8h30 PM, vẫn còn rất nhiều cá, nếu không bán hết, chị Huyền sẽ phải mang về nhà làm mắm bán gỡ vốn. (HÌNH LĐV)
Trong thời đại công nghệ, mọi thứ đều được kĩ nghề hóa, nghề bán cá, ngồi cắt từng lát cá, vọc từng cái mang cá, ủ muối giữ cá khỏi ươn, ngồi suốt ngày, vừa lo cá hỏng vừa trông có người đến mua cá… nhưng thu nhập thì lại bấp bênh, bữa được bữa mất. Nghề bán cá trở thành cái nghề cùng khổ của thời bây giờ.
Bà Thu, ngồi bán cá ở chợ Bao Vinh, Huế đã được hai mươi năm nay, cho biết: “Cô bán cá ở đây từ lúc thằng con đầu mới sinh, giờ nó đã hai mươi tuổi, trước đây kinh tế khó khăn, nhưng nghề buôn cá dễ kiếm lãi hơn bây giờ. Bây giờ, cá ngon người ta cho xuất khẩu, bán cho Trung Quốc hết rồi, dân mình chỉ ăn ba loại cá lẻ, cá dở…”
Bây giờ, cá ngon người ta cho xuất khẩu, bán cho Trung Quốc hết rồi, dân mình chỉ ăn ba loại cá lẻ, cá dở - Bà Thu
Trước đây, mỗi ngày cô kiếm được đủ đi chợ nuôi cả nhà, bây giờ, mỗi ngày kiếm chưa tới năm chục ngàn đồng, đóng thuế chợ hết ba ngàn đồng, còn lại bốn chục, bốn mấy ngàn đồng, chẳng biết làm chi! Sáng cô thức dậy lúc ba giờ sáng, ra bến cá mua cá, sau đó chở đi gần mười cây số, lên đây ngồi bán. Ở đây có tất cả mười một người bán cá, chưa có ai mua nổi xe máy”.
Cùng làm nghề buôn cá nhiều năm như bà Thu, bà Nguyệt, ngồi bán cá ở chợ Quảng Huế, Đại Lộc, Quảng Nam cho biết: “Người dân ở khu vực này nghèo, có nhiều người đi chợ một ngày không quá hai mươi ngàn đồng, trong đó vừa mua rau, dầu, cá, thịt. Có người phải mua nợ năm ngàn đồng cá, mình đã khó mà thấy họ vậy cũng phải bán chịu, khổ lắm!”.
“Mỗi ngày cô kiếm được từ hai chục đến bảy chục ngàn đồng tiền lãi, bữa nào trúng mánh thì kiếm được từ bốn chục đến bảy chục ngàn đồng, ế thì kiếm được hai chục đến ba chục ngàn đồng. Phải dậy sớm lúc 5 giờ sáng để mua cá giá sỉ, sau đó ngồi bán thẳng tới chiều, nếu chiều không bán xong thì ngồi tới 9 giờ tối. Nếu vẫn bán không hết thì tối đó phải về thức mà muối thành mắm, nếu không làm vậy sẽ lỗ vốn”.
Bây giờ, cá ngon người ta cho xuất khẩu, bán cho Trung Quốc hết rồi, dân mình chỉ ăn ba loại cá lẻ, cá dở - Bà Thu
Trước đây, mỗi ngày cô kiếm được đủ đi chợ nuôi cả nhà, bây giờ, mỗi ngày kiếm chưa tới năm chục ngàn đồng, đóng thuế chợ hết ba ngàn đồng, còn lại bốn chục, bốn mấy ngàn đồng, chẳng biết làm chi! Sáng cô thức dậy lúc ba giờ sáng, ra bến cá mua cá, sau đó chở đi gần mười cây số, lên đây ngồi bán. Ở đây có tất cả mười một người bán cá, chưa có ai mua nổi xe máy”.
Cùng làm nghề buôn cá nhiều năm như bà Thu, bà Nguyệt, ngồi bán cá ở chợ Quảng Huế, Đại Lộc, Quảng Nam cho biết: “Người dân ở khu vực này nghèo, có nhiều người đi chợ một ngày không quá hai mươi ngàn đồng, trong đó vừa mua rau, dầu, cá, thịt. Có người phải mua nợ năm ngàn đồng cá, mình đã khó mà thấy họ vậy cũng phải bán chịu, khổ lắm!”.
“Mỗi ngày cô kiếm được từ hai chục đến bảy chục ngàn đồng tiền lãi, bữa nào trúng mánh thì kiếm được từ bốn chục đến bảy chục ngàn đồng, ế thì kiếm được hai chục đến ba chục ngàn đồng. Phải dậy sớm lúc 5 giờ sáng để mua cá giá sỉ, sau đó ngồi bán thẳng tới chiều, nếu chiều không bán xong thì ngồi tới 9 giờ tối. Nếu vẫn bán không hết thì tối đó phải về thức mà muối thành mắm, nếu không làm vậy sẽ lỗ vốn”.
“Ở đây có chừng hai chục người mua bán cá, trong đó nghỉ hết ba người vì sức khỏe, không thể thức khuya dậy sớm, còn lại chừng mười người mua bán không thường xuyên, chỉ có cô và mấy người ngồi đây là ngày mưa cũng như ngày nắng, vì nếu nghỉ một bữa sẽ mất bạn hàng, nghỉ vài bữa sẽ sợ mệt, chỉ cần lười một chút, sáng dậy sẽ thấy mỏi nhừ và bỏ nghề, nghề này cực lắm, mệt chừng nào cũng phải ráng!”.Chợ đầu mối
Chúng tôi theo theo chân những người bán cá đi đến khu chợ đầu mối, gần bến cá Thuận An, Huế, lúc này, chỉ mới 3h sáng, đã có rất nhiều người đàn bà vừa ngáp ngủ vừa hút thuốc lá ngồi đợi tàu về. 3h20, tàu cá về, họ bắt đầu uể oải rời chỗ ngồi, ra đứng sát mép nước chờ. Tàu lừ lừ vào bờ, những người trên tàu khiêng những giỏ đựng cá lên bờ. Những giỏ cá lớn được xếp riêng sang một góc. Những giỏ cá lộn xộn được các bà hàng cá xúm vào lựa lấy lựa để. Đến 4h30, các bà hàng cá thanh toán tiền, vội vã chở cá đi…
Sau một ngày ngồi với cái gió, cái lạnh, đến 8h tối, vẫn còn nhiều người ngồi chờ khách hàng ghé qua để mời mọc. Những chiếc mẹt đựng cá vẫn còn lưng nửa. Như vậy cũng có nghĩa là hôm đó những người phải về nhà thức cả đêm để muối cá làm mắm.
Ngồi buồn thiu trước một mớ cá lưng mẹt, bà Hạ, bán cá ở chợ Thuận An đã ba mươi năm nay, buồn rầu: “Kiểu này thì tối nay phải nhờ đứa con gái nó thức làm mắm với mình để mai mốt bán, chứ mình già rồi, làm một mình không xuể. Cũng tội cho con bé, nó ban ngày vất vả đi làm công nhân, tối về lại phụ với mẹ. Mà không biết tối nay nó có làm ca đêm không nữa đây?”.
Hú hồn, giờ mới bán xong, về làm một giấc cho đỡ mỏi! (HÌNH LĐV)
“Ngày hôm nay bán từ sáng tới tối, kiếm được có ba chục ngàn đồng, ước gì mình bớt nghèo khỏi phải lo buôn bán thức khuya dậy sớm, ngủ một giấc cho thật đã, thôi kệ, nghèo thì đành chịu vậy!”.Ngày hôm nay bán từ sáng tới tối, kiếm được có ba chục ngàn đồng, ước gì mình bớt nghèo khỏi phải lo buôn bán thức khuya dậy sớm, ngủ một giấc cho thật đã - bà HạCuộc đời của những người bán cá luôn gắn với bến sông, chợ khuya, thu nhập bấp bênh, đời sống nghèo khổ, tương lai bất định, u ám…
GHI CHÚ: Lao Động Việt là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước, gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt NamHồng Hạc (Thành viên Lao Động Việt - 02/02/2013 chao@laodongViet.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét