Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
CHUYỆN NẦY CHỈ XẨY RA VỚI CÔNG NHÂN Ở NƯỚC VIỆT NAM " CỘNG SẢN " : Đi vệ sinh tính giờ
"Trong chiến tranh CS luôn tuyên truyền công nhân , nông dân là giai cấp lãnh đạo để kêu gọi hy sinh xương máu nhiều nhất. Còn trong hòa bình thì chúng cướp đất ruộng, đẩy nông dân trôi vạt đến những thành phố lớn bán sức lao động rẻ mạt để kiếm cái ăn.
Ngày nào cộng sản còn cầm quyền, thì ngày đó quyền lợi của người lao động còn bị bốc lột, nông dân còn bị mất đất, và người dân sẽ không có tự do"- Thành Đô
Đi vệ sinh cũng phải xin phép, có quy định thời gian đi và có người canh gác bên ngoài. Mỗi lần chồng đến thăm vợ đều phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn. Bạn bè đến khu nhà ở của công nhân phải để lại chứng minh thư nhân dân (CMTND) mới được vào.
Đó là những quy định chặt để quản lý công nhân trong giờ làm việc và trong thời gian ở trọ tại khu tập thể dành cho công nhân của các công ty trong khu công nghiệp này. Khi được hỏi về quy chế quản lý của công ty đa phần các công nhân làm việc tại đây đều tỏ vẻ bức xúc.
Chị Q. (29 tuổi, quê Thanh Hóa) làm việc tại công ty liên doanh Matsuo thuộc khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết: “Mình làm công nhân ở đây 6 năm rồi, với mức lương “cứng” 4 triệu một tháng như thế thì cũng không phải là thấp. Nếu làm tăng ca thì còn được hơn nhưng thấy cách quản lý ở đây khắt khe quá! Nhiều lúc đi vệ sinh cũng có người quản thúc, có người đừng ngoài tính thời gian. Khi đi thì phải xin phép quản lý”.
Khu tập thể cao tầng dành cho công nhân của công ty Canon khá khang trang,
sạch sẽ nhưng công nhân cũng không mấy mặn mà.
“Điện thoại không được sử dụng trong công ty, nếu bị bắt gặp phải viết bản kiểm điểm. Trong giờ làm việc không may lơ đễnh mắt lim dim gật đầu cũng phải viết bản kiểm điểm”, “hơi tí là phải viết bản kiểm điểm, mà bị viết bản kiểm điểm là đánh vào điểm ý thức, nhiều lần là ảnh hưởng đến việc thưởng và tăng lương định kỳ, mệt lắm”, chị nói.
Cùng công ty với chị Q., chị M. cho biết: "Công ty cũng có những chính sách đãi ngộ với công nhân khá tốt, không đến nỗi cơ cực quá. Làm đêm cũng được thêm bữa ăn tối, những ngày lễ tết cũng có tiền thưởng động viên. Tuy không nhiều nhưng cũng khích lên được tinh thần cho công nhân. Tuy nhiên nhiều hình thức quản lý khắt khe quá mức. Nhiều lúc có điện thoại người thân gọi cũng không dám nghe, đi vệ sinh nhiều cũng bị làm bản kiểm điểm, nói chuyện trong giờ làm việc cũng viết bản kiểm điểm. Khổ vì bản kiểm điểm!".
Chị L. (quê Yên Bái) cho biết thêm: "Các chính sách đãi ngộ công nhân của công ty mọi người hầu hết là thỏa mãn nhưng cũng có vấn đề tôi thấy mang tính hình thức. Như việc công ty có trợ cấp trượt giá hàng tháng cho công nhân là 250.000 đồng. Tuy nhiên số tiền này chỉ có trá trị khi mua hàng trong siêu thị mà công ty mở ra để dành riêng cho công nhân. Điều đặc biệt là giá cả hàng hóa trong siêu thị này luôn cao hơn nhiều so với giá ngoài thị trường!".
"Chính sách đãi ngộ thì không có gì phàn nàn tuy nhiên công nhân bị quản lý khá chặt chẽ cả trong giờ nghỉ", chị H., 28 tuổi, công nhân Công ty Canon cho biết. Chị H. cũng nói thêm rằng, Công ty có thuê một khu nhà tập thể khá rộng và sạch sẽ cho công nhân ở. Mỗi phòng chừng 18-25m2, mỗi người chỉ phải đóng 40.000 đồng một tháng tiền nhà ở, điện nước dùng thoải mái. Dưới tầng 1 của khu tập thể có khu phục vụ ăn uống khá đầy đủ. Tuy nhiên, nơi ở tưởng chừng lý tưởng này lại bị các công nhân “chê”.
Nhiều công nhân sẵn sàng bỏ 700.000 đồng ra thuê một phòng trọ
10-12 m2 như thế này để ở cho thoải mái
Khi được hỏi lý do vì sao, chị chia sẻ: "Ở đây rất bất tiện vì họ quản lý người ra vào quá khắt khe. Bọn mình không lấy được chồng! Ở đây, bạn bè không được vào phòng chơi, phải để lại CMND thì mới được vào phòng khách và bị hạn chế về thời gian. Chỉ bố mẹ hay anh em ruột phải xuất trình giấy tờ thì mới được vào phòng mà cũng không được ở lại quá 9 rưỡi tối".
"Có chị lập gia đình rồi, không có điều kiện trọ ra ngoài, mỗi lần chồng đến thăm phải xuất trình giấy kết hôn mới được vào phòng chơi. Muốn ở lại qua đêm thì phải đăng ký với nhân viên quản lý ở đó mới được sang một phòng gia đình khác nên rất bất tiện. Chị cho biết phần lớn những người tở trong khu tập thể của công ty đều không có bạn bè vào chơi, vì ai cũng ngại, không thoải mái…", chị cho biết thêm.
Khi được hỏi làm trong công ty này chị có mong muốn gì không? Chị cười gượng cho biết: "Ước muốn bây giờ là làm sao lấy được chồng, mười mấy nghìn công nhân làm việc ở đây phần lớn đều là nữ, những ai có gia đình rồi thì không sao, còn những người chưa có mà vào làm ở đây với sự quản lý chặt chẽ này thì không ai biết đến, làm sao có cơ hội mà lấy chồng".
Mong ước lớn nhất bây giờ của những công nhân nơi đây là công ty nới lỏng sự quản lý ở khu tập thể để họ có cơ hội giao lưu với bạn bè, mở rộng cơ hội tìm cho mình một tổ ấm riêng khi quá tuổi “cập kê
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét