Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

DƯỚI SỰ CẦM QUYỀN CỦA CỘNG SẢN, NGƯỜI CON GÁi VIỆT NAM..: Mờ mịt đường yêu

Revolution fist.jpg
"Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi người dân làm sao có thể chịu đựng nổi, trong khi đó thì những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, làm gì có ai có thể chờ đợi Đảng Cộng sản xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng Sản? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Cộng sản. Tốt nhất là đảng Cộng sản hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài Cộng sản sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam."

Rời xa xóm làng, bỏ lại ruộng đồng, các cô thôn nữ bỗng chốc xúng xính hơn trong những bộ quần áo đồng phục công nhân khu công nghiệp, với những đồng lương cụ thể và bạn bè đến từ khắp mọi miền. Nhưng đổi lại, những tối trai làng dập dìu đầu ngõ không còn, lời hẹn hò cũng mong manh như mây khói, thay vào đó là sự hiu quạnh khi tan ca đã là lúc đêm tối mịt mùng.


                                        
                            Buổi trưa vội vã của các nữ công nhân Khu CN Quang Minh (Hà Nội).

Hết quỹ...

Đó là cách nói vui mà mấy cô gái sắp qua độ xuân thì nửa đùa nửa thật hay nói với nhau. Ai đó bảo, đã trở thành công nhân khu công nghiệp, đặc biệt là công nhân nữ thì đừng mong có chuyện yêu đương lãng mạn. Lý do rất đơn giản, hết quỹ thời gian dành cho chuyện chơi bời, tán tỉnh, hẹn hò...

Sáng nào cũng như sáng nào, dãy nhà trọ Hằng ở cũng lục đục như chợ sớm, bởi khu ấy toàn phụ nữ, nên nhiều khi giận dỗi nhau cũng chỉ vì cái... phòng vệ sinh. Kể ra cũng khối chuyện bi hài xung quanh cái căn phòng nhỏ tí, ẩm thấp luôn trong tình trạng quá tải vào mỗi buổi sáng và tối muộn. Ví như, buổi sáng thức dậy chuẩn bị vào ca sớm, bỗng một em gái dữ dội đòi hỏi nhu cầu “giao hàng trước thời hạn” nhưng còn những 4 chị đang chờ. Vậy là, chẳng còn cách nào khác, dường như phòng nào cũng thủ cho mình một cái... bô nho nhỏ, cũng vừa hay để đêm đêm đỡ phải lặn lội, gió máy.
Càng về cuối năm, hạn giao hàng của các doanh nghiệp với đối tác càng gắt gao, có những nhà máy hoạt động liên tục 24/24 giờ. Và thế là chuyện tăng ca trường kỳ trở thành áp lực lớn đối với sức khoẻ vốn dĩ đã uể oải của chị em. Mỗi đợt như thế, một nữ công nhân phải ngồi liên tục bên cạnh chiếc máy may 16 tiếng/ngày là chuyện bình thường. “Nhiều khi đứng dậy mà chân không nhấc nổi, lưng như còng xuống. Mỗi bước đi từ nhà máy về đến phòng trọ như dài cả kilômét. Hôm nọ, chị An ngất ngay trước cửa phòng khi đi làm ca đêm về, thế mà sáng hôm sau vẫn phải dậy sớm đi làm nếu không sẽ bị trừ điểm thưởng cuối năm, nghề bọn em mưa không đến mặt, nắng không đến đầu nhưng trông đứa nào cũng bủng beo, xanh rớt như tàu lá chuối”, Hằng chép miệng.

Cực nhọc là vậy, nhưng đồng lương còm cõi vốn chỉ đủ chi tiêu tằn tiện cho thuê nhà, điện, nước, ăn uống... lại thường xuyên bị chủ cắt, cúp vì những lý do rất “trời ơi”. Đi làm muộn 5 phút, phạt; làm việc căng thẳng, mệt mỏi nhưng sản phẩm không được bị lỗi, nếu có lỗi, phạt; giới hạn số lần và số phút đi vệ sinh cá nhân...

Làm công nhân thì... phải "ế chồng"?

Vậy là, quỹ thời gian trong một ngày gần như đã hết, quỹ tiền cũng chẳng dành dụm được là bao, giấc mơ yêu càng trở nên xa xỉ. Những câu chuyện tình hiếm hoi từng được các cô tự hào với chúng bạn cùng phòng rồi cũng lần lượt rời xa trong nước mắt và sự tủi thân bởi nhiều lý do, trong đó, có cả cái được gọi là tự ái nghề nghiệp.

Như trường hợp của Linh, nhân vật thứ ba trong phòng của Hằng. Linh có mối tình học trò tuyệt đẹp với chàng trai cùng lớp, hai gia đình từng hứa hẹn đợi đôi trẻ ổn định công việc sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng sự đời thật khó có thể biết trước điều gì. Tốt nghiệp ra trường, chàng trai theo bố đi làm thợ xây, Linh trở thành công nhân cho một nhà máy sản xuất nhựa ở địa phương. Mối quan hệ tình cảm của đôi bạn trẻ vẫn được duy trì. Nhưng chỉ vì lý do “nó làm công nhân, lương ba cọc ba đồng, nuôi bản thân còn chẳng xong, lại suốt ngày đi sớm về khuya, không có thời gian chăm sóc con cái, gia đình”, thế là bố mẹ chàng trai dứt khoát dạm hỏi cô giáo mầm non trên phố huyện cho con.

Lại có nhiều đôi, chỉ vì những giận hờn đôi khi là chính đáng, nhưng thiếu sự cảm thông mà dẫn tới sự đổ vỡ đáng tiếc. Đó là câu chuyện mà Huyền Trang tới giờ vẫn đau đáu trong lòng. Huyền Trang là cô gái xứ Tuyên xinh đẹp nhất khu trọ của Hằng. Nước da trắng hồng, mịn màng đặc trưng của con gái vùng cao. Cho tới giờ, cô vẫn là mục tiêu của nhiều chàng trai làm cùng công ty. Thậm chí, trong số đó có cả những anh quản lý. Một lần người yêu bị tai nạn, dù biết nhưng Huyền Trang không thể về thăm vì nếu xin nghỉ phép cũng đồng nghĩa với việc bị cho thôi việc, cũng chẳng thể gọi điện thường xuyên vì đi làm về tới nhà đã là đêm tối. Trong lúc anh người yêu đang giận dỗi, một cô gái khác đã ở bên chăm sóc, dịu dàng giúp đỡ anh chàng dù là những công việc riêng tư nhất. Tới khi Huyền Trang thu xếp được thời gian về thăm người yêu cũng đúng ngày lễ ăn hỏi của anh với cô gái kia tổ chức. Từ đó, Huyền Trang thu mình với bất kỳ người con trai nào khác. Nỗi đau ấy, với Huyền Trang là điều cô tự cho rằng mình đáng phải nhận, nhưng cô bảo: “Em không ân hận, vì đây là nghề em đã chọn, nếu không là công nhân, em sẽ không biết làm gì vì ở quê ruộng cũng chẳng còn”.

Nỗi niềm khao khát yêu thương như một sự tuyệt vọng chôn vùi tuổi xuân thì của các nữ công nhân. Cơ hội duy trì và chăm chút cho tình yêu vốn đã không nhiều, lại thêm đặc thù môi trường công việc, hầu hết là nữ giới nên việc giao lưu để tìm kiếm cho mình “một nửa” cứ xa vời vợi. Dù biết thế nhưng họ vẫn chấp nhận sống, chấp nhận từ bỏ những khát khao thầm kín với hy vọng sẽ có một sự đổi đời. Cũng không ít người, vì khao khát yêu đương mà lầm đường lạc lối.

Duy Thiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét