Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-11-10Theo báo chí Việt Nam thì chế độ tiền lương hiện nay quá thấp, không phù hợp với thực tế, từ đó phát sinh lắm hiện tượng: từ nạn tham ô, đến chuyện công chức bỏ sở làm để chạy kiếm ăn bên ngoài.
RFA PHOTO. Thủy hải sản tươi sống bán tại siêu thị Big C ở Hà Nội hôm 14/08/2011. |
Tăng lương không đủ bù lạm phát
Đỗ Hiếu: Thưa ông, theo thông tin do báo chí loan tải thì mặc dù chánh phủ Việt Nam đã cho áp dụng một số biện pháp hầu điều chỉnh mức lương, tuy nhiên trên thực tế thì cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động, ông nhận định ra sao về chuyện lương bổng ở Việt Nam?
TS Lê Đăng Doanh: “Một là tình hình thu nhập của người dân Việt Nam đã bị giảm sút đáng kể do yếu tố lạm phát, năm 2011 dự kiến lạm phát sẽ vào khoảng 18, 19%, như vậy đó là một thứ thuế vô hình đánh vào tất cả những người nào dùng tiền Việt Nam, vì đồng tiền mất giá trên dưới 19%, và mức tăng lương sẽ phải bù đắp cho đủ cái sự giảm sút đó, đấy là một yếu tố.
Thứ hai là nhà nước chỉ có thể tăng lương dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, nếu không muốn in tiền ra làm cho lạm phát tăng lên, tăng lương một cách tùy hứng, thì phải điều chỉnh lại bộ máy của nhà nước, giảm biên chế và phải quy định rõ ràng là với đồng lương này thì anh phải làm được việc gì, lúc bấy giờ tiền lương mới có ý nghĩa, vì vậy cho nên trong khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài, người ta làm việc rất có hiệu quả.
Các chứng minh và số liệu cho thấy năng suất lao động và tiền của họ nếu không có lạm phát thì họ đảm bảo được hoàn toàn cuộc sống, nhưng vì có lạm phát cho nên tiền lương ấy không đảm bảo được cuộc sống của người ta. Như báo cáo của ông bộ trưởng Bộ Nội vụ tiền nhiệm trước khi từ chức thì nói rằng khoảng 30% người làm việc trong biên chế nhà nước không có việc làm, nếu cứ giữ biên chế này mà cho tăng lương lên thì phải in tiền ra, lạm phát tăng.
Một gian hàng bán gạo tại một chợ ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 11/10/2011. RFA PHOTO. |
Không nên điều chỉnh tùy hứng
Đỗ Hiếu: Thưa ông, tờ Pháp Luật Việt Nam mới đây có trích thuật phát biểu của ông cho rằng nhà nước không nên điều chỉnh cơ cấu tiền lương tùy hứng, báo VietnamNet thì nói cải cách tiền lương thật, chứ đừng “gọt chân cho vừa giày”, ý kiến ông ra sao về hai yêu cầu đó?
TS Lê Đăng Doanh: “Nói như vậy có nghĩa là tiền đến đâu thì chúng ta cải cách tiền lương đến đấy, tức là gọt chân cho vừa giày, cần phải cải cách cả biên chế lẫn doanh nghiệp nhà nước, bộ máy nhà nước, lúc bấy giờ chúng ta mới có thể cải cách tiền lương được. Với một bộ máy cồng kềnh, mà chúng ta nâng tiền lương lên thì không thể nào bảo đảm được, dễ dẫn tới lạm phát. Phải có cải cách đồng bộ, để tránh việc là chỉ có cải cách tiền lương, theo năng lực có thể của ngân sách, cần cải cách tiền lương theo cách chủ động, đồng bộ, có hệ thống, để làm sao cho người ăn lương, làm việc có hiệu quả, xứng đáng với mức tiền lương mà họ nhận được.”
Đỗ Hiếu: Vậy theo ông thì có cách nào để khắc phục tình trạng mà ông vừa đề cập tới?
Thịt heo được bán theo giá niêm yết tại siêu Big C ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 14/08/2011. RFA PHOTO. |
Đỗ Hiếu: Ông mới nhắc đến từ “bi kịch”, theo ông thì phải mất thời gian bao lâu hầu chấm dứt được tình trạng gọi là “lương giả vờ”, “làm việc vật vờ” như hiện nay?
TS Lê Đăng Doanh: “Điều đó tùy thuộc vào quyết tâm giải quyết của chính phủ, nếu có quyết tâm cải cách mạnh mẽ, chịu đau, giảm được 30% biên chế, là không làm việc của bộ máy nhà nước, thì bi kịch đó sẽ không kéo dài quá lâu. Nếu như không có quyết tâm chính trị, không cải cách được thì bi kịch đó sẽ còn kéo dài dài, đấy là điều rất đáng tiếc mà chúng ta cần phải tránh.”
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế đã dành cho RFA chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.
TS Lê Đăng Doanh: Xin cám ơn và kính chào đài RFA.
Nguồn: RFA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét