Không được tăng lương vì để râu
Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.
Trong cuộc sống, không thiếu những quan hệ nhân quả thậm chí còn có phần hài hước hơn cả chuyện để râu dẫn đến không được tăng lương.
Ảnh minh họa.Nguồn: Sa tế/Tuổi Trẻ
Không được tăng lương vì để râu, đó là cách lý giải hóm hỉnh của một vị hiện đã là giáo sư, khi nhớ về thời cầm tấm bằng phó tiến sĩ ngoại về nước mà lương "nguyễn y vân", trong khi bạn bè đồng lứa đều được tăng. Từ chính trải nghiệm của mình, ông tán đồng với nhận định của một tiến sĩ về tình trạng Nhà nước "vờ" trả lương, giáo sư, tiến sĩ "vờ" làm việc.
Cũng bằng một cách hóm hỉnh tương tự, vị tiến sĩ trên so sánh "lương tiến sĩ không bằng lương người dắt chó". Kết quả là các trí thức cao cấp cũng chỉ "vờ làm việc" cho tương xứng với đồng lương "giả vờ" của mình, còn tinh hoa phát tiết hết ra (bên) ngoài - họ tích cực đi làm thuê kiếm thêm ngoài cơ quan. Và khi ấy, họ làm thực.
Một nguyên nhân của tình trạng đó, theo những người trong cuộc chỉ ra, xuất phát từ cách trả lương cào bằng, không căn cứ trên năng lực, cống hiến của người được trả lương. Hệ quả là chẳng ai có đủ động lực để cống hiến, bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh nhưng kém hiệu quả với những con người vờ làm việc qua ngày.
Mà có vẻ sự "vờ" này từ lâu đã trở nên phổ biến tại các cơ quan nhà nước nói chung. Chẳng thế mà mới đây một bí thư tỉnh ủy đã phải nêu cao quyết tâm chấn chỉnh: sẽ ra chỉ thị nghiêm cấm cán bộ, công chức la cà quán cà phê, quán ăn hay ra chợ trong giờ hành chính.
Như vậy là tinh hoa của các công chức còn được "phát tiết" không ít vào những giờ trò chuyện rôm rả, la cà nơi café, quán bia, v.v... Thảo nào, không ít khi người dân lên gặp cán bộ để giải quyết công việc lại được trả lời là "đang đi họp". Còn họp ở đâu, cái này cũng khó nói!
Ấy vậy nhưng, khi có sự vụ gì xảy ra mà các cơ quan không xử lý kịp thời, dứt điểm thì một nguyên nhân thường xuyên được viện dẫn là do lực lượng nhân sự mỏng, không thể bao quát, kiểm soát hết. Người làm việc thì vẫn thiếu, còn người vờ làm thì dường như luôn thừa!
Nhìn vào thực trạng đó, không khó để trả lời vì sao trong nhiều năm qua, nhà nước đã trải thảm đỏ đón chào, nhưng phần đa các thủ khoa đại học lại khá dửng dưng. Một thống kê mới đây cho thấy, tính từ năm 2003 đến nay, chính sách "trải thảm đỏ" của Hà Nội mới chỉ thu hút được 10% số thủ khoa.
Lý giải hiện tượng chê thảm đỏ này, một nữ chuyên gia kinh tế, nguyên là thủ khoa khóa 1 Trường ĐH Ngoại thương, đã chỉ ra một nguyên nhân là nỗi sợ cũng "sẽ lại bị cuốn vào một guồng máy làm việc trì trệ, kém năng động". Chiếc thảm đỏ trải đường vào có lẽ không thể đủ cho những tài năng này trong nhiều chục năm sau phải đối mặt với thực tế "lương vờ, việc vờ".
Thêm vào đó, họ còn phải đối mặt với những "luật ngầm" đầy sức mạnh chi phối con đường thăng tiến trong các cơ quan này, như một số tổng kết hài hước lưu truyền trong dân là "Phấn đấu không bằng cơ cấu", hay "Hậu duệ, Tiền tệ, Quan hệ, rồi mới đến Trí tuệ còn không thì Mặc kệ". Theo bảng xếp hạng đó, trí tuệ, dẫu có xuất sắc, cũng phải xếp sau rất nhiều loại "năng lực" khác.
Theo Hải Tâm
CẦN BÈ PHÁI, CẦN NỊNH HÓT, KHÔNG CẦN TÀI NĂNG
Trả lờiXóachính xác 1000% không cần dẫn chứng vì quá hiển nhiên.
công tác nhân sự không có cạnh tranh minh bạch là môi trường cho bè phái và nịnh hót phát triển.