Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

CHỈ MỘT VIỆC: ĐU DÂY TÌM CON CHỮ... CŨNG ĐỦ THẤY SỰ TÀN ÁC CỦA TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN THAM NHŨNG NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO MÌNH

Revolution fist.jpg
Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi người dân làm sao có thể chịu đựng nổi, trong khi đó thì những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, làm gì có ai có thể chờ đợi Đảng Cộng sản xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng Sản? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Cộng sản. Tốt nhất là đảng Cộng sản hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài Cộng sản sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam."

Ngỡ chỉ tỉnh Kon Tum mới có “làng đu dây”, ai ngờ ngược về huyện vùng cao Sơn Hà - Quảng Ngãi, hàng ngàn người dân, học sinh cũng phải đánh cược tính mạng của mình bằng cách đi bè vượt sông Re làm ăn, đến trường học tập mỗi ngày

Cơn bão số 7 đã qua gần một tuần nhưng về xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà những ngày này, ở các trường tiểu học, THCS, học sinh đến lớp vẫn còn thưa thớt. Thầy Trần Duy Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Ba, trần tình: “Vào mùa lũ, cứ mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông, suối dâng cao là học sinh ở các thôn bên kia sông Re phải nghỉ học từ 3 đến 4 ngày. Sau đó, trường phân công giáo viên dạy bù cho các em vào ngày nghỉ cuối tuần”.

Cược tính mạng trên sông nước

Các trường tiểu học, THCS ở xã Sơn Ba đều xây dựng phương án phòng chống lụt bão đặc thù riêng cho mình. Ngày nào mưa lớn thì dựa vào lịch phân công, tùy theo bến đò, sau khi kết thúc buổi dạy, giáo viên còn có nhiệm vụ túc trực theo dõi học sinh đi bè qua sông về nhà.

                   
            Hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba hằng ngày phải đu dây kéo bè qua sông Re để đến trường

Thầy giáo Đặng Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Ba, bồi hồi: “Có những hôm trời mưa, tôi cùng các giáo viên người cầm dù, người mặc áo mưa trực ở bến đưa các em lên bè đu dây thừng qua sông nước chảy cuồn cuộn về nhà mà thót tim. Khổ nỗi, phụ huynh học sinh nghèo khó, làm gì có điện thoại mà liên lạc kiểm tra các em đã về đến nhà hay chưa”.

Thương học trò nghèo phải vượt suối, băng rừng, đu dây kéo bè vượt sông sâu tìm chữ, hằng tháng, các giáo viên quyên góp tiền, gạo giúp đỡ một số em có nhà quá xa trường ở nội trú ăn học. Nhu cầu nội trú lên đến hàng trăm học sinh nhưng hiện tại, 2 trường Tiểu học và THCS Sơn Ba mới chỉ kêu gọi được các nhà hảo tâm xây phòng cho 36 em thôn Gò Da có nhà cách trường 8 km. Số học sinh còn lại có nhà cách trường từ 2 đến 6 km thì phải vượt suối, băng rừng mỗi ngày đến lớp.

Cô giáo Trần Thị Thêm, giáo viên dạy toán Trường THCS Sơn Ba, xúc động: “Nhiều hôm, các em đến lớp mà mặt mày, quần áo lấm lem bùn đất, hỏi ra mới biết bị trượt ngã trên đường sình lầy. Thấy thương mà khó thể cầm nước mắt. Cuộc sống gia đình các em vốn đã nghèo khó, đường đến trường lại cách trở xa xôi, phải đu dây kéo bè qua sông quá gian nan, vất vả”.

Ước mơ một cây cầu

Theo thống kê của UBND xã Sơn Ba, toàn xã có khoảng 630 hộ với hơn 2.500 người ở 7 thôn: Làng Ranh, Làng Bung, Làng Gìa, Làng Chai, Kà Khu, Mò O, Di Hoăn hằng ngày đi lên nương, rẫy hoặc đến trường phải đu dây thừng kéo bè vượt dòng sông Re chảy xiết. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn chưa thể xây cầu, nhiều năm qua, người dân các thôn nói trên đã tìm cách làm bè tự tạo, đóng cọc rồi nối dây thừng vắt ngang hai bên bờ sông Re để qua lại. Toàn xã hiện có 7 địa điểm người dân đu dây thừng kéo bè qua lại sông Re mỗi ngày.

“Biết rằng đu dây kéo bè trên dòng sông chảy xiết, nhất là vào mùa lũ, là quá nguy hiểm nhưng đây là cách duy nhất để người dân qua lại làm ăn, buôn bán và con cái đến trường học hành”- ông Đinh Văn Nã, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Ba, nhấn mạnh.

Do phải đu dây kéo bè đến trường mỗi ngày nên những đôi bàn tay bé xíu của học trò nghèo miền sơn cước sớm chai sần. Ước mơ lớn nhất của chính quyền địa phương lẫn các trường học ở xã Sơn Ba là trong tương lai gần có chiếc cầu kiên cố bắc ngang sông Re để người dân cùng học sinh không còn phải đu dây thừng kéo bè đánh cược tính mạng của mình mỗi ngày trên dòng sông sâu này nữa.

“Những hôm mưa gió, tiết trời ở vùng cao se lạnh nhưng các em đến lớp mặc quần áo cũ nhàu, mỏng manh. Không đành lòng, cuối tuần trước, tôi phải về nhà, lấy quần áo của mình mang từ dưới xuôi lên cho các em mặc đỡ qua mùa đông năm nay” - cô Phạm Thị Khánh, giáo viên lớp 1A Trường Tiểu học xã Sơn Ba, tâm sự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét