Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012
Hy vọng cho những trẻ em trên các bãi rác thải ở Việt Nam
THIÊN ĐƯỜNG TUỔI THƠ CỦA CỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM, DƯỚI CON MẮT NGƯỜI NGOẠI QUỐC
Phóng sự nầy do phóng viên Natalie Allen, CNN
Được Hồng Phúc chuyễn ngữ
Diệu, bé gái mười hai tuổi mang mũ màu xanh lá cây có đóm hoa vàng, ngồi xổm vào đống rác cùng với mẹ bé ấy, trên một bãi rác thải mênh mông.
Trong khi hai người trò chuyện, cười đùa thì các bàn tay của họ làm việc một cách nhanh chóng, phân các loại túi dựa dẻo (túi plastic) từ đóng thực phẩm thừa và đống rác thải.
Những “căn nhà” của các gia đình trong khu vực bãi rác
Một túi như vậy sẽ mang cho gia đình họ chỉ vài đồng xu. Nhưng đây là công việc và cuộc sống của họ. Họ sống trên một bãi rác ở Rạch Giá, Việt Nam, một phần của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Em gái của Diệu, một trong chín anh chị em, ngồi nhìn ra căn lều được ngăn thành hai phòng. Một trong những đứa em của bé Diệu ngồi trên một tấm bia mộ gần đó với con chó của mình. Bãi rác nằm trong khuôn viên của một nghĩa trang, và những tấm bia mộ là nơi duy nhất để ngồi mà không bị bao phủ bởi rác.
Những gì họ ăn và những gì họ mặc thường là những thứ mà họ tìm thấy trong các bãi rác.
Khoảng 200 gia đình sống trong khu vực này cũng như các bãi rác khác ở Rạch Giá. Tại đây có một gia đình người Campuchia trải qua ba thế hệ, và đây là ngôi nhà duy nhất mà họ biết đến từ khi bỏ trốn chế độ tàn bạo Khmer Đỏ vào những năm 1970.
Những gì họ ăn và những gì họ mặc thường là những thứ mà họ tìm thấy trong các đống rác. Trong một thời gian rất dài, trẻ em nơi đây còn không biết các chiếc dép xỏ quai phải được mang giống nhau.
Nhưng nơi đây có một mối nguy hiểm còn tồi tệ hơn so với rác rưởi hoặc nghèo đói.
Các tổ chức buôn người thường tìm đến những gia đình nghèo đói này. Trẻ em được mua và bán ở đây, với giá tiền ít ỏi chỉ $100 USD. Các bậc cha mẹ bán con của họ vì họ bị lừa rằng kẻ này đến đây với ý định tốt, rằng con cái của họ sẽ có một công việc tốt và một tương lai đầy hứa hẹn. Họ tha thiết mong muốn và làm tất cả để giúp con cái của họ thoát khỏi cảnh nghèo nàn mà gia đình đang đối mặt.
hầu hết thì các em đều là mục tiêu của tệ nạn nô lệ tình dục.
“Những kẻ buôn người trông giống như người thân của bạn, họ không giống như một kẻ xấu,” Caroline Nguyễn Ticarro-Parker cho biết, người sáng lập Catalyst Foundation để giúp Diệu và những trẻ em trong khu vực nghèo nhất của Việt Nam.
Những đứa trẻ đôi khi bị bắt cóc khi họ đi bộ vào thị trấn để bán vé số.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm việc ở đây, chúng tôi biết một gia đình ở ngay lối vào của bãi rác, và chúng tôi biết họ có một bé gái đã bị những kẻ buôn người bắt đi và bị cưỡng hiếp,” cô Ticarro Parker nói. “Nếu các bé la hét lên thì có thể họ thả ra nhưng nếu không kêu cứu thì xem như không có chuyện gì. Và các bé gái bị bắt ở đây nhỏ nhất là 4 tuổi.”
Bài học cho sự sống còn
Sau khi rời bãi rác nơi bé Diệu sinh sống, tôi đến một bãi khác sau khi một chiếc xe tải vừa đổ đống rác mới vào đây.
Một gia đình đang phân loại rác thải ở Rạch Giá, Việt Nam
Mọi người chạy đi với các dụng cụ, túi xách và bắt đầu phân loại. Họ làm việc ngày và đêm bên cạnh con cái của họ. Vào lúc 1 giờ sáng, sau khi chiếc xe tải cuối cùng đổ rác vào đây thì họ vẫn tiếp tục làm việc trong bóng tối.
Tôi theo một người mẹ mang con của bà đến căn lều của gia đình. Một số người cũng không thể gọi đây là căn lều, nó đơn giản chỉ là một tấm vải (nhựa) được căn ra để tạm che mưa nắng. Bát cơm lượm lên từ bãi rác đầy ruồi bu được đặt ở một góc lều và quần áo thì được máng trên dây thép gai.
Bà đặt em bé xuống cái võng. Sau khi ru em bé ngủ, bà ta tiếp tục quay trở ra ngoài làm việc trong bãi rác.
Trẻ em nơi đây còn không biết các chiếc dép xỏ quai phải được mang giống nhau.
Một cặp gia cha mẹ khác cũng giới thiệu em bé của họ khi tôi đến nơi. Ông ôm một cậu bé chỉ vài tháng tuổi, mang một chiếc mũ đầy màu sắc sọc. Ông quạt bầy ruồi từ khuôn mặt của đứa trẻ. Ông nhầm lẫn nghĩ rằng tôi đến đây để mua em bé của ông.
Gia đình của Ticarro-Parker rời khỏi Việt Nam khi cô là một đứa trẻ. Sau khi lớn lên, cô trở về để trả lại ơn nghĩa cho quê hương của cô, bằng cách giúp đỡ những người nghèo. Nhưng khi cô tình cờ biết đến các hộ gia đình ở các bãi rác Rạch Giá, cô ấy biết rằng cần phải làm nhiều hơn nữa giúp những gia đình này.
Cô trở về lại bang Minnesota (Hoa Kỳ), bắt đầu quyên góp tiền và cuối cùng đã mở một trường học cho các trẻ em ở bãi rác tại đây.
Bài học đầu tiên: Cung cấp cho trẻ em điện thoại di động để họ có thể kêu gọi giúp đỡ [khi bị bắt].
“Nghe thì có vẻ lạ, nhưng chúng tôi đã trang bị cho các cô gái xinh đẹp nhất ở đây các loại điện thoại di động,” Ticarro-Parker cho biết. “Ngược lại chúng lại là những đứa có nguy cơ cao nhất.”
Bài thứ hai: Dạy các em đọc chữ để nếu lỡ các em bị bắt thì ít ra các em có thể đọc các dấu hiệu và biết mình đang ở thành phố nào và gọi điện thoại về trường để có sự giúp đỡ.
Việc này đã xảy ra hồi năm 2008. Bốn cô gái bị bắt cóc, nhưng những kẻ buôn người sau đó đã bị bắt vì các cô gái đã có điện thoại di động và biết đọc chữ để cung cấp vị trí của họ.
Bài học thứ ba: Dạy cho trẻ em bỏ chạy nếu người lạ tiếp cận.
Đó là chính xác những gì Hạnh, một bé gái 13 tuổi đã làm khi những người đàn ông, có lẽ bọn buôn người, đuổi theo em và anh trai của em khi họ đi bộ từ trường về nhà hồi năm 2010. Em đã làm những gì em đã được dạy và bỏ chạy. Nhưng trong khi chạy thì bé Hạnh bị vấp té và rơi vào một kênh nước, sau đó bị chết đuối.
Ticarro-Parker không cầm được nước mắt nhớ lại bi kịch đó: “Em ấy đã chết vì thực hiện đúng những gì chúng tôi đã dạy.”
Trước khi chết, bé Hạnh đã được chọn làm phỏng vấn cho tập sách đầu tiên của trường. Bên cạnh hình ảnh của em là một trích dẫn hy vọng có nghĩa như thế nào đối với em: “Hy vọng nghĩa là giáo dục.”
Giáo dục là hy vọng duy nhất cho những trẻ em này, Ticarro-Parker nói. Việc này đã giúp tăng sức mạnh cho toàn bộ cộng đồng ở đây.
“Khi chúng tôi bắt đầu thì có khoảng 99% mù chữ,” cô nói. “Các cha mẹ (tại bãi rác) đều không biết đọc và viết, và các em thì chưa bao giờ được đến trường.”
Đến nay thì nạn mù chữ giảm xuống còn lại khoảng 40%.
“Các em hiểu rằng họ có thể trở thành thế hệ mà không cần phải làm việc trong các bãi rác nữa,” Ticarro-Parker cho biết.
Trường cũng dạy cho cha mẹ một sự thật đau lòng: điều gì thực sự sẽ xảy ra với con cái của họ nếu họ bán chúng.
Trong năm 2006, trước khi trường được mở ra thì có hơn 37 bé gái từ các bãi rác đã bị bán cho những bọn buôn người, Ticarro-Parker cho biết. Trong năm 2011 thì chỉ có bốn người.
‘Chất xúc tác cho sự thay đổi’
Bên trong ngôi trường hai phòng học này, một em bé đang ngồi tập viết trên tập vở của mình. Em cầm cây bút màu xanh với những ngón tay đầy bụi bẩn, các móng tay dính đầy đất cát, đen đụa. Nhìn các em rất bẩn, nhưng các bộ đồng phục đỏ sậm và trắng thì rất sắc nét. Sau lưng bộ đồng phục là dòng chữ: “chất xúc tác cho sự thay đổi”. Và hôm nay thì tất cả trong số họ đều mang giày giống nhau (ngược với các chiếc dép quai khác nhau như lúc trước).
Bên ngoài là âm thanh của máy móc, và các tình nguyện viên đang xây dựng một sân chơi cho các em ở đây, được đặt trên một cánh đồng bên cạnh thị trấn.
Đây là lần đầu tiên lũ trẻ được nhìn thấy một sân chơi như thế này.
Trong đội ngũ nhân viên tình nguyện có một phụ nữ người Việt Nam trong xóm cũng đến giúp. Bà ấy cố gắng làm việc để trả hết nợ cho nhà trường. Bà đã bán con gái của bà cho bọn buôn người – và bán đến hai lần – và nhà trường đã hai lần giúp bà ấy lấy lại hai bé gái. Bây giờ người phụ nữ này muốn làm việc để trả hết nợ của mình.
Lũ trẻ thì hào hức chờ đợi đến ngày sân chơi được mở ra. Lúc đầu họ đều không biết chơi như thế nào, nhưng chỉ trong vòng vài phút họ có thể nhanh chóng học hỏi và tự chơi một cách vô tư…
Bé Diệu, ngồi trên xích đu, hét lên với niềm vui cùng với các cô gái ngã xuống bãi cát như những con cờ domino trong tiếng cười cuồng loạn. Nhìn thấy nụ cười của họ và nghe niềm vui của họ, rất khó để tin rằng những trẻ em này sống trên một bãi chứa đầy rác thải.
“Trong vòng một năm rưỡi qua, các em ở đây rất hạnh phúc,” Ticarro-Parker cho biết. “Họ muốn trở thành ca sĩ, giáo viên, bác sĩ và kiến trúc sư. Đột nhiên trong đầu họ nảy sinh những nghề nghiệp như thế này”….
“Chúng ta sẽ không thể nào loại trừ tệ nạn buôn người. Chúng ta cũng sẽ không thể thay đổi toàn bộ cách sống ở đây, trong đó có các cô gái cảm thấy rằng họ không xứng đáng. Nhưng bằng cách nào đó chúng ta sẽ thay đổi những các cô gái ở đây. Chúng ta sẽ thay đổi 200 cô gái. Việc này sẽ xảy ra, bằng cách là thay đổi một người mỗi lần.”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét