Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012
Điệp viên Công An Nguyễn Thiện Thành và Tuổi Trẻ Yêu Nước.
HÀNH ĐỘNG CHO DÂN CHỦ MÀ "XÚI CẮM CỜ VÀNG" LÀ ĐƯA NGƯỜI VÀO CỬA TỬ!
Nguyễn Thiện Thành
Sau khi công an biết được có một nhóm bạn trẻ có tên Tuổi Trẻ Yêu Nước được thành lập và sinh hoạt tại quốc nội, Nguyễn Thiện Thành (không phải tên thật) được công an gài vào Paltalk để liên lạc và xin gia nhập vào nhóm bạn trẻ nầy. Vì là một người ở quốc nội lại có tinh thần yêu nước và ăn nói rất "chống Trung Quốc" nên chiếm được lòng tin của mọi người , Thành đã nhanh chóng "thành công" trong việc gia nhập và tiếp xúc với nhóm TTYN nầy.Thành sinh năm 1985 (không phải 1989), vì muốn tiếp xúc với Nguyễn Phương Uyên, Thành được công an bố trí cài vào làm sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh nơi Uyên đang học. Cùng thời gian nầy Thành cũng gặp được nhiều bạn trẻ khác mà tiêu biểu là Trần Vũ Anh Bình và Đinh Nguyên Kha...
Mỗi lần sinh hoạt nhóm thì Thành chính là người cung cấp tiền bạc cho TTYN và nói đó là tiền do anh em trên Paltalk đóng góp, Thành cho biết thêm là vì vấn đề "an ninh" nên giữ bí mật không tiết lộ nguồn tiền ở đâu . Sự thật không có ai ở Paltalk đóng tiền cho TTYN hoạt động và thành lập, thuê server cho trang mạng tuoitreyeunuoc.com. Số tiền mà Thành luôn cung cấp cho TTYN hoạt động chính là tiền của công an.
Phong trào TTYN bao gồm những sinh viên, thanh niên có tinh thần yêu nước thật sự chỉ nhằm mục đích duy nhất là chống Trung Quốc xâm lược nhưng lại được Thành "công an" cho thêm vào truyền đơn những lá Cờ Vàng của VNCH với nội dung "chống Đảng" để công an có được thêm chứng cớ truy tố sau nầy.
Sau khi Thành nắm được toàn bộ danh sách và tin tức của các anh em TTYN thì công an bắt đầu chiến dịch truy quét.
Ngày 03/01/2012 Nguyễn Thiện Thành được đài Phát Thanh Á Châu phỏng vấn cho biết :
"Nguyễn Thiện Thành: Ngày 19 tháng 9 (2011), có khoảng là 40 công an họ ập vô nhà tôi, ập vô cái nhà trọ tôi lúc đó chỉ có hai anh em tôi ở nhà thôi. Họ tiến hành thu giữ cái máy tính của tôi và họ chở anh em tôi về phường Đông Hưng Thuận quận 12. Trưa ngày 20, tôi bị họ chở trên ô tô chuyên dụng vô đồn công an PA24 ở quận Bình Thạnh. Họ làm việc với tôi ở công an PA24, tối ngày 21 họ thả tôi ra. Có 4 công an theo tôi ngày đêm, canh gác ở nhà trọ tôi."
Thành tuyên bố với đài Á Châu Tự Do là Thành đã gặp Trần Vũ Anh Bình trong PA24 lúc Thành bị bắt vào đó, thực sự là Thành vào đó để giám sát xem Trần Vũ Anh Bình đã cung khai với công an đầy đủ danh sách các em TTYN chưa.
Nguyễn Thiện Thành cho biết đã "trốn thoát" lưới công an qua cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do :
"Ngày 22 thì chiều tối thì tôi về tới nhà. Cũng may mắn cho tôi là nhà kế bên họ có đám cưới và cái khu phố tôi ở là đường hẻm, cho nên khi họ dựng rạp thì nó che úp trên cái cửa trước nhà tôi thì công an cũng gặp khó khăn cho họ vì ngồi trước cửa đó. Sau đó tôi mới lợi dụng tình hình, tôi mới mở cửa sau ra, leo qua cái hành lang của cái nhà kế bên rồi tôi trốn thoát. Tôi chạy lên đường Nguyễn Văn Quá tiếp giáp với quốc lộ 1A, tôi mượn điện thoại của người đi đường gọi cho anh em tôi tới đón tôi tới nơi bí mật."
Nơi ở mà Thành cho là chỗ ở "bí mật" thật sự là tại trụ sở Công An Quận Bình Thạnh. Tại đây, Thành được Công An điều động để bắt thêm một mẻ chót là chiến dịch "M". Để có "Danh Chánh Ngôn Thuận" qua chỉ thị của công an, Thành nói láo là đang trốn ở Thái để lấy lòng tin rồi điều động các thành viên TTYN phát tán truyền đơn tại Cầu Vượt An Sương ngày 10/10/2012.
Ngày 28/09/2012, Công An PA67 đã cho in ấn một số truyền đơn có 4 nội dung chống Đảng và một số cờ Vàng VNCH. Em Đinh Nguyên Kha được Nguyễn Thiện Thành giao nhiệm vụ làm một thùng giấy Tự Động Mở Ra bằng PHÁO ĐẠI và nhang, khi nhang cháy tới tim pháo thì PHÁO sẽ nổ tung và thùng sẽ bể bung ra để truyền đơn rơi ra ngoài.
Không đồng ý phương pháp nầy vì sợ nguy hiểm cho người khác nên em Đinh Nguyên Kha đã dùng phương pháp CƠ là lấy một máy trả phim VHS cũ để làm phương pháp mở tự động bằng CƠ thay vì dùng PHÁO ĐẠI như công an đề nghị. Nguyễn Phương Uyên được phân công làm nhiệm vụ chụp hình và quay phim. Thành nói với Uyên là làm xong những chuyện rải truyền đơn nầy, Uyên sẽ có được một số tiền để dành cho việc học. Để lấy lòng tin của Uyên, phía công an tìm cách gián tiếp đưa cho Uyên 5 triệu đồng, 2 triệu đồng là tiền công của Uyên, số tiền 3 triệu còn lại được đổi ra tiền 10 nghìn, 20 nghìn dùng để dán vào truyền đơn. Sau khi Nguyễn Phương Uyên bị bắt thì gần như toàn bộ số tiền nầy đã bị công an lấy lại.
Ngày 10/10/2012 với sự điều động của CÔNG AN, chiến dịch "M" Cầu An Sương bắt đầu . Vào khoảng 7 giờ 15 sáng, thùng truyền đơn buộc vào thành cầu An Sương được mở bung ra thì "bỗng nhiên" ở gần đó đã có nhiều công an, dân phòng mai phục để lượm lại hết số truyền đơn và cờ Vàng. Những tấm hình mờ mờ ảo ảo (không phải do Uyên chụp) mà là của công an cung cấp được phát tán lên mạng cùng với tin tức và những bài viết láo như có một người "vô tình" đi ngang cầu An Sương trong thời điểm truyền đơn vừa rơi xuống, anh ta nhặt được một tờ truyền đơn nầy và tung hô sự thành công của TTYN.
Ngày 14/10/2012, công an ập vào phòng trọ và bắt em Nguyễn Phương Uyên đưa về Long An để rồi bắt thêm em Đinh Nguyên Kha. Mãi tới ngày 03/11/2012 thì phía công an bắt đầu tung tin thất thiệt về nhóm TTYN trên nhiều tờ báo của chính phủ. Công an cho biết là họ có bằng chứng bao gồm trên 2 kg "chất nổ" (PHÁO ĐẠI) mà họ đã TỰ cung cấp cho em Đinh Nguyên Kha để làm nhiệm vụ NỔ thùng truyền đơn. Tuy nhiên, phương pháp nầy không được các em đồng tình vì quá nguy hiểm cho người khác, nhưng phía công an lại không bỏ lỡ cơ hội nầy để ngụy tạo thêm chứng cớ rằng các em là KHỦNG BỐ . Công an đã từng làm chuyện vu khống như vậy trong vụ án BIA SƠN mới đây .
Hiện nay Công An đang gài nhiều cán bộ tình báo trên Paltalk để gài bắt những người yêu nước tại quốc nội có tinh thần chống Trung Quốc . Những tên công an nầy được huấn luyện chuyên nghiệp ăn nói rất "chống Trung Quốc" lại đang ở trong nước nên dễ được lòng tin của nhiều người .
Câu lạc Bộ Kháng Chiến
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét