Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
Phương thức biểu tình
Võ Văn Ty - Biểu tình là bày tỏ chuyển đạt nguyện vọng của mình đến một tập thể khác như đại chúng hay chính quyền, hoặc cả hai. Tổ chức một cuộc biểu tình có thể sắp xếp như sau: 1. Mục tiêu, 2. Hành động, 3. Kết quả. Mục tiêu hiện nay cho những cuộc biểu tình của người Việt trong và ngoài nước nước là phản đối hành động xâm lăng của TQ và đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền ở VN. Hai chủ đề này có thể lồng chung vào một cuộc biểu tình. Trong mục tiêu đề cập dưới đây chúng ta có thể phân tích các phản ứng của các đối tượng để khai triển cách thức hành động:
A. Mục tiêu:
Trước khi phát họa một kế hoạch biểu tình chúng ta hãy phân loại đối tượng để tranh thủ theo ưu tiên thứ tự sau đây.
1. Chính quyền và nhân dân Trung Quốc: Đối tượng này sẽ không bị phong trào tranh đấu ở Việt Nam tác động mạnh, vì bành trướng là chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc. Và, nhân dân TQ một phần vì bản chất kiêu ngạo một phần vì bị tuyên truyền kích động dân tộc tính nên sẽ bênh vực và ủng hộ hành động xâm lược của nhà nước họ. Đây là một đối tượng có hàng ưu tiên sau cùng ở quốc nội, nhưng là một đối tượng khá quan trọng cho những cuộc biểu tình ở hải ngoại để vận động dư luận quốc tế, ví dụ Sứ quán TQ ở Washington hay Paris.
2. Chính quyền Việt Nam: Đối tượng này không quan trọng cả quốc nội lẫn hải ngoại vì lập trường của nhà nước là đàn áp những người lên tiếng chống Trung Quốc. Hy vọng tranh thủ được đối tượng này không có nhiều, ngoại trừ biểu tình yêu cầu nhà nước VN thả tự do cho những người yêu nước bị bắt vì đã chống TQ.
3. Quần chúng VN ở trong và ngoài nước: Đây là đối tượng có ưu tiên hàng đầu vì hầu hết người Việt rất căm phẫn hành động xâm lăng ngang ngược của TQ. Lòng căm phẫn này cũng đã được hun đúc qua hàng ngàn năm Bắc thuộc và khởi nghĩa chống Tàu. Đối tượng này không cần giải thích mà chỉ cần đánh thức lòng yêu nước và bảo đảm một phương cách đấu tranh để họ tự tin mà tham gia, hết sợ hãi để dấn thân. Nếu không tranh thủ được đối tượng này, ta sẽ không biểu dương được khí thế để tranh thủ đối tượng quốc tế, sẽ trình bày dưới đây.
4. Quốc tế: Đối tượng này vô cùng quan trọng vì VN là một quốc gia nhỏ không có nội lực về quân sự và kinh tế để đối đầu với TQ. Hơn nữa VN theo chính thể CS chuyên chính và đang trở thành đồng minh của TQ, dù miễn cưởng, để bảo vệ ngôi vị của đảng CSVN. Chống hành động xâm lấn của kẻ thù TQ sẽ không triệt tiêu mối đe dọa ngoại xâm khi ngụy quyền tay sai CSVN vẫn còn hiện hữu, vì vậy biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ và đa nguyên đa đảng cho VN nên được tổ chức song hành và cần vạch rõ ra cho dư luận quốc tế biết mối liên hệ mật thiết giữa CSVN và CSTQ, phải cho thế giới biết CSVN là đồng minh của CSTQ.
Người VN đấu tranh ở trong nước đang cô đơn chiến đấu chống lại cả hai nhà nước CSVN và chính quyền TQ. Đối tượng quốc tế là đồng minh then chốt có thể giúp cuộc đấu tranh của người Việt thành công như ông HCM đã biết lợi dụng đánh lừa và lôi kéo được phong trào phản chiến về phía mình. Đối tượng này cần được uyển chuyển giải thích tùy quốc gia để phù hợp với quyền lợi và lý tưởng tự do của họ. Vận dụng sức mạnh quốc tế của chúng ta phải được đặt trên đạo lý, trung thực và nhân bản, và sẽ không dùng thủ thuật vô nhân tráo trở nói láo của CS.
B. Hành động:
Đây là phần quan trọng cho sự thành công hay thất bại của một cuộc biểu tình. Người viết sẽ đặt trọng tâm nhiều vào những cuộc biểu tình ở trong nước. Một số kỹ thuật nêu ra dưới đây chỉ để gợi ý một cách tổng quát vì chi tiết của chương trình hành động tổ chức biểu tình ở trong nước chỉ dành riêng cho ban tổ chức và không cần thiết phải trình bày trên mạng. Trong phần hành động này chúng ta hãy bàn luận các phương án biểu tình dựa theo các tiểu đề “Mục Tiêu” phía trên.
1. Chính quyền và nhân dân TQ: Trên Dân Làm Báo Chủ nhật 12/16 có bài và hình một sáng kiến biểu tình bằng mô hình (model) trước Sứ quán TQ. Tuy nhiên như đã trình bày, biểu tình trước Sứ quán TQ ở VN dù bằng người thật hay bằng búp bê trên mạng sẽ không có tác dụng nhiều vì họ sẽ không thay đổi chính sách vốn đã trở thành bản chất dân tộc, và qua mô hình thu nhỏ như vậy chỉ giới hạn tới những người có theo dõi trên các mạng hay báo chí đấu tranh mà thôi. Chính quyền VN và TQ có lẽ cũng muốn cuộc đấu tranh của người Việt được thực hiện bằng phương cách mô hình vô hại như vậy.
2. Chính quyền VN: Tiểu đề này ta có thể tóm tắt một vài cuộc biểu tình lẻ tẻ cục bộ như Cưỡng chế đất Văn Giang, chưa đủ kích thước như các trận xuống đường qui mô toàn quốc đòi hỏi dân chủ hay chống hành động xâm lăng của TQ. Hãy để dành chủ đề này cho tương lai khi nỗi sợ hãi của quần chúng không còn.
3. Quần chúng VN ở trong và ngoài nước: Tổ chức biểu tình ở VN rất khó khăn vì nhà cầm quyền CSVN sẽ đàn áp, ở đây chúng ta không lặp lại chi tiết của các cuộc biểu tình vừa qua ở Sài Gòn và Hà Nội, mà xin bàn ngay về những danh sách kiểm kê (check list) những điểm có thể áp dụng cho các cuộc biểu tình chớp nhoáng nhoáng kiểu "vừa đánh vừa chạy" (hit and run).
Nhân sự: Ngoài ban lãnh đạo chỉ huy, những nhân sự phụ trách phần vụ kỹ thuật không thể không có được để yểm trợ như tình báo và an ninh có nhiệm vụ tìm hiểu nghiên cứu các kế hoạch hoạt động chống biểu tình của chính phủ. Ở Nga một vài cán bộ nhà nước đã bí mật hợp tác tiết lộ hoạt động tình báo cho phe dân chủ để kịp thời đối phó. Sự hợp tác bí mật của các nhân viên công an của chế độ sẽ giúp ban tổ chức tránh được các cạm bẫy. Cựu quân nhân sẽ giúp phối hợp điều động các toán biểu tình đi đúng lộ trình. Chuyên viên điện toán có nhiệm vụ quản trị các twitter và facebook để liên lạc với các toán biểu tình.
Nghiên cứu bản đồ: Phát họa các lộ trình di chuyển trên bản đồ và bí mật thực tập đi trên những lộ trình đó để ghi nhận các yếu tố như kẹt xe, trạm gác, đồn bót, đèn xanh đèn đỏ, địa điểm tập trung A B C.., các đường rút lui và phân tán, các kế hoạch thay thế A B C v.v... Ví dụ điều nghiên chiến thuật ngăn chận và bao vây của công an cảnh sát để đừng bao giờ dẫn đoàn biểu tình đi vào một con đường dài không có lối đi cắt ngang vì cảnh sát có thể phục kích chặn bít 2 đầu rồi hốt trọn ổ.
Đoàn biểu tình của phe “vô chính phủ” trong kỳ họp G-20 ở Luân Đôn năm 2009 bị cảnh sát vây chặn ở 2 đầu.
Đoàn biểu tình chống chiến tranh VN này đã thành công vượt bực khi đã làm
nghẹt cứng một xa lộ lớn ở Mỹ. Cách thức gởi thông điệp ngang tàn liều lĩnh
và sáng tạo này sẽ làm những chính quyền hung hãn nhất co vòi nhức óc.
Chú ý: thấy có rất ít biểu ngữ vì nhìn đoàn biểu tình râu tóc
bờm xờm kiểu hippy là biết thông điệp gì rồi.
Ban Chỉ Huy: Bộ phận này được phân chia làm 2, một bộ phận lãnh đạo xuống đường để hướng dẫn biểu tình, một bộ phận khác túc trực ở một cơ sở bí mật để liên lạc phối hợp qua twitter và facebook và theo dõi các tuyến đi đã phát họa trên bản đồ, báo động khi thấy lực lượng đàn áp của nhà nước đã đến gần. Chia nhiều toán dương đông kích tây để không bị hốt trọn ổ. Phân chia các toán bảo vệ để hộ tống ban lãnh đạo rút lui v.v...
Bị Bắt: Biểu tình và bị bắt là chuyện bình thường ở các quốc gia tự do dân chủ. Nhưng trong diễn tiến bắt bớ bạo động của nhà cầm quyền CSVN, người biểu tình cần phải kéo dài thời gian bắt bớ để khai thác các hình ảnh đàn áp này, và dùng hình ảnh đó làm bằng chứng để tố cáo trước dư luận quốc tế. Các hành động khác như xé bỏ biểu ngữ, cờ và hoạt động của cò mồi “âm binh” nhằm bịt miệng người biểu tình là vi phạm luật lệ nhân quyền quốc tế và sẽ bị các quốc gia tự do dân chủ lên án. Người biểu tình tuyệt đối không đánh trả bằng bạo động vì sẽ cho nhà cầm quyền lý do để tàn sát.
Theo kinh nghiệm của nhóm biểu tình “Chiếm lấy Phố Wall” (Occupy Wall Street) ở New York đã sáng chế ra nhiều kiểu “kháng cự tiêu cực” (passive resistance) và dùng nhiều đồ nghề như còng số 8, nịt hay vòng đai ni lông để nối liền với nhau thành từng chùm. Nếu không dùng đồ nghề thì có thể ngồi bệt xuống dùng khủy tay và đầu gối của mình móc lại với người bên cạnh làm thành một vòng tròn người, hay chỉ nối khủy tay và nằm ngửa xuống thành vòng tròn thì rất khó mà tháo gỡ nếu không dùng các phương pháp tàn nhẫn như súng điện (stun gun) hay bình xịt hơi cay (pepper spray).
Khi bị bắt đưa đi thì đừng gồng cứng người mà hãy giãn bắp thịt của mình làm thân người mềm như bún rơi xuống đất, một cọng bún người cần nhiều người vác lên để đưa đi hơn là một khúc gỗ người chỉ cần 2 người vác. Đội mũ an toàn và mặc nhiều lớp áo để tránh bị thương như các cuộc biểu tình ở Văn Giang.
Vòng tròn người nối với nhay bằng khủy tay rất khó gỡ.
Ngồi xuống hoặc nằm ngửa ra càng khó tách rời hơn nữa.
Chụp hình và quay phim: Nhiếp ảnh là nhiệm vụ tối quan trọng để khai thác các thành quả biểu tình. Những hình ảnh này sẽ động viên được lòng yêu nước của quần chúng và hỗ trợ cho công tác quốc tế vận.
Ngoài ra cần phải chụp hình có khả năng phóng lớn khuôn mặt, theo khổ hình loại passport, của các công an và các âm binh đã đàn áp hành hung người biểu tình để lập thành một thư viện về hệ thống kiềm kẹp của CSVN, và làm tài liệu cho những phiên tòa về tội ác CS sau khi chế độ này sụp đổ. Chụp tất cả số xe của công an và âm binh cho mục tiêu truy nã sau này.
4. Quốc tế: Vấn đề tranh thủ dư luận quốc tế rất quan trọng và đòi hỏi một sự hiểu biết am tường về chính trị ngoại giao văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Phần này người viết sẽ khai thác một số kỹ thuật đấu tranh quốc tế vận và mời các bạn đang cư trú ở những quốc gia tự do dân chủ vốn hiểu được tâm lý và chính trị của bản xứ đóng góp thêm ý kiến.
Ngôn ngữ truyền thông với thế giới hiện nay là Anh ngữ vì thế các biểu ngữ nên viết bằng tiếng Anh cần phải đúng văn phạm và ý tứ, không cần cầu kỳ mà nên ngắn gọn súc tích. Địa điểm biểu tình phải có nhiều người nước ngoài để họ giúp thông tin đưa ra thế giới, như các trung tâm du lịch hay các sứ quán của các quốc gia tự do dân chủ. Biểu tình trước các Sứ quán nước ngoài cần phải chớp nhoáng theo kiểu du kích vì CSVN sẽ có nỗ lực ngăn chận, do đó không nên mang băng rôn dài cồng kềnh khó xoay xở mà hãy mang các tấm biểu ngữ cá nhân vì dù cho đội hình có tan tác thì mỗi người vẫn có thể xoay tấm biểu ngữ của mình hướng về máy truyền hình của phóng viên nước ngoài. Các tranh biếm họa và hình nộm rất dễ nhận diện trên truyền hình và được phóng viên chú ý nhiều hơn là những dòng chữ nhỏ chi chít.
Biểu ngữ cá nhân đơn giản và gọn gàng rất thích hợp cho các cuộc biểu tình du kích đánh mau rút lẹ.
Một danh sách địa chỉ email và điện thoại của các hảng thông tấn quốc tế và các tòa đại sứ và lãnh sự nước ngoài là điều kiện cần có cho công tác liên lạc quốc tế vận. Thông báo cho báo chí biết địa điểm biểu tình chỉ vừa đủ khoảng thời gian để họ chuẩn bị máy móc thâu hình và phái nhân viên ra địa điểm biểu tình, nhưng lực lượng an ninh nhà nước sẽ không chuẩn bị kịp thời đổ bộ và dàn chào. Thông báo các Sứ quán sau cùng bởi vì ban an ninh của các Sứ quán có thể phải theo thủ tục phòng vệ tòa đại sứ nên sẽ liên lạc với chính quyền địa phương để yêu cầu được bảo vệ trong trường hợp có biến động.
Đề cử người có khả năng ngoại ngữ đi kèm sát các phóng viên nước ngoài để giải thích thông dịch những nguyện vọng của đoàn biểu tình. Khi nhận được tín hiệu, ngầm thông báo các phóng viên chuẩn bị thu hình các cao điểm như đốt cờ TQ, đốt hình nộm của lãnh tụ TQ v.v.
Đốt cờ TQ dễ hơn đốt một hình nộm cồng kềnh. Cờ được tẩm xăng hay dầu lửa giấu sẵn trong bao ni lông, nếu tập luyện thuần thục thì động tác kéo cờ ra máng lên cán rồi châm lửa đốt chỉ mất 5 hay 10 giây là sẽ có được một lá cờ TQ bốc cháy trước ống kính thu hình của quốc tế.
Tác dụng biểu tình quốc tế vận trước mỗi một sứ quán nước ngoài có thể được phân tích như sau:
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ: Biểu tình và đốt cờ TQ trước Sứ quán Mỹ sẽ gây tác dụng tốt đối với quần chúng Mỹ vì hiện nay người Mỹ có đang có khuynh hướng bài Tàu. Đài truyền hình ABC dẫn đầu với các chương trình cổ xúy tinh thần quốc gia “Made in USA” để chống lại các sản phẩm “Made in China”. ABC sẽ tích cực thu những hình ảnh biểu tình chống TQ này.
Mỹ đang bao vây ảnh hưởng của TQ qua một vòng đai từ Nhật Bản xuống Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan, Úc, Miến Điện và Ấn Độ. Biểu tình chống TQ trước Sứ quán Mỹ còn nhắc nhở chính quyền và nhân dân Mỹ là nhân dân VN muốn đứng bên ngoài vòng vây của Mỹ và vô hình chung sẽ gián tiếp trở thành đồng minh với những quốc gia tự do dân chủ và sẽ nhận được sự hậu thuẫn từ những nước này trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Nếu công an VN đàn áp đoàn biểu tình trước Sứ quán Mỹ thì chính quyền VN đã tự xác nhận mình là đồng minh của TQ và tự cô lập đứng phía trong sợi dây thòng lọng của Mỹ. Sai lầm này tương tự như khi ông HCM đã lựa chọn đi theo Tàu và Liên Sô năm 1930 mà kết quả là một cuộc chiến huynh đệ đẫm máu cướp đi 4 triệu người và để lại một di sản nghèo đói, lạc hậu và chia rẽ cho đến ngày nay.
Những biểu ngữ sẽ đánh động tình cảm của người Mỹ như sau:
* Franklin Roosevelt: freedom of speech, freedom of worship, freedom from want, and freedom from fear.
* Thomas Jefferson: when the people fear the government, there is tyranny. When the government fears the people, there is liberty.
* John F. Kennedy: the best road to progress is freedom's road.
Tòa Đại Sứ Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế và là một đồng minh quân sự quan trọng nhất của Mỹ ở Á Châu và uy tín của Nhật đối cộng đồng thế giới rất cao. Các chiến hạm tối tân của Nhật do Mỹ chế tạo và Nhật sắp sửa tiếp nhận máy bay chiến đấu cơ “tàng hình” F-35 tối tân nhất thế giới. Nhật đang có nỗ lực sửa đổi hiến pháp để cho phép bộ máy chiến tranh hoạt động trở lại để đối đầu với tham vọng của TQ. Tân Thủ tướng Shinzo Abe thuộc cánh cực hữu của hệ phái bảo thủ dân tộc hứa hẹn sẽ đối phó quyết liệt với TQ trong các vụ tranh chấp biển đảo.
Biểu tình chống TQ trước Sứ quán Nhật sẽ tạo phản ứng cực đoan từ TQ nhưng là một sự lựa chọn can đảm để đứng cùng hàng ngũ với những quốc gia đồng minh. Công tác quốc tế vận hiện nay rất thuận lợi vì chính phủ và nhân dân Nhật sẽ dành nhiều thiện cảm cho cuộc đấu tranh của người Việt chống lại tham vọng bá quyền của TQ. Tuy nhiên cần phải thận trọng vì các Thủ tướng Nhật thường chỉ nắm quyền hành chỉ một hai năm là từ chức.
Tòa Đại Sứ của những quốc gia trong khối ASEAN: Phi Luật Tân là đồng minh của Mỹ và đồng cảnh ngộ với VN trong vấn đề biển đảo bị TQ lấn chiếm. Phi không có khả năng giúp VN nhiều như Mỹ và Nhật nhưng thắt chặt mối quan hệ với Phi để đứng ngoài vòng vây của Mỹ là điều nên làm.
Hình ảnh đốt cờ là biểu tượng đấu tranh quyết liệt nhất sẽ gây chú ý nhiều người.
Các phóng viên báo chí thích quay và chụp hình cảnh này.
Đốt hình nộm không mạnh mẽ xúc phạm bằng đốt cờ, hình nộm lại khó thực hiện
hơn lá cờ đã được tẩm xăng dấu trong bọc ni lông mang trong người.
C. Kết quả:
Kết quả quốc tế vận có thể giúp hình thành những chính sách đối ngoại từ những cường quốc có uy tín trong lãnh vực dân chủ và nhân quyền tạo thuận lợi cho sứ mạng cứu nước và dựng nước. Một số thành quả quốc tế vận của biểu tình có thể ghi lại dưới đây.
Tại Tiệp Khắc (Czéchlovakia) trong cuộc cách mạng Nhung mùa Thu 1989, trong đoàn người biểu tình lật đổ chế độ bù nhìn của CS Sô Viết có những sinh viên Việt Nam âm thầm xuống đường bên cạnh những người bạn Tiệp. Sau khi chế độ CS sụp đổ những người đấu tranh Tiệp vẫn còn nhớ tới những người bạn đồng hành Việt Nam nên tìm cách giúp đỡ để dấy lên một phong trào đấu tranh tương tự trong hàng ngũ SVVN ở Đông Âu. Người ta vẫn còn nhớ nhà thơ đấu tranh nổi tiếng Jachym Topol một thành viên của phong trào Hiến chương Charter 77, tổ chức đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ CS ở Tiệp, đã vận động tờ báo đấu tranh Respek cho mượn trụ sở để SVVN ở Đông Âu gặp gỡ hội họp và thành hình tờ báo chìm đối lập Samizdat đầu tiên có tên là Diễn Đàn.
Tháng 8 năm 1991 khi phe bảo thủ CS Liên Sô dùng xe tăng T-72 bao vây các cơ quan nhà nước để lật đổ chính quyền Mikhail Gorbachev, ông Boris Yeltsin lãnh đạo của phe dân chủ đã phản công lại bằng những cuộc biểu tình của quần chúng đêm ngày khiến các binh sĩ thiết giáp xuôi lòng đi theo và chĩa ngược các nòng súng đại bác ra để bảo vệ các cơ quan. Hình ảnh xe tăng vây quanh bảo vệ tòa nhà Trắng Quốc Hội Nga là biểu tượng bạo lực của CS chuyên chính đã sụp đổ trước sức mạnh của quần chúng. Trong cuộc giằng co giữa vũ khí hiện đại và bàn tay không, những người biểu tình can đảm trực diện với thiết giáp, có những người nhảy lên trên pháo tháp và bị bắn chết, đã là niềm hãnh diện vô biên của những người Nga yêu tự do.
Phía sau những chướng ngại vật bảo vệ tòa Nhà Trắng Quốc Hội là các đội thanh niên bảo vệ do quần chúng Nga tự tổ chức. Trong những toán bảo vệ này có những sinh viên VN đã xả thân để bảo vệ cho nền tự do vừa mới chớm nở từ chiếc nôi XHCN CS này rồi tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự do dân chủ về VN. Đài BBC chương trình của Đỗ Văn và nhiều tờ báo quốc tế đã nhắc nhở đến các hoạt động bí mật của SVVN ở Nga trong nhiều năm. Đây là những vết son đã đi vào lịch sử đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt.
Một người Tiệp đơn độc biểu tình trước họng súng đại bác
của chiến xa Liên Xô mùa xuân năm 1968 ở thủ đô Prague.
Thanh niên thiếu nữ Tiệp can đảm vây chặc xe tăng
xâm lược Liên Xô trên đường phố Prague năm 1968.
Trong biển người biểu tình ở công trường Wenceslas của cuộc cách mạng nhung
tháng 12 năm 1989 ở Tiệp Khắc có một số sinh viên VN
tiếp tay tham gia lật đổ chế độ CS Tiệp và chế độ bảo hộ của Liên Sô.
Cuộc đảo chánh vũ trang của phe CS vào tháng 8 năm 1991 đã thất bại vì bạo lực
đã không thắng nổi sức mạnh của quần chúng. Nhân dân Nga đã đứng lên lật đổ
CS và xóa bỏ Liên Bang Sô Viết. Trong cuộc nổi dậy này một số sinh viên
VN đã dấn thân tranh đấu bên cạnh nhân dân Nga vì lý tưởng tự do.
Một bà mẹ Nga thuộc phe dân chủ (Yelsin) nâng cao
lá cờ Tam Tài biểu tượng của niềm tự hào dân tộc Nga
đã dành lại được tự do từ lá cờ máu búa liềm vô nhân.
Sinh viên VN cùng với thanh niên Nga lập phòng tuyến bảo vệ
tòa nhà trắng chống lại chiến xa T- 72 của quân đội đảo chánh CS Sô Viết.
Sức mạnh của một con tim làm đoàn chiến xa phải ngừng lại ở Thiên An Môn.
Hình ảnh này làm cả thế giới rơi nước mắt cảm phục.
Nguon:Danlambao
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét