tiên tưởng kéo dài vĩnh viễn và hạnh phúc toàn diện. Cuối cùng thời thời Gorbachev mới phơi bày tất cả. Rồi Yelsin lại đứng ra làm cho đường mới, lại trở về danh gọi và cờ quạt của nước Nga từ đầu, lại trở về con đường xã hội dân chủ, quả là một sự quay vòng vĩ đại, biết bao nhiêu phung phí, cuối cùng cũng trở lại khởi điểm, trách nhiệm đó về ai, về những người cầm đầu, lãnh đạo, hay của toàn thể dân tộc và nhân dân Nga.

Cho nên kiểu chính trị một người, nhóm người, hay đảng nào đó lãnh đạo ngày nay đã quá chán ngán rồi. Giữa danh và thực nhiều khi rất xa cách. Bởi ai cũng có thể nhân danh bất cứ điều gì nếu lòng họ không trong sáng, có hậu ý riêng nào đó, hay kể cả chỉ là sự nhầm lẫn nào đó mà mọi người khác không biết, và đã từng chấp nhận đi theo họ. Điều này về mặt học thuyết như bản thân của Mác, và cả về mặt thực hành như những người từng thực hiện theo Mác.

Thế thì vấn đề chính không phải là lý thuyết nào, không phải giai cấp hay đảng phái nào, không phải cá nhân hay nhóm người nào. Nhưng vấn đề chính là những thành phần như thế có trong sáng hay không, có thiện chí hay không, có toàn tâm toàn ý vì lợi ích chung hay không, có sự nhận thức và hiểu biết về chân lý khoa học và chân lý đời sống hay không. Nếu ngược lại chỉ là sự láo liến, sự nhân danh, sự đóng kịch, thì mọi tài năng đó cũng chỉ dẫn đến sự thành công riêng mà chẳng hề ích lợi thật cho ai hay nói đúng hơn chỉ có hại cho mọi người, cho toàn xã hội. Người ta không thể chỉ vì mình mà dẫn người khác phải bao nhiêu vất vã đi lòng vòng trong rừng để cuối cùng cũng chỉ trở về lại khởi điểm.

Vậy kết luận có thể nói vấn đề chỉ là tính đúng đắn của bản thân hay bản chất con người. Mọi thần tượng dù lý thuyết hay thực tế được cơi lên nhưng không đúng khách quan sự thật, dù có tô son trét phấn thế nào, cuối cùng lịch sử cũng đều đào thãi. Thế nên vấn đề chẳng phải độc đảng hay đa đảng, đối lập hay không đối lập, mà vấn đề điều đó có thực chất giá trị hay không, có đúng đắn hay chỉ nhân danh để nhằm lừa dối người khác. Tất nhiên giá trị vẫn luôn đi theo nguyên tắc. Có nghĩa cái gì nhiều thì người ta dễ dàng lựa chọn cái tốt đẹp, hay ho hơn, thay vì chỉ có cái một mình một chợ. Nhưng điều đó cũng không phải có nhiều mới tốt. Cái tốt chính là bản thân của hàng hóa và người chủ của hàng hóa đó có phải là người trung thực, lương thiện hay không, hay chỉ là chuyện treo dê bán chó.
NON NGÀN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét