Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012
"THƯỢNG BẤT CHÁNH HẠ TẤT LOẠN": MỘT THỜI KỲ RỐI LOẠN SẼ BẮT ĐẦU Ở VIỆT NAM
Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đã cuối cùng thoát khỏi việc bị trừng phạt. Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng.
Nghịch lý thay, chính việc thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và kiệt quệ về kinh tế.
Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. Cực kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà nước, để củng cố địa vị của mình.
Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế độ. Đường lối thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo, từng cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.
Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001. Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối song phương được bầu làm thủ tướng với những quyền hạn làm lu mờ ngay cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát được nền kinh tế.
Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua, giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm, một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.
Thật ngạc nhiên, ông Dũng đã sống sót vào một nhiệm kỳ thứ hai bất chấp cơn khốn khó của kinh tế và các vụ bê bối tham nhũng từng trở thành đặc hiệu cho nhiệm kỳ đầu của ông. Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đã không chịu để bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng kinh niên tràn ngập trong chính phủ. Tìm cách đánh bóng lại hình ảnh của mình và duy trì một số cân bằng giữa các dòng chính sách đối nghịch nhau, đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011 đã chọn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật trung dung với một khuôn mặt sạch sẽ làm thủ lĩnh mới của đảng.
Đường rạn nứt chính trong giới lãnh đạo chính trị Việt Nam không còn được phân chia giữa phe bảo thủ và cải cách như trong những năm 1990. Rạn nứt ấy hiện nằm giữa phe trung đạo và phe song phương và vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đối phó với nạn tham nhũng. Thật vậy, giới lãnh đạo Việt Nam từ năm 2011 là biểu hiện tài năng mới của các chiều hướng chính sách. Không một ai trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu là một kẻ bảo thủ hay một nhà cải cách. Bên cạnh Tổng Bí thư Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nhân vật ôn hòa khác và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một người đi theo đường lối nước đôi. .
Ngay sau khi củng cố vị trí của mình, trong tháng 1 năm 2012, ông Trọng đã phát động một chiến dịch lớn để làm trong sạch đảng. Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín chiến dịch ghi được thành công lớn đầu tiên của mình với việc bắt giữ những ông trùm ngân hàng từng có quan hệ gần gũi với ông Dũng. Thời điểm của các vụ bắt giữ không phải là ngẫu nhiên. Một tháng sau, một hội nghị trung ương của ủy ban trung ương đảng để quyết định số phận của thủ tướng.
Lần này, một lần nữa ông Dũng thoát hiểm được cuộc tấn công từ đối thủ của mình. Đa số trong Ủy ban Trung ương đảng đã tha không khiển trách ông. Ông đã không cần phải xin lỗi cho việc làm sai trái của chính phủ và gia đình mình - Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng đã chung nhau cùng xin lỗi cho ông ta. Bằng cách này, như thông cáo của hội nghị trung ương giải thích, là đảng sẽ tránh được việc không châm thêm dầu vào ngọn lửa của "các thế lực thù địch."
Điều đáng chú ý là đảng đã chọn bảo vệ các thành viên tham nhũng của mình thay vì loại bỏ họ. Lý do có thể là vì, số lượng đảng viên tham nhũng đã chỉ đơn giản là đã nở rộ đến một mức độ kông thể ngăn chặn được nữa. Tuy nhiên, một lý do khác liên quan đến cách tiếp cận mềm mỏng là lòng tôn thờ đến sự ổn định của đảng. Mặc dù ông Trong không đạt được mục tiêu của mình, cuộc hội nghị của đảng vẫn mang dấu ấn lãnh đạo của ông. Phát biểu tại cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị nên là mối ưu tiên hàng đầu.
Cuộc họp của đảng đã lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo, nhưng quyết định này không phải là cuối cùng. Thay vào đó, quyết định này chỉ mở ra một giai đoạn thứ hai, hứa hẹn sẽ gay gắt hơn so với giai đoạn trước. Ngay sau hội nghị trung ương, các phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người được biết đến là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Dũng, đã nhận được những giải thưởng lớn. Trong phe kia, ông Trọng nói với một nhóm các cử tri rằng các kế hoạch đã được chuẩn bị để thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có thể vào giữa năm sau. Cũng trong cuộc gặp gỡ với cử tri của mình trong tư cách là một thành viên quốc hội sau cuộc hội nghị trung ương đảng, ông Sang kêu gọi người dân hãy gạt bỏ sợ hãi để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Lời kêu gọi của ông Sang có thể được xem như là một lời thú nhận tiềm ẩn cho sự thất bại, nhưng ngay cả như vậy, không hề có kẻ chiến thắng nổi lên rõ ràng sau cuộc họp của đảng. Điều sắp đến trong nền chính trị Việt Nam không phải là một thời kỳ ổn định mà là một thời bối rối. Cuộc đấu đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền sẽ gia tăng khi thời hạn lựa chọn các nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ tới đến gần. Với một giới lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc, nền kinh tế đang khó khăn của Việt Nam sẽ có rất ít cơ hội để được giải quyết đúng đắn,chưa nói đến hiệu quả của cuộc chuyển dịch cơ cấu. Trong tương lai gần, nếu có một con hổ châu Á mới xuất hiện, đấy sẽ không phải là Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét