Vũ Hộp Lân, Nhà báo Nhân Dân
Hiến pháp là tài sản chung của một quốc gia và của một dân tộc. Thông qua hiến pháp công dân của quốc gia đó phải chấp hành và phục tùng hiến pháp. Sự ra đời của Hiến pháp là một thực tế nhằm tránh các đau thương mất mát , tránh các xung đột mà hậu quả là cửa mất nhà tan, huynh đệ tương tàn trong một đất nước. Hiến pháp là khái niệm chung nhất và phổ quát nhất mà mọi công dân từ thế hệ này đến thế hệ khác phải tôn trọng và chấp hành. HIến pháp có trách nhiệm biến cái riêng của dân tộc, đất nước thành cái chung thông qua sự đồng thuân của toàn thể nhân dân thuộc phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Các chế độ tồn tại kế thừa phải phục tùng hiến pháp. Toàn bộ những hành vi chống lại, không phục tùng được gọi là vi hiến.
ĐIỀU BỐN của hiến pháp nước Việt Nam hiện tại là sự đi ngược lại tinh thần của hiến pháp. Cụ thể khi xem rằng đảng là giai cấp lãnh đạo, chủ thuyết Mac-lenin là kim chi nam cho mọi hành động và tư tưởng , thì những ai khi sống ở Việt nam không theo đảng cọng sản, không nắm rõ lý thuyết của chủ nghĩa mac lenin đều được vào tội vi hiến. Như thế những công dân sống bình thường không theo các tổ chức chính trị, một ngày nào đó theo hiến pháp sẽ bị qui vào tội vi hiến khi hiến pháp bị một tổ chức hoặc cá nhân cực đoan nào đó lợi dụng điều BỐN của hiến pháp để làm theo chủ đích của họ. ĐỀU NÀY HOÀN TOÀN MÂU THUẪN VỚI QUYỀN ĐƯỢC SỐNG QUYỀN ĐƯỢC TỰ DO CỦA CÔNG DÂN TỒN TẠI TRÊN HÀNH TINH NÀY.
Đưa một khái niệm riêng của một tổ chức, đảng phaÍ vào một khái niệm chung của hiến pháp nhân dân dẫn đến mâu thuẫn là vậy. Đó là lí do điều bốn chỉ nên tồn tại trong nội bộ đảng cọng sản, từ đó đề cử ra những vị lãnh đạo xuất chúng mà cáng đáng việc quốc gia đại sự.
Đưa một đất nước ra khỏi chiến tranh, thì phải biết đưa đất nước đi lên trong thái bình , cường thịnh. Nghĩa là phải biết phát huy hết tài năng, trí tuệ của từng cá nhân tổ chức trong xã hội, chứ không phải dùng cường quyền bạo lực để bảo vệ chế độ, để rồi kìm hãm sự phát triển đáng ra phải có của đất nước và nhân dân Việt Nam
Tỏ rõ sự lúng túng bị động trước sự phản đối trong dư luận của người dân về bản dự thảo sửa”hiến pháp” (mà nội dung và mục đích của nó không có gì khác hơn là nhằm củng cố duy trì quyền độc đảng cai trị của đảng csVN với nhân dân, tước đoạt mọi quyền tự do căn bản của người dân). Cu cậu “thiếu tá Nguyễn Văn Minh”(năm ngoái)-nay chắc đã lên lon trung tá rồi chăng?) lại ngáp ngọng rặn ra một bài “Cảnh giác trước lời kêu gọi “tạm dừng” sửa đổi Hiến pháp”! ( http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/268656/Default.aspx )
Nghe mà muốn ói !
Đúng là “gà đẻ thì gà cục tác”- vậy tại sao phải vội vàng thông qua HPSĐ? vội vàng vì lý do gì (trong khi từ năm 80, 92 đến nay nó vẫn vậy và nay sửa cũng vẫn với mục đích giữ điều độc đảng cai trị dân, vẫn xã…nghĩa bánh vẽ, vẫn dân chủ cuội?)
Hiến pháp là luật mẹ của một quốc gia, nó phải có những điều luật có tiêu chí dựa trên những tiêu chí, những giá trị phổ quát mà văn minh nhân loại đạt được thông qua đúc kết qua hàng trăm, thậm chí hàng hàng ngàn năm tới nay mới có được. Hiến pháp sinh ra với mục đích cuối cùng là phải để bảo vệ sự công bằng bình đẳng cho mọi người dân trong xã hội, để quốc gia có điều kiện phát triển trong văn minh và bền vững. KHÔNG MỘT VĂN KIỆN NÀO QUAN TRỌNG HƠN HIẾN PHÁP CỦA MỘT QUỐC GIA. vì vậy, VỘI VÀNG “THÔNG QUA” HIẾN PHÁP DO ĐẢNG SỬA ĐỔI HIỆN NAY KHÔNG NGOÀI MỤC ĐÍCH GÌ KHÁC HƠN LÀ ĐẶT DÂN CHÚNG DƯỚI SỰ “ĐÃ RỒI” CỦA MỘT BẢN HIẾN PHÁP PHI DÂN CHỦ, ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ.
Tại sao sợ “kêu gọi “tạm dừng” sửa đổi Hiến pháp” ?
bởi nếu tạm dừng, thì người dân có thời gian xem đến cái hiến pháp do đảng soạn ra, họ sẽ đi sâu, phân tích, mổ xẻ, so sánh, thảo luận tìm ra chân lý và thấy được sự trí trá, gian manh của những lận từ, lận ngôn trong bản hiến pháp đang và sẽ áp dụng chỉ nhằm củng cố độc tài độc đảng, tước đoạt mọi quyền tự do căn bản của người dân.
Bởi nếu tạm dừng, kéo dài thời gian “thông qua” thì dân chúng sẽ có điều kiện hơn để tiếp cận với các “bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp và dự thảo hiến pháp của 72 nhân sỹ trí thức”, với bản”kiến nghị sửa đổi hiến pháp của TS Trần Nhơn”, với “tuyên bố công dân tự do”, với “tuyên bố 258″… họ sẽ so sánh những kiến nghị sửa đổi ấy, những bản hiến pháp dự thảo sửa đổi ấy với bản của nhà nước do đảng soạn ra và thấy ngay rằng: BẢN HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI DO ĐẢNG SOẠN LÀ HẾT SỨC PHẢN DÂN CHỦ, PHẢN ĐỘNG, ĐỘC TÀI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét