Bao Công
5/7/2012 Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tuyên bố “truy cập Internet là quyền của mỗi công dân” và nhấn mạnh “chính phủ ngắt kết nối Internet của người dân là vi phạm nhân quyền”.
Trong báo cáo chi tiết của LHQ về vấn đề truy cập Internet trên thế giới có nhắc đến việc “chính phủ không nên hạn chế truy cập Internet của người dân, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy ước và luật pháp quốc tế về nhân quyền”.
Hai trường hợp liên đới gần đây nhất là vụ việc chính phủ Ai Cập vô hiệu hoá toàn bộ đường truyền Internet vào đầu năm nay và chính phủ Syria ngắt hoàn toàn dịch vụ Internet của công dân 2 ngày trước đây (4/6/2011). Cả hai trường hợp trên đều mang động cơ chính trị nhằm ngăn chặn những cuộc biểu tình leo thang.
LHQ cho biết hành động ngắt mạng Internet của nhân dân là vi phạm điều 19, khoản 3 của Công ước quốc tế về nhân quyền và chính trị.
EU tỏ thái độ nhất trí với LHQ về bản báo cáo này, khi vào năm 2008 đã yêu cầu các quốc gia “không áp dụng các biện pháp mâu thuẫn với quyền tự do và nhân quyền”. Chúng ta hi vọng rằng hình phạt cắt Internet sẽ được loại bỏ ở tất cả các nước trên thế giới.
Quyền tự do thông tin là một quyền cơ bản của con người đã được nhân loại thừa nhận. Thậm chí, có ý kiến khẳng định rằng nó là quyền để thực hiện mọi quyền vì không có thông tin thì người dân không thể biết, không thể bàn, không thể làm và không thể kiểm tra bất cứ vấn đề gì; và tất cả các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân đều chỉ có thể đảm bảo thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền tự do thông tin[2].
Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người 1948 đã tuyên bố: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm mà không bị can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới”[3] (Điều 19). Hiến pháp Việt Nam hiện hành năm 1992 cũng ghi nhận “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” (Điều 69). Cho đến nay, những khẳng định trên vẫn hoàn toàn đúng-nhưng là để lừa bịp dư luận, lừa dân Việt Nam. Nhưng vào thời điểm các văn bản trên được ban hành, loài người chưa hiểu rõ về Internet, về mạng toàn cầu và do đó, cũng chưa thể hiểu được quyền tự do thông tin sẽ biến đổi ra sao trong xã hội thông tin toàn cầu.
Nghị định có hiệu lực vào ngày 1-9, quy định các trang web cá nhân và các trang mạng xã hội không được phép cung cấp và chia sẻ tin tức từ các phương tiện truyền thông của nhà nước. Các blogger và người sử dụng Facebook và Twitter cũng bị cấm thu thập tin tức từ các phương tiện truyền thông nhà nước.
“Nghị định này rõ ràng vi phạm quyền tự do trao đổi thông tin của người dân, vốn là một quyền cơ bản”, một nhà hoạt động nhân quyền phát biểu với ucanews.com với điều kiện giấu tên.
“Nghị định này nhằm hạn chế các hoạt động của các blogger phản đối các chính sách của chính quyền cộng sản độc tài”.
Ông nói ngày càng nhiều người dùng internet sử dụng các chương trình phá bức tường lửa của chính phủ để đọc các blog và trang mạng xã hội không bị kiểm duyệt. Những trang này “cung cấp thông tin chính xác, nhạy cảm, bí mật và hợp thời không được các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin”, ông nói.
Một phần ba trong 90 triệu dân Việt Nam sử dụng các dịch vụ internet. Tuy nhiên, đây là trò giải trí mạo hiểm vì Việt Nam có nhiều đạo luật dễ bắt bẻ và được chính quyền dùng để xử những người chống đối.
Bằng việc tước đoạt quyền tự do của con người, ngoan cố tùy tiện đẻ ra các điều luật để lạm dụng ngăn cấm, đàn áp tự do dân chủ, vi phạm nhân quyền, lạm dụng quyền lực tham nhũng, bán nước. những tội đó thoát sao được tội [...] những tên đầu sỏ đây?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét