Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Tội ác của cộng sản càng ngày càng dầy: Sinh viên Sài Gòn bôn ba kiếm sống

Revolution fist.jpg
Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.

Ở Việt Nam nói chung và tại Sài Gòn nói riêng, để tiếp tục theo đuổi việc học tập, đa số sinh viên các trường cao đẳng-đại học phải bôn ba kiếm sống vất vả.

                       

                Xe bánh mì “Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ” do sinh viên đứng bán. (Hình: Nguyễn Ðạt)


Sinh viên tại các trường cao đẳng-đại học, ngoại trừ ngành sư phạm nhẹ nhàng hơn, phải đóng học phí hàng năm cùng các phí tổn khác do nhà trường yêu cầu khá cao; sinh viên từ các tỉnh theo học tại Sài Gòn lại còn lo phí tổn cho việc ăn ở.

Nhiều học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đã trúng tuyển vào các trường cao đẳng-đại học, việc theo học tại các trường này cũng còn là một vấn đề phải tiếp tục lo toan.

Chúng tôi biết không ít trường hợp học sinh giỏi, thi đậu vào trường đại học khó khăn như Ðại Học Y Dược; nhưng vì hoàn cảnh gia đình, đã không thể theo học.Việc kiếm sống đối với sinh viên không dễ dàng; phải phù hợp, vì sinh viên còn dành thì giờ cho việc học tập. Chúng tôi thường gặp những sinh viên làm công việc chạy bàn trong các quán tiệm cà phê và nhà hàng lớn; số tiền kiếm được từ công việc ấy khá khiêm nhượng. Ðặc biệt từ khoảng nửa năm trở lại đây, tại Sài Gòn xuất hiện nhiều xe tủ kính đặt trên các lề đường của các sinh viên, để bán cà phê hoặc bánh mì. Các xe bán cà phê của sinh viên đều ghi bảng hiệu cà phê “Take Away”; xe bánh mì ghi hàng chữ “Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ.”
Hàng ngày đi ngang qua đường Bình Thới-quận 11, chúng tôi thường dừng lại chỗ đặt xe bán cà phê Take Away, phía trước một căn nhà đang mở rộng cửa. Tuấn, sinh viên trường Cao Ðẳng Hàng Hải và một bạn cùng trường đứng bán mỗi sáng sớm. “Chúng cháu may mắn quen biết gia đình này; nhà không buôn bán gì, nên chúng cháu có thể đặt xe bán cà phê ở trước cửa bất cứ lúc nào...” Tuấn nói.
Cái xe bày hàng chế biến “cà phê mang đi” do Tuấn và mấy bạn sinh viên cùng trường hùn hạp nhau đặt đóng xinh xắn, ghi chữ vẽ hình trang nhã; thêm tấm bảng hiệu đặt gần bên, ghi giá biểu cà phê: cà phê đá 8 ngàn đồng - cà phê sữa 10 ngàn đồng... Giá cả cà phê như vậy cũng rẻ như vô số hàng cà phê vỉa hè ở Sài Gòn. “Với giá như vầy, làm sao các cháu có thể bán cà phê thứ thiệt?” Tuấn cười nhẹ nhàng, trả lời: “Cà phê chúng cháu lấy mối của người quen, thứ cà phê Di Linh chánh gốc chú ạ. Bán cà phê như vậy chúng cháu cũng có lời chớ chẳng không, tuy chẳng lời nhiều bằng bán cà phê dỏm.”

Những buổi sáng sớm, người người đi làm, ngang qua xe bán cà phê “Take Away” của Tuấn và các bạn, dừng lại mua ly “cà phê mang đi” không ít. Như Tuấn cho biết, chiếc xe bán cà phê Take Away đặt trước cửa nhà của người thân quen, nên có nhiều thuận lợi. Khách uống cà phê ở Sài Gòn nhìn nhận, gần như hầu hết các điểm bán cà phê vỉa hè hiện nay đều bán một thứ gọi-là-cà-phê, nghĩa là có rất ít cà phê thứ thật, hoặc hoàn toàn không có cà phê gì cả; có lẽ chỉ là đậu nành trộn với bắp rang và cau khô tán nhuyễn.

Mới đây ngành chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phố đã phát hiện một cơ sở tại Hóc Môn, chuyên sản xuất chế biến cà phê giả mạo với quy mô lớn, bằng một công thức độc hại: đậu nành + 15 thứ hóa chất của Trung Quốc! Tuấn ngao ngán cho biết, các bạn sinh viên bán cà phê Take Away hoặc bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ ở các nơi trong thành phố, có thể đều phải dẹp xe nghỉ bán, hoặc dời chuyển chỗ mỗi lần có đợt dọn dẹp lòng lề đường; đặc biệt trong năm 2012, gọi là năm an toàn trật tự giao thông, họ tổ chức kiểm tra thường xuyên, gắt gao hơn nữa.

Chúng tôi hỏi thăm: “Thế lúc đi dọn dẹp lòng lề đường, họ không thông cảm, du di chút nào đối với các sinh viên?” Tuấn chỉ cười trừ, lắc đầu. Chúng tôi từng chứng kiến, những người có chức năng kiểm tra dọn dẹp lòng lề đường đã thẳng tay quyết liệt; họ không ngần ngại tịch thu cả xe trái cây của những người bán rong nghèo khổ, tịch thu bàn ghế của những hàng cà phê vỉa hè...

Ghé một xe bán bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ, cũng trên đường Bình Thới-quận 11, thấy người mua khá đông. Hai sinh viên, một nam một nữ, học tại trường Cao Ðẳng Công Nghệ Phú Lâm, vừa dán tấm giấy in chữ “Cần Tuyển Nhân Viên Bán Hàng” lên trên mặt kính của xe. Từ lâu, bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ đã có bán tại cửa hàng Như Lan, một trong những cửa hàng chế biến thực phẩm lớn bậc nhất tại Sài Gòn. Cô sinh viên trường cao đẳng công nghệ cắt những lát thịt nướng từ xiên thịt gắn đứng trong khung kính, sát bên vỉ nướng đỏ rực.

Hơi nóng tỏa ra từ những lát thịt nướng chín thơm; cô sinh viên đang xếp những lát thịt nướng ấy vào trong ruột ổ bánh mì. Với giá bán: 12-15 ngàn đồng/ổ, và với chất lượng bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ do các sinh viên đứng bán, nói chung rẻ hơn giá cả tại các xe bánh mì khác, trên những vỉa hè khắp thành phố.

Anh sinh viên dán tấm giấy xong, nói với chúng tôi: “Tụi cháu còn phải dành thời gian học để thi tốt nghiệp, nên phải tuyển thêm người đứng bán hàng; chớ không phải ăn nên làm ra, buôn bán lớn lao gì đâu!”

Tháng trước, trên đường Sài Gòn lên Bảo Lộc, chúng tôi gặp anh sinh viên mãn khóa sư phạm đi bán dạo đồ gốm sứ cùng bạn. Mỗi người một xe gắn máy “Honda Trung Quốc nhái xe Nhật Bản,” mỗi xe buộc ràng kỹ lưỡng 3 chiếc độc bình có chiều cao gần một mét, nặng khoảng 5-6 chục kí-lô/chiếc.

                      

                            Sinh viên bán cà phê “Take Away.” (Hình: Nguyễn Ðạt )


Lúc dừng nghỉ giải khát, chúng tôi hỏi thăm, được biết anh sinh viên đã từng thi đậu vào hai trường đại học: Y Dược và Sư Phạm. Nhà nghèo, anh không thể theo học tại trường Ðại Học Y Dược, nên đã vào học tại trường Ðại Học Sư Phạm. Nhưng từ khi tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm tới nay, đã gần một năm vẫn chưa được bổ nhiệm về dạy học tại một trường nào, kể cả trường học ở vùng sâu vùng xa.
“Con biết làm gì để sinh sống bây giờ. Ðành dốc sức lao động, chở những chiếc độc bình này, mua được với ‘giá hữu nghị’ tại cơ sở sản xuất đồ gốm sứ của người bà con tại Bình Dương, đi bán dạo. Bán được một chiếc độc bình cỡ này, tụi con cũng có thể lời vài trăm ngàn đồng.”

 Nguyễn Ðạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét