Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012
HẠT GIỐNG CỦA BÁC SAO SINH RA TOÀN QUẢ ĐẮNG KHÔNG VẬY TRỜI?! Nữ công nhân và những góc khuất
Chúng ta đã hiểu quá rõ những người cầm đầu đảng cộng sản. Không thể hy vọng gì nơi họ. Bao giờ họ cũng đặt chủ nghĩa xã hội lên trên quyền lợi của dân tộc, dù chủ nghĩa xã hội đã trở thành vô nghĩa và chỉ còn là cái cớ để duy trì ách độc tài toàn trị mà họ áp đặt lên dân tộc. Họ đang định kéo dân tộc vào một thảm kịch mới. Đất nước đang cần một phản ứng mạnh mẽ và quả quyết để thoát khỏi hiểm họa diệt vong. Là con dân Việt, chúng ta phải hành động buộc đảng cộng sản trả lại Dân Quyền, Nhân Quyền mà ta đã bị bọn họ đánh cắp, chúng ta phải hành động ngay kẻo không sẽ quá muộn!
KTNT - Những tưởng thoát khỏi kiếp sống úp mặt xuống ruộng, ngửa lưng hứng trọn mưa nắng dãi dầu, đời sống của các cô thôn nữ sẽ khấm khá hơn, nhưng đôi khi, chỉ vì một bước sa chân, các cô còn không kịp nhìn lại chính bản thân mình.
Thiếu thốn tình cảm của nữ công nhân có thể đổ tại trời, tại công việc, tại cơ hội và cả chưa tới duyên tới số. Nhưng có những sai lầm lại bắt đầu từ chính bản thân mình, dù cho nhiều người không hề mong muốn.
Tôi đã từng tâm sự với một cô gái mại dâm, cái nghề xã hội vẫn gọi bằng cái tên khinh miệt, cave, người giúp tôi nảy sinh ý tưởng thâm nhập vào đời sống tình cảm những nữ công nhân, để biết, để hiểu, để cảm và cả để xót thương cho những phận người bạc bẽo.
Cô ca ve mà tôi đã nói ở trên, nhìn nhận một cách trân trọng, nên đặt cho cô ấy một cái tên, chứ không nhất thiết phải gọi cô theo cái cách miệng ngậm điếu thuốc, rít một hơi dài và nhếch môi bất cần đời em tên là Gái như cô tự đặt. Hương, đó là cái tên mà tôi mong muốn phần nào thể hiện bản chất của cô. Một thứ mùi thơm khó diễn tả của làng quê, có mùi bùn đất, có mùi ruộng vườn, và phảng phất chút gì trong trắng của một cô thôn nữ.
Hương xuất thân trong một gia đình nông dân. 18 tuổi, cô theo chúng bạn rời làng đi tìm cuộc sống mới ở khu công nghiệp. Sau 4 năm làm công nhân, cô chẳng chắt bóp gì được cho mình ngoài những tháng ngày đằng đẵng ngồi bên dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu. Để rồi, mãi cho tới sau này, khi cô ngửa mặt lên nhìn đời, chỉ thấy một màn đêm tăm tối như bao đêm cô rời công xưởng trở về nhà trọ.
Trước khi bước vào chốn hương phấn làng chơi, Hương có một mối tình với anh công nhân cùng xưởng. Những tưởng cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn khi thần tình ái đưa hai kiếp nghèo dạt tới bên nhau. Thế nhưng, sau 1 năm chung sống (sống thử là điều khá phổ biến đối với những đôi nam nữ công nhân), cuối cùng Hương mất chồng hờ, bỏ việc và để mặc dòng đời đưa đẩy.
Đứt gánh giữa đường, bao nhiêu tình yêu, bao nhiêu vun đắp bỗng chốc sụp đổ dưới chân Hương khi người yêu dứt áo ra đi, bỏ lại cô với khoảng trống mịt mù và một bào thai 4 tuần tuổi. Hương đau khổ, hụt hẫng và lang thang khắp phố phường Hà Nội mà không biết đi đâu, về đâu. Sau 2 ngày đau đớn tận cùng, Hương quyết định bỏ đứa con máu thịt, mà như Hương nói, đó chỉ là những hận thù còn sót lại của mối tình đầu.
Buổi sáng ngày thứ 3, Hương vay mượn chị em cùng phòng được 700.000 đồng, một mình đi vào nội thành tìm một phòng khám sản tư nhân để nạo thai. Sau những đớn đau của ca thủ thuật, Hương như trống rỗng, chẳng còn gì, chỉ còn cái xác bơ phờ.
Chỉ 3 giờ sau khi nạo thai, Hương trở về làm việc bên dây chuyền sản xuất. Mặc cho những đe nẹt, trách móc của người quản lý vì tội nghỉ làm không xin phép, mặc cho nửa tháng lương bị trừ theo quy định của công ty, Hương ngồi thẫn thờ và băng huyết ngay trên ghế. Đồng nghiệp đưa Hương lên phòng y tế, rồi chuyển cô vào bệnh viện cấp cứu, để sau đó, cái tin sét đánh cho tới cuối cuộc đời Hương cũng không thể tha thứ cho mình, cô vĩnh viễn không còn khả năng làm mẹ.
Chưa có một điều tra cụ thể nào về đời sống tinh thần của những nữ công nhân các khu công nghiệp. Nhưng một thực tế mà chính các cô cũng thừa nhận rằng, kiến thức về sức khỏe sinh sản của các cô gần như không có.
Nguyên nhân có nhiều, có thể bắt nguồn từ xuất thân, từ trình độ văn hóa, từ việc tiếp cận thông tin...
Một câu hỏi đặt ra, đâu là điểm đến của các nữ công nhân khi cần chia sẻ ?
Từ đó, Hương bỏ làm, trở thành một cô ca ve chuyên nghiệp. Những ngày tiếp theo của cô chỉ quay tròn trong vòng hoan lạc. Cô gái 18 tuổi ngây thơ dạo ấy, giờ chỉ là một cái xác biết cười nhếch mép và những động tác mơn trớn đàn ông cũng trở thành phản xạ sau 5 năm buôn phấn bán hương.
Nhiều cô gái khác, không lạc lối như Hương, nhưng cuộc đời cũng chẳng tươi sáng hơn là mấy khi nhắm mắt đưa chân vào những mối tình sống thử. Thảng hoặc có những người tìm được một nơi gọi là mái ấm gia đình, để thấy rằng mình sống không vô nghĩa, bất luận tình yêu và tuổi tác.
Đó là một trong những người bạn mà Hương cho rằng, “nó chẳng sướng hơn em”. Cô gái đó cùng quê với Hương, cùng Hương rời làng và cùng ở chung nhà trọ. Chỉ khác, cô làm ở một công ty may mặc. Nhưng cô vốn không xinh xắn, lại mải mê làm việc tăng ca liên tục (hay lại đổ tại duyên số?!). Ở tuổi 30, cô quyết định cưới một người đàn ông một cách không hợp pháp, chỉ với ý nghĩ đơn giản có đứa con đỡ đần, chăm sóc lúc tuổi già. Nhưng sự đời thật khó lường, hậu quả của cuộc hôn nhân sai trái đó là những trận đánh ghen tưng bừng của bà vợ cả.
Nhắc tới những bước chân sa, có cả 1001 câu chuyện éo le, đau đớn, mà các cô phải gánh chịu, hay tự mua dây buộc mình như người đời vẫn nói. Thậm chí, tôi còn đang chờ có dịp đi tới một địa bàn thuộc một tỉnh ven Hà Nội để kiểm định rằng, nơi ấy, có một khu nhà trọ của các nữ công nhân “cải thiện cuộc sống” bằng những lần đi khách. Tuy nhiên, dù điều đó có là sự thật hay không thì mặt trái đó của cuộc đời công nhân vẫn chỉ là con số ít ỏi. Và bức tranh tăm tối ấy chỉ là một góc khuất rất nhỏ, giống như bóng của một cây kim dưới ánh nắng mặt trời. Trên thực tế, vẫn có những gia đình công nhân hạnh phúc, dù cho căn phòng trọ chật chội với bữa cơm đạm bạc, nhưng tiếng nói cười bi bô của trẻ nhỏ giúp không gian nhỏ tràn đầy sức sống.
Việt Nam chúng ta, kể từ đảng Cộng Sản nắm quyền cai trị đã mấy mươi năm. Đây là đảng của giai cấp Công Nhân và nhân dân lao động, giai cấp được coi là tiên phong cách mạng. Theo đó mà suy, thì người lao động ở Việt Nam bây giờ thực sự giàu có và hạnh phúc, đặc biệt là người Công Nhân. Sự thực lại trái ngược với điều đó, khi mà người Công nhân phải sống thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Những điều kiện tối thiểu để đảm bảo cho cuộc sống của họ không hề được đáp ứng: Đó là nơi ở và việc làm. Họ phải bươn chãi để tự tìm kiếm công việc, tự lo chỗ ở cho mình với một mức lương hạn hẹp. Bởi vậy mà sự an cư, lạc nghiệp của người Công Nhân còn lắm nổi gian nan.
Duy Thiên
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đó là ngày xưa,họ bịp bợm,tranh giành.Nay mọi việc đã được"bình định"rồi,thì làm gì có chuyện Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nữa.Hiện Đảng chỉ đại diện cho giai cấp "trọc phú đỏ" thống trị của họ mà thôi.
Trả lờiXóa