Ngày 13-10-2011
Tác giả: Raul C. Pangalangan (Philippine Daily Inquirer)
Diễn Đàn Công Nhân dịch
Nếu thật sự việc tiếp cận “vấn đề dễ trước, khó sau” khôn ngoan như mục đích của nó, thì Trung Quốc không nên chần chờ chấp nhận các điều khoản tương tự với những quốc gia còn lại trong Đông Nam Á với tư cách là một nhóm, chính xác như điều đã được kí trong Quy tắc ứng xử 2002. Không có điều gì tồi tệ hơn là một bước tiến của Trung Quốc bằng hai bước lùi của Đông Nam Á.
Hiệp ước giữa kí kết giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đến tranh chấp biển Đông cho thấy dấu hiệu rút khỏi Quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và Đông Nam Á năm 2002. Philippines từ lâu đã khẳng định sự tiếp cận đa phương bằng cách hợp nhất vị trí đàm phán từng quốc gia riêng biệt ở Đông Nam Á trong việc thương lượng với quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất trong khu vực. Hiệp ước giữa Việt Nam và Trung Quốc đáng tiếc đã củng cố chính xác chiến lược giải quyết song phương với từng quốc gia vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.
Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng thống Aquino tháng 9-2011, tuyên bố chung giữa hai bên về vấn đề Trường Sa đã mang lại kết quả khôn ngoan: “Cả hai bên lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về vấn đề tranh chấp lãnh hải và thỏa thuận không để tranh chấp lãnh hải ảnh hưởng đến bức tranh rộng lớn hơn của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.” Điều này khẳng định cơ bản rằng vấn đề tranh chấp đã được giải quyết bằng Quy tắc ứng xử giữa TQ và ĐNA 2002.
Ngược lại, hiệp ước giữa Trung Quốc và Việt Nam kí kết tháng 10/2011 có những cam kết quá chi tiết: “cuộc họp giữa các lãnh đạo phái đoàn cấp chính phủ” 2 năm/1 lần, và “thiết lập đường dây nóng” để giải quyết “các vấn đề một cách tuần tự”. Tuy nhiên, hiệp ước này lại không đề cập hết các Quy tắc ứng xử giữa TQ và ĐNA 2002 mà cả hai phía Trung Quốc và Việt Nam đều có tham dự. (Hiệp ước trích dẫn một tài liệu được gọi là “Tuyên bố các Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông”, nhưng lại không đề cập gì đến các nước Đông Nam Á.) Điều khoản thực thi của Tuyên bố dĩ nhiên có ý nghĩa nhưng những điều khoản bị bỏ đi càng làm cho hiệp ước thêm rối rắm.
Cơ chế thực thi được kêu gọi vì những giao tranh quân sự gần đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tháng năm năm nay, Việt Nam đã cáo buộc các tàu Trung Quốc cố tình đâm và cắt cáp thăm dò dầu khí một chiếc tàu thuộc công ty dầu khí nhà nước Việt Nam. Việt Nam tuyên bố rằng sự cố xảy ra trong vùng đặc khu kinh tế của họ. Trung Quốc lại nói rằng đó là “những hoạt động xâm lấn” xâm hại đến lợi ích và quyền hạn của phía Trung Quốc. Trung Quốc đổ lỗi cho Hà Hội đã dùng các thuyền có vũ trang của phía Việt Nam bất hợp pháp đuổi các tàu đánh cá của họ khỏi vùng biển của Trung Quốc, và tàu đánh cá đó đã vô tình vướng vào cáp ngầm thăm dò của Việt Nam. Trong tuần này, Việt Nam đã tổ chức diễn tập quân sự bắn đạn thật ở biển Đông. Việt Nam cho biết cuộc diễn tập 9 tiếng và 6 tiếng chỉ là cuộc diễn tập quân sự thường niên.
Đọc kỹ càng hiệp ước đã được viết thậm chí còn khó hơn gấp 3 lần mặc dù những dòng chữ được các nhà ngoại giao, những người là luật sư và là người châu Á viết ra. Mở đầu, hiệp ước gọi vấn đề tranh chấp một cách khái quát có thể như là “những vấn đề liên quan đến biển”. Trong khi bốn tháng trước, suýt nữa là có cuộc chiến tranh giữa họ.
Những tuyên bố tiếp theo trong bản hiệp ước được viết như sau: “Trên tinh thần hoàn tòan tôn trọng chứng cứ pháp lý các yếu tố liên quan khác như lịch sử.” Trên nhiều khía cạnh, người ta có thể giả định một cách bình thường rằng Trung Quốc có lịch sử theo phía của họ. Họ có các bản đồ lãnh thổ ngược dòng thời gian ngay từ lúc họ vừa phát minh ra giấy. Tuy nhiên, thuật ngữ “chứng cứ pháp lý” cũng có thể bao gồm cả những tài liệu từ thời thuộc địa của Việt Nam khi Pháp bảo đảm biên giới các thuộc địa của họ thông qua các hiệp ước với các cường quốc châu Âu khác.
Hiệp ước dường như nhằm vào “các biện pháp chuyển tiếp và tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chính sách của cả hai”, và đưa ra một cách chiến lược “giải quyết tuần tự… vấn đề dễ trước và khó sau”. Nó sẽ “thúc đẩy hợp tác… trong các lãnh vực ít nhạy cảm hơn” và “tăng cường tin cậy lẫn nhau … những vấn đề khó hơn.” Hiệp ước đáng ra nên đặt ra một nền tảng pháp lý cho thỏa thuận thăm dò chung, nhưng nó hầu như là vô nghĩa đối với Quy tắc ứng xử giữa TQ và ĐNA 2002 vì trong đó đã bao gồm cả khả năng như vậy.
Những điều khoản bị bỏ đi đang gây ra rắc rối. Chính Hà Nội năm ngoái đã tham dự Diễn đàn khu vực ĐNA nơi mà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã làm tăng sự bực tức của Trung Quốc khi nói rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ biển Đông là “mối quan tâm quốc gia” của Mỹ. Bà Hillary kết luận: “Chúng tôi phản đối việc sử dụng hay đe dọa vũ lực của bất kì bên nào.” Trong suốt cuộc họp của hội nghị châu Á tương tự vào tháng 7 năm nay, nó báo cáo rằng Trung Quốc và các quốc gia ĐNA đã nhất trí những nguyên tắc thực thi Quy tắc ứng xử 2002. (Những nguyên tắc chưa được công bố và các báo cáo nói rằng những nguyên tắc dự thảo vẫn còn rất mơ hồ).
Nếu thật sự việc tiếp cận “vấn đề dễ trước, khó sau” khôn ngoan như mục đích của nó, thì Trung Quốc không nên chần chờ chấp nhận các điều khoản tương tự với những quốc gia còn lại trong Đông Nam Á với tư cách là một nhóm, chính xác như điều đã được kí trong Quy tắc ứng xử 2002. Không có điều gì tồi tệ hơn là một bước tiến của Trung Quốc bằng hai bước lùi của Đông Nam Á.
Nguồn: Inquirer
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét