Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Ở ĐÂU, CẢNH SÁT BIỂN Ở ĐÂU ĐỂ NGƯ DÂN VIỆT CHỊU CẢNH THẾ NẦY? : Quảng Ngãi: lao đao nghề câu mực

Revolution fist.jpg
Nhà nước Việt Nam tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, và đó là sự thực lịch sử. Quốc gia láng giềng Trung Hoa đã xâm chiếm gần trọn hai quần đảo nói trên, lập đơn vị hành chính và ghép vào bản đồ của họ. Việc bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo nói trên là vấn đề quan trọng và thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam. Vì vậy, phải được Quốc hội bàn thảo trong chương trình nghị sự, đồng thời ra nghị quyết về việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. Vậy mà khi Trung Quốc gây hấn và xâm chiếm biển đảo, bắn giết ngư dân Việt Nam trong suốt thời gian qua, các phiên họp của Quốc Hội không hề bàn đến vấn đề này. Các đại biểu coi như không hay biết vấn đề trọng đại và cấp bách mà cả thế giới đều biết kia, ngoại trừ ý kiến của vài đại biểu có tâm huyết? Còn nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước nữa như khai thác tài nguyên đất nước, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của người dân, giải quyết tệ quan liêu, tham nhũng cùng bao nhiêu nỗi oan khuất của người dân... cũng bị Quốc Hội bỏ qua....

Muốn chấm dứt tình trạng Quốc hội bù nhìn mà nhân dân Việt Nam đã phải chứng kiến trong hơn 60 năm qua, nhân dân Việt Nam không còn cách nào khác hơn là đấu tranh để thay đổi cơ chế lãnh đạo độc tài toàn trị đang có. Chỉ khi nào cơ quan Quốc Hội có được những vị Đại Biểu do chính nhân dân đề cử và chọn lựa thì bộ máy chính quyền mới thực sự mang ý nghĩa là của dân, do dân và vì dân.
Khi nào nhân dân có thể bầu ra một Quốc Hội thực sự là đại diện cho mình, thì mới có thể có được một Chính quyền Nhân dân đúng nghĩa.



SGTT.VN - Mới hỏi đến nghề câu mực, ông Nguyễn Hữu Ngọt, chủ nhiệm hợp tác xã đánh bắt xa bờ và dịch vụ thuỷ sản xã Bình Chánh lắc đầu: “Chưa có năm nào thê thảm như năm nay, đã bị mất mùa mực mà bán cũng không mấy người mua. Dân tui thì bỏ biển, tàu thuyền nằm bờ nhiều quá!”

Vốn là chủ của hai chiếc tàu câu mực nổi tiếng miền Trung, có mấy khi ông chủ nhiệm này lại “bó tay” mà nói như vậy…

                     
      

Do Trung Quốc không mua, hàng chục tấn mực của một tư thương ở xã Bình Chánh bị mốc, phải hong phơi.

Mất mùa, mất giá





Chúng tôi và ông Ngọt đến nhà của ngư dân Trần Tức, ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh. Trên đường đi, ông Ngọt giới thiệu: “Thằng Tức thuộc diện đi đầu trong nghề mực, hiện đang làm chủ hai tàu câu mực, trong đó có tàu 800CV lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi”. Cứ tưởng, ông Trần Tức làm ăn chắc không nỗi nào. Ai ngờ mới ngồi chưa nóng ghế, bà Huệ – vợ ông Tức, nói giọng buồn: “Năm nay sao mà làm ăn tệ quá. Phiên nào đi về, đủ tổn là mừng rồi”. Bà Huệ nhớ lại thời kỳ “vàng son” của nghề câu mực vào năm 2011. Khi đó, bốn phiên biển, ghe của ông Tức câu được trên 80 tấn mực, lúc đó, giá mực có lúc xuống thấp, nhưng vẫn ở mức 130.000 – 150.000 đồng/kg, ông Tức thu được lãi nhiều và ông đã cho đóng ngay một chiếc tàu có công suất 800CV để ra khơi phiên biển đầu tiên năm 2012. Trong khi các tàu khác chỉ có 30 lao động, thì tàu của ông Tức ra khơi có đến 38 người do một phần tàu của ông to, một phần chủ tàu làm ăn được, nên ngư dân xin đi theo nhiều.

“Ai ngờ hai chiếc tàu có tổng công suất trên 1.200CV, với 70 lao động, năm nay đi đã ba phiên biển mà chưa có phiên nào được như năm ngoái: chỉ trên 10 tấn mực/phiên, với giá chỉ 60.000 – 70.000 đồng/kg mực nên chỉ đủ tổn và lỗ thôi”, bà Huệ than. Theo bà Huệ, chiếc tàu có công suất 800CV, mỗi chuyến ra khơi tốn gần 700 triệu đồng tiền tổn, vậy mà sau ba tháng đi biển, tính ra chỉ đủ tiền tổn phí, xem như công sức của 38 lao động đi trên tàu này chỉ là công dã tràng.

Thế nhưng, không chỉ tàu của ông Trần Tức bị như vậy, mà cả trăm chiếc tàu câu mực tương đối “hoành tráng” ở đây (tàu có công suất thấp nhất là 400CV, cao nhất là 700 – 800CV) đều cùng chung hoàn cảnh như tàu của ông Tức. Nếu như vào năm 2011, tàu nào ra khơi cũng chở khẳm về trên dưới 20 tấn mực, thì năm nay, chỉ có vài tàu đạt 15 tấn/phiên, còn lại chỉ được trên dưới 10 tấn mực. “Mất mùa rồi, bán cũng chẳng ai mua nữa. Điều kỳ lạ là năm nay, chưa có bao giờ giá mực tăng cao hơn 60.000 – 70.000 đồng/kg. Có một bận nó lên 80.000 đồng/kg, ai cũng mừng rơn, ngỡ nó lên nữa nên nhiều chủ tàu không bán mực mà ép hàng. Đến khi nó sụt xuống và giữ giá mãi đến giờ, các chủ tàu phải năn nỉ các thương lái mua mực”, ông Ngọt kể. Theo tính toán của ngư dân Bình Chánh, mỗi lao động đi trên tàu câu mực trong vòng ba tháng phải thu được 5 tạ mực mới có lãi. Có điều để câu được ngần ấy mực, năm nay nhiều tàu phải đi xa hơn quần đảo Trường Sa khoảng 100 hải lý, thì mới mong có mực để câu.

                        

Không biết làm gì để mưu sinh

Ông Nguyễn Thành Tấn, phó chủ tịch UBND xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), cho biết dân câu mực nói năm nay họ thấy ngư dân Trung Quốc cũng làm mực theo kiểu huỷ diệt, vì vậy, đến phiên câu mực thứ ba của năm nay, đã có trên một nửa số tàu ghe câu mực ở xã Bình Chánh buộc phải nghỉ đi biển do mực bị mất mùa, mất giá. Hàng loạt ghe câu mực của xã đã chuyển sang nghề lưới vây rút chì. “Chỉ cần mười tàu đổi sang nghề lưới vây rút chì là có 150 lao động bị thất nghiệp. Mai đây, sẽ có hàng trăm lao động ở đây không biết phải làm gì để sống”, ông Tấn nói.

Ông Hai Đông, ở xóm Mỹ An, thôn Mỹ Tân than: “Tui đi biển nhiều năm, nhưng chưa có bao giờ bị hẩm hiu kiểu này. Hai phiên đầu đi biển, mỗi phiên mất từ ba đến ba tháng rưỡi, nhưng chỉ kiếm được 10 triệu đồng/phiên, trong đó đã chi phí hết 3 triệu đồng, chỉ đưa cho vợ con vài triệu đồng thôi. Đến phiên thứ ba thì tui nản quá phải ở nhà”. Không chỉ có ông Hai Đông, mà con trai của ông cũng vậy, khi đi làm bạn trên tàu câu mực để kiếm sống. Ai ngờ cha đi câu mực bị thất mùa, còn con cũng chẳng được hơn gì. “Có tiền đưa cho vợ là mừng rồi. Có nhiều ngư dân sau ba phiên đi biển về, họ không có đồng nào dính túi. Phiên thứ ba vừa rồi, khi về bến, có tàu chỉ có năm tấn mực. Lấy tiền đâu mà đưa cho vợ con”, ông Ngọt tâm sự.

Ngư trường đang cạn kiệt


Ngư dân Nguyễn Văn Thà, sau phiên đi biển thứ ba vừa rồi buộc lòng phải ở nhà, không đi biển nữa. “Phiên đi biển thứ ba, tàu của tui chỉ kiếm được có sáu tấn mực. Về năn nỉ gãy lưỡi, mới có người đến mua. Năm nay, đi câu mực bị thất, một phần là do thời tiết, biển nổi nhiều giông tố, nhưng một phần cũng do tàu của Trung Quốc, họ đưa hàng chục chiếc tàu ra, chong đèn có công suất lớn sáng rừng rực như ban ngày trên biển. Mực bu đến, họ dùng lưới chụp tất tần tật từ con lớn đến con nhỏ. Họ làm kiểu đó, bọn tui cạnh tranh sao nổi”, ông Thà bức xúc.

Ông Thà kể, khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch năm nay, ông chỉ thấy có mấy chục chiếc tàu của Trung Quốc, nhưng từ tháng 4, tháng 5 trở đi, họ đưa hàng trăm chiếc tàu sắt hiện đại, có công suất lớn để câu mực. “Bọn tui tàu cũng to, nhưng mãi lo tránh tàu nó cũng đủ mệt rồi. Mỗi lần tàu của Trung Quốc chạy qua, chỉ sóng vỗ thôi, tàu của tụi tui cũng đã nghiêng ngả. Khổ nỗi, tàu của ngư dân Bình Chánh thì câu từng con mực, vì vậy khi bắt mực xẻ phơi, trứng mực về lại với biển và sinh sôi mực con. Tàu của Trung Quốc lại dùng đèn chong, lưới chụp, bắt cả con lớn con nhỏ, rồi mang tất cả đi ướp. Với kiểu đánh bắt này, chắc ngư trường mực sẽ ngày càng cạn kiệt”, ông Thà nói.

Tạm biệt ông Thà, chúng tôi tìm đến nhiều nhà của ngư dân câu mực khác. Điều chúng tôi nghe được, ngoài lời than van họ bị Trung Quốc chèn ép trên biển, khi ngư dân mang mực về tận nhà, họ cũng gặp khốn khó khi buộc phải bán mực với giá quá “bèo”. Chủ tàu có công suất 380CV, ông Lê Sơn, cho biết nếu giá mực bán ra 80.000 đồng/kg, thì chưa có ăn, mà phải 100.000 đồng/kg ngư dân mới có thể kiếm cơm được. “Khổ nỗi là, trước đây, ngày mực có giá cao, thương lái cho tụi tui mượn tiền để ra khơi, còn khi tàu về thì họ ra tận tàu giành mua mực. Còn bây giờ, tàu về chẳng thấy bóng ai. Bọn tui phải đến năn nỉ, tư thương mới mua, nhưng sau khi mua xong, phải mất từ một tháng rưỡi đến hai tháng sau, họ mới trả tiền”, ông Sơn than.

                      
“Thương lái Trung Quốc ra giá quá cao, chúng tôi không thể theo kịp. Nếu họ thu mua kiểu này, chúng tôi sẽ không còn hàng để mua bán”

Giải thích về lời than của ông Sơn, một tư thương có tên là Mạnh cho rằng, nếu ngư dân đem mực về mà họ mua liền, thì họ sẽ bị thua lỗ, bởi lẽ, mua hàng xong là phải đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến giờ, phía Trung Quốc có mặn mà chuyện mua mực đâu. “Họ lựa mực ngon mới mua, còn mực tạp nham như bây giờ thì họ cũng không hỏi nữa”, ông Mạnh nói. Theo ông Mạnh, cách đây một tháng, do tư thương Trung Quốc hối thúc, nên ông đã đặt 100 tấn mực để dự trữ. Vậy mà, khi đủ hàng rồi thì giá mực lại xuống, thế là ông phải chịu lỗ. Nói xong, ông Mạnh chỉ ra sân và kho bãi của cơ sở mình đang phơi chứa toàn là mực nhưng chưa bán được do phía Trung Quốc chưa đến mua.

“Các năm trước, Trung Quốc không làm nghề mực, nên họ mua hàng của ngư dân mình nhiều; còn năm nay, Trung Quốc cũng làm nghề câu mực, nên họ không mua mực của ngư dân ta nữa. Nghề câu mực rồi đây sẽ còn gặp khó khăn dài dài”, ông Ngọt nhận định. Trước tình cảnh khó khăn của nghề câu mực, ông Ngọt cho biết ông buộc phải cho chuyển một tàu câu mực sang nghề lưới vây rút chì để tự “cứu lấy mình” để kiếm sống qua ngày.

bài và ảnh: Phạm Anh

http://sgtt.vn/Thoi-su/168795/Quang-Ngai-lao-dao-nghe-cau-muc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét