Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Việt Nam tôi đâu ?

Võ Trang 

                    
                  
Ngày nay, nếu có ai về Việt-Nam thì có thể họ sẽ thấy 1 hình ảnh ngược lại: khách sạn, nhà hàng, những thú ăn chơi mọc lên khắp nơi trong những đô thị lớn như Sài-Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng… và không thể không tự hỏi ở đâu người dân có thể “afford” được những điều kiện này trong khi lợi tức trung bình của 1 công nhân là 3 đồng Mỹ Kim 1 ngày? Phải chăng đây là thành quả của những giúp đở từ thân nhân của họ ở nước ngoài, những món nợ đã lên đến hàng chục tỉ Mỹ kim qua 1 cánh cửa huy hoàng có tên là viện trợ và được phân phối trở lại cho dân chúng bởi sự tiêu dùng của 1 giai cấp mới mà người ta gọi là Tư Bản Đỏ? – một sự vận chuyển của hệ thống tiền tệ theo quan điễm của tư bản mà người cộng sản đang âm thầm áp dụng!

Người dân bỏ thôn quê vào thành thị sống chen chúc, chui rúc để trở thành công nhân cho những kỹ nghệ và thị trường tiêu thụ – kể cả thị trường tình dục … Những kẻ không sống được thì vẫn tiếp tục trốn chạy dù 38 năm đã qua. Thật không thể tưởng tượng những khốn khổ của người Việt phải vượt biên bằng đường bộ, qua cả đại lục Trung Cộng, Trung Á để vào Châu Âu, sống chập chờn như những bóng ma trong khu rừng già gần Point de Calais để chờ vượt biên qua London… “trồng cỏ”. Hiện tượng “người rơm” ở Châu Âu là 1 bằng chứng cho sự trốn chạy quê nhà của người Việt-Nam.


Tháng vừa rồi (?), nghĩa là đã chính thức hơn 38 năm sau, tôi nghe có tin người Việt lại vượt biên bằng tàu đến Úc Châu nhưng có lẽ là sẽ bị trả về vì chương trình tị nạn đã hoàn toàn chấm dứt. Điều gì đã khiến cho con người Việt-Nam hôm nay chấp nhận bán cả phẩm giá của mình để lấy chồng Đài Loan, Trung Cộng qua những cuộc mua bán hôn nhân mà dù có được trình diễn 1 cách sexy (!) và văn minh hơn cũng không khác gì những cuộc mua bán nô lệ vào thời trung cổ trong bản chất? Điều gì đã khiến cho người Việt-Nam chấp nhận bán cả gia tài còn lại để mua 1 chân xuất khẩu lao động như 1 con hội để trốn thoát? – số còn lại không may thì đa số phải chịu 1 cuộc đời bầm dập, thậm chí mất mạng? Và cho dù ở 1 cấp cao hơn, điều gì đã khiến cho giới, dù giàu có, kiếm cách chuyển tiền và di dân ? – giới văn nghệ sĩ, du học sinh ra đưọc nước ngoài là tìm đủ mọi cách để ở lại,? Quê hương, dân tộc, tư do, nhân quyền, liêm sĩ, lòng tự trọng của 1 dân tộc có tiếng là bất khuất… tất cả đều chỉ là những thứ xa  phẫm trước 1 hiện thực là phải kiếm ăn, kiếm sống trước hết!

Ông/ Bà đã về Việt-Nam bao nhiêu lần để thấy được sự thật của người dân cùng khổ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét