.
Khi công an chống bạo động phá vỡ một cuộc biểu tình chống lại lệnh trục xuất gần đây, giới blogger Việt Nam đã sẵn sàng - núp trong các bụi cây gần đó, họ ghi lại toàn bộ sự việc và nhanh chóng đăng tải các phim video và hình ảnh lên trực tuyến.
Những hình ảnh run rẩy của họ đã lây lan như đám cháy rừng trên Facebook, trong một dấu hiệu của sự thách thức ngày càng tăng trên trực tuyến tại Việt Nam, trong sự đối mặt với những nỗ lực kiểm soát cộng đồng Internet của các cơ quan chức năng trên đất nước này.
"Họ bám theo tôi, theo dõi những gì tôi viết, theo dõi của tất cả các blogger bất đồng chính kiến. Bất cứ điều gì có thể làm để sách nhiễu chúng tôi, họ đều làm", blogger Nguyễn Thị Dung, một trong một số các blogger đã tường thuật tình trạng bất ổn ở Hưng Yên ngày 24 Tháng Tư trên nhiều trang web cho biết.
"Họ có rất nhiều người lục lọi qua các trang net, tìm cách gỡ bỏ xuống những báo cáo mà họ không ưa thích. Đó là một bản sao hoàn hảo của những gì mà Trung Quốc đang thực hiện trên Internet", cô nói với AFP và yêu cầu đổi tên của mình để được an toàn.
Chính quyền độc tài Việt Nam, bị Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới liệt vào loại một "kẻ thù của Internet", đang soạn thảo một Nghị định mới về các nội dung trực tuyến trong một nỗ lực nhằm kiểm soát trên thế giới blog ngày càng táo bạo của đất nước này.
Bản dự thảo nghị định 60- mà hãng tin AP đã có được một bản dịch - Cấm "lợi dụng Internet" để phản đối chính phủ.
Nghị đinh này sẽ buộc các blogger phải đăng tên thật và các chi tiết liên lạc, bắt các thông tin phổ biến trên các trang web phải được sự chấp thuận của chính phủ và buộc người quản trị trang web phải báo cáo bất kỳ hoạt động bị ngăn cấm trên trực tuyến cho nhà chức trách được biết.
Nghị định này cũng tìm cách bắt các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam - như Facebook và Google phải hợp tác với chính quyền và có thể buộc họ phải xác định vị trí trung tâm dữ liệu và văn phòng ở trong nước.
Nhưng trong khi một số nhà hoạt động và các chuyên gia nhìn thấy một mối đe dọa đáng sợ từ bản dự thảo luật định, những người khác vẫn nói rằng chính phủ đang phải chiến đấu một trận chiến thất bại không kiểm soát được cộng đồng trực tuyến có dân số hơn 30 triệu của Việt Nam.
"Bất kỳ loại áp đặt các giới hạn mới nào cũng sẽ chỉ đưa đến những cách thức mới để khắc phục khó khăn và vượt qua được tường lửa," một blogger cho biết với điều kiện giấu tên.
"Mọi người luôn luôn tìm được các phương cách mới và sáng tạo để truy cập vào các trang web bị cấm - như họ từng làm với Facebook hiện nay (trang mạng không thường xuyên bị chặn ở Việt Nam)" ông nói.
David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí Mỹ, người từng phục vụ một số chức vụ trong suốt khu vực Đông Nam Á, cho biết bản dự thảo nghị định là "không thể thực thi".
Trong điều kiện tồi tệ nhất, bản nghị định có thể cung cấp cho cơ quan chức năng những khung phạt rõ ràng hơn nhằm kết tội các blogger, ông nói.
Tuy nhiên, ông Brown không tin rằng "điều ấy sẽ gây bất tiện cho Facebook hoặc Google (hoặc) sẽ có thể thay đổi được mối quan hệ hiện trạng giữa các blogger và chính phủ".
Các nhà bình luận Internet đang ngày càng chuyên chở các vấn đề nhạy cảm như nạn tham nhũng, cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, sự bất mãn về quyền đất đai, và thường liên kết với các cộng đồng bất mãn.
Trong quá khứ, các nhà báo thiết lập blog để truyền bá thông tin không được công bố trên báo chí chính thống, nhưng "hiện tượng các blogger đến tận hiện trường của các cuộc biểu tình về đất đai để lấy tin tường thuật thực tế thì hầu như là mới", chuyên gia Carl Thayer về Việt Nam cho biết.
Trang blog truyền tải nóng bỏng cuộc cưỡng chế tại Hưng Yên của Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội - với hình ảnh và video của hàng ngàn công an chống bạo động trục xuất người nông dân và cảnh đánh đập hai nhà báo tường thuật cuộc biểu tình - nhanh chóng lan truyền sống động, làm cho tình trạng bất ổn lan rộng mặc dù các phương tiện truyền thông nhà nước hầu như bỏ qua không nhắc đến.
Thayer cho biết Nghị định mới của Việt Nam là "một nỗ lực để đuổi kịp với tình hình".
"(Nghị định này sẽ) thắt chặt kiểm soát nội tình những người bất đồng chính kiến và hạn chế gắt gao các hoạt động của họ, khiến họ, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ thương mại, phải chịu trách nhiệm về những nội dung phát sóng hoặc được lưu trữ trên Internet", ông nói.
Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền có trụ sở tại New York cho biết, việc kiểm duyệt chẳng phải là mới mẻ ở nước Việt Nam cộng sản, đất nước này đã từng "gia tăng đàn áp" những người bất đồng chính kiến từ năm ngoái.
Ba blogger nổi tiếng, bao gồm cả người blogger mà vụ án của ông từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama nêu lên, hiện đang chờ bị xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh về tội "tuyên truyền chống lại nhà nước".
Bản quy định mới, nếu được thực hiện, có thể "dẫn đến nhiều vụ quấy rối bắt giữ tuỳ tiện hơn vì những bài đăng tải trên trực tuyến và về tổng thể sẽ là một ảnh hưởng đáng sợ đưa đến hậu quả của việc tự kiểm duyêt mạnh mẽ hơn",ông Phil Robertson của HRW tuyên bố với AFP.
Blogger Dung đồng ý rằng động thái mới ấy tiêu biểu cho một các thách thức lớn nhất từ trước đến nay đối với các blogger của đất nước này.
"Nếu Nghị định được thông qua, nó sẽ cung cấp cho công an cảnh sát một khuôn khổ pháp lý rất hữu hiệu để tiêu diệt tự do ngôn luận", bà Dung nói.
Nguồn: Yahoo News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét