Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Chế độ nó như vậy thì con người và thị hiếu, cảm súc ở đó nó phải như vậy. Chúng ta không thể đòi hỏi nó giống như chúng ta được.

Đào Công Khải

                                          ca nhac1 

Một nguyên lý căn bản trong cuộc sống là những nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau sinh ra những hậu quả như nhau… Nhạc VN hiện nay nó là kết tinh ngẫu nhiên của một thời đại, một xã hội, một chế độ; nó phải như vậy và chỉ như vậy. Muốn phê bình nó, những người nghe nó họ có quyền phê bình, và thực sự khán thính giả ở VN ngày nay họ yêu thích nhạc VN hiện nay lắm chứ. Họ ngưỡng mộ và kiêu hãnh cái cung cách và nội dung âm nhạc hiện tại trong xã hội của họ, không chỉ riêng khán thính giả trong nước, và ngay cả người tị nạn VN ở hải ngoại cũng có nhiều người suy nghĩ tương tự và say mê cái “nghệ thuật” đó. Chế độ đó, nó phải sản sinh ra những giai điệu, ca từ, ngôn ngữ và cách biểu lộ tư tưởng như vậy. Và những người trong đó và chung quanh đó đều cảm thấy thích thú, đam mê và hài lòng với những cái có đó của mình. Hồi xưa thời chiến tranh, những người dân trong chế độ đó họ cũng chỉ biết mê nhạc đỏ, nhạc cách mạng của VC thôi. Giờ đây những lớp người sau của chế độ đó họ cảm thấy họ “đổi mới”, văn minh, tiến bộ hơn thế hệ VC Hồ Chí Minh cũ và họ hài lòng với loại nhạc vàng sậm của họ ngày nay, loại nhạc mà chế độ họ chê bai là đồi truỵ, uỷ mị trước đây. Xã hội, chế độ nó như vậy thì con người và thị hiếu, cảm súc ở đó nó phải như vậy. Chúng ta không thể đòi hỏi nó giống như chúng ta được.

Âm nhạc tiền chiến VN, dưới thời Pháp thuộc, nó được kiểm chứng cả qua văn chương và thi ca tiền chiến; chứng tỏ thời Pháp thuộc người VN có nhiều hạnh phúc và tự do hơn thời “độc lập” dưới chế độ VC ngày nay. Từ mê nhạc, yêu văn chương VN, tôi đã tiến xa hơn đến yêu cả chế độ Thực Dân Pháp. Chúng ta thử kiểm tra lại coi, trong suốt “4000 năm văn hiến”, có thời kỳ nào văn chương và âm nhạc VN rực rỡ bằng thời gian Pháp thuộc hay không? Cộng toàn bộ 4000 năm văn hiến trước đó lại, kho tàng văn hoá VN không đáng so sánh với một góc của văn chương, âm nhạc VN dưới thời cai trị của Pháp.

Sự thực đó, dù muốn dù không, người VN cũng thấy ngưỡng mộ chế độ Thực Dân. Dù không dám nói ra sự thực, dù vẫn bô bô nguyền rủa chế độ thực dân, nhưng trong thâm tâm ai cũng hiểu, nhờ chế độ thực dân mà người VN được khai hoá…!!!!!! Đó là sự thật và nó đã đi qua rồi, không sửa lại được nữa, ai có chối cãi thì cũng cố để an ủi lòng tự ái của mình thôi. Nhiều sự thật nữa trong lịch sử và quá khứ VN còn chua chát hơn như thế nhiều. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đó, chống Mỹ như thế; hàng triệu thanh niên VN phải học tập tấm gương chống Mỹ như thế, nhưng hôm nay những tư tưởng chống Mỹ đó của lớp VC thế hệ Hồ Chí Minh đó ngang nhiên bị chính chính quyền VC phản bội. Cái đó thì có lẽ những bộ đội Trường Sơn VC không cảm thấy tự ái, nhưng sự thực khai hoá người VN và văn hoá VN nhờ Thực Dân Pháp thì nó làm rất nhiều người VN tự ái.


Từ nền tảng chế độ VC nó như thế thì nó chỉ có khả năng tạo nên một nền văn hoá, âm nhạc như thế. Ngay cả ở Mỹ, tôi cũng từng tham gia các chương trình Karaoke của đám trẻ còn nghe nhạc VN ở đây, hầu hết họ cũng hát những bài được sáng tác hoặc dịch từ VN đưa vào karaoke đem qua. Họ có khuyên tôi phải hội nhập và làm quen với loại nhạc mới (bên VN) của họ để… có thể tiếp cận và khỏi bị đào thải. Sự thật lời ca cộc cằn, bộc trực của loại nhạc này khiến nó quá sến, giai điệu thì cứ ré lên và dồn dập hát không kịp… tôi xin “bị đào thải” vì không có cảm xúc gì khi nghe hoặc hát loại nhạc đó. Quả thật thanh niên trẻ bên VN hôm nay giầu cảm xúc thiệt.


Dù sao tôi cũng thông cảm với họ, nhiều bản nhạc hay thời VNCH trước 75, cho tới bây giờ tôi mới nghe được, có những bản nghe hay nhưng tới giờ này tôi mới hiểu rõ ý nghĩa, có những bản nghe rất hay và rất mê nhưng có lẽ tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Hồi nhỏ, hồi teenager, tôi cũng như những bạn trẻ bên VN hôm nay thôi. Có một số nhạc tiền chiến và nhạc thính phòng tôi thích; nhưng đa số và những bài tình ca tôi tiếp nhận và nghêu ngao hát đầu tiên đều là nhạc sến. Nhạc sến nó bành trướng mạnh cả thời VNCH là vì nó đơn giản, bộc trực, dễ hiểu nên những người không trí thức dễ tiếp nhận. Giai điêu của nó cũng không phức tạp, không quá Tây phương, lại gần gũi với dân ca nên dân miền quê đa số chỉ biết đến những bản nhạc sến. Nhạc đỏ VC cũng phải có 2 loại, nhạc của giới ăn học và giới cán bộ bần cố nông khác biệt nhau. “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn…”, hoặc “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” đó là nhạc sến. Nhưng “Tình Ca” của Hoàng Việt, hay “Du Kích Sông Thao”, “Sông Lô” của Văn Cao… là nhạc thính phòng có tính chất nghệ thuật cao. Chính tôi cũng rất thích những bài hát đó, mặc dù không thích nội dung và ý nghĩa của nó vì nó sáng tác với mục đích tuyên truyền. Rất tiếc là giòng nhạc thính phòng đó của VC ngày nay đã chấm dứt, lý do vì thời cuộc đã làm họ hết chất liệu sáng tác. Trái lại giòng nhạc sến kia lúc đầu thì nội dung cũ vẫn tiếp tục dùng để tuyên truyền, từ từ nó bị đồng hoá bởi nội dung nhạc sến thời VNCH và bổ xung thêm nhiều hơn nhạc rock, rap, của Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan tạo nên nền âm nhạc man rợ như ở VN hiện nay. Khi người ta được sinh ra và lớn lên trong khung cảnh xã hội đã đặt sẵn như vậy, họ được uốn nắn và say mê với khung cảnh đó; muốn thay đổi họ phải có cơ hội, phải kinh nghiệm và trưởng thành về nghệ thuật.


Hồi 15 tuổi, khi mới tập nghe những bản tình ca thời VNCH, tôi cũng chỉ biết nghe những nhạc sến. Chỉ đến khi tôi đi cắm trại nhiều, được tiếp xúc với những người học trên đại học, tôi mới tập tẹ nghe những bài sâu lắng hơn của Phạm Duy, rồi sau đó mới biết say mê nhạc của Lê Uyên Phương, rồi tới Cung Tiến, rồi mới tập nghe những bài classical của Tây Phương do Phạm Duy dịch ra lời VN. Cuối cùng tôi mới nghe nổi nhạc của Từ Công Phụng. Kinh nghiệm của tôi, những nhạc khó hiểu và khó nghe, khi nghe được mới thấy thấm thía cái hay của nó. Kể cả ca sĩ cũng vậy, những ca sĩ sến thì hồi nhỏ tôi thích nghe đầu tiên. Có điều nhạc tiền chiến nó vừa nặng tính nghệ thuật mà nội dung lại gần gũi với người nghe hơn cả. Đó chính là cái hay của tâm hồn người VN dưới thời Thực Dân Pháp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét